Cạn kiệt ý tưởng, thiết kế đi lệch hướng,... vô vàn những trường hợp éo le mà desginer thường xuyên gặp phải. Desginer tận dụng công cụ moodboard là gì như thế nào để giải quyết những tình huống trên?

Để trở thành một designer tài năng, chuyên nghiệp, bên cạnh những phần mềm và tool mà bạn bắt buộc phải biết để có thể hoàn thành công việc của mình thì bạn sẽ phải trang bị thêm một vài từ ngữ chuyên môn phổ biến. Nếu bạn là một “gà mờ” trong ngành thiết kế đồ họa, chắc chưa biết đến khái niệm moodboard là gì? Tuy nhiên khái niệm này được dùng rộng rãi trong ngành này, vì vậy bạn cần biết đến tác dụng của nó. 

I. Moodboard là gì?

Về định nghĩa trong ngành thiết kế đồ họa thì Moodboard được biết đến như một bảng tâm trạng dưới dạng kỹ thuật số hay tài liệu là sản phẩm của sự kết hợp giữa hình ảnh, kết cấu khác nhau, nhằm giúp người dùng tạo được nội dung ý tưởng và concept thiết kế hoàn chỉnh. Hiểu theo cách đơn giản thì Moodboard là một bảng gồm nhiều hình ảnh được trình bày về một dự án để truyền tải ý tưởng của designer. 

1

Moodboard là gì?

Bạn đã hiểu được Moodboard là gì? Khác với nhiều công cụ khác, Moodboard giúp người dùng tập trung vào việc làm sáng tỏ cảm xúc, tâm trạng của người dùng trước sản phẩm thay vì chỉ chú tâm vào trình bày chi tiết một loạt hình ảnh của dự án hay sản phẩm. Điều này giúp sự giao tiếp giữa khách hàng với người sáng tạo, nhà thiết kế có thể sáng tạo ý tưởng của mình mà người khác cũng có thể hiểu được. 

Trên thực tế, Moodboard là gì được trình bày theo nhiều cách khác nhau bằng nhiều công cụ khác nhau. Tuy nhiên, dù được trình bày dưới dạng như thế nào thì mục đích của Moodboard layout cũng nhằm phục vụ và hỗ trợ designer có thể thể hiện ý tưởng của mình một cách hoàn chỉnh nhất. Để sản phẩm cuối cùng không đi lệch với những dự định và ý tưởng ban đầu, thì Moodboard chính là một công cụ định hình đường đi cho nhà thiết kế trong một dự án. 

II. Cách hoàn thiện moodboard trong thiết kế  

Từ khái niệm Moodboard là gì trong thiết kế, bạn thắc mắc cách để tạo ra được một Moodboard trong thiết kế như thế nào? Có thể nói, khi bạn theo học những ngành nghề liên quan đến thiết kế, bạn sẽ được hướng dẫn cách tạo ra Moodboard và nó cũng rất đơn giản:

1. Tham khảo những bộ sưu tập sẵn có

Mục đích của việc sử dụng Moodboard là gì? Trong công việc thiết kế, Moodboard được dùng để hỗ trợ designer tăng nguồn cảm hứng, nâng cao ý tưởng thiết kế, việc tham khảo những bộ sưu tập sẵn có cũng là một phần công việc của các Designer. Để tìm được concept mà bản thân ứng ý nhất và tràn đầy cảm hứng nhất, designer tìm đến những nguồn tài nguyên có sẵn trên mạng như Behance, Pinterest, Dribble,... Từ những sản phẩm có sẵn, designer có thể tham khảo và phát triển ý tưởng của bạn thân. Tuy nhiên, việc tham khảo chỉ nên mang tính chất tham khảo và nên tránh tình trạng copy hoàn toàn. Điều này không những đánh mất cảm xúc cho người xem mà còn đánh mất giá trị của sản phẩm cũng như dự án. Không những vậy, đây cũng là một hành vi ăn cắp chất xám điển hình mà nhiều người không quan tâm. 

2

Tham khảo những bộ sưu tập moodboardsẵn có

2. Sử dụng bảng mẫu 

Nếu hiểu về Moodboard là gì, bạn sẽ thấy về bản chất thì Moodboard khá giống với wireframe và prototype - những công cụ được dùng để hướng đến mục đích hiển thị cấu trúc và phân cấp hình ảnh của mẫu sản phẩm. Tuy nhiên, có một sự khác biệt là Moodboard tập trung vào cảm xúc còn 2 công cụ kia tập trung vào các yếu tố mang tính chi tiết. 

Thông qua Moodboard, designer có thể thể hiện tính cảm xúc dựa vào hình ảnh minh họa và bố cục trình bày của sản phẩm. Và điều này cũng được đề cập nhiều trong những bảng mẫu cụ thể. Vì vậy mà trước khi thiết kế một sản phẩm Moodboard template, nhà thiết kế sẽ tham khảo thêm nhiều bảng mẫu khác để có ý tưởng hoàn hảo nhất. 

Xem thêm: Interior design là gì? Kỹ năng cần có để trở thành một Interior design tài ba

3. Cắt ghép tự do 

Khi thiết kế Moodboard layout, designer thường sử dụng những hình ảnh có độ phân giải cao như một nguồn tài nguyên quý giá. Điều quan trọng là những hình này hoàn toàn miễn phí và có thể thể hiện cảm xúc, tâm trạng trên từng bức ảnh. Bên cạnh đó, không chỉ hình ảnh mà để tạo ra được một Moodboard layout, designer cần kết hợp thêm font chữ, màu sắc để thể hiện đúng nhất cảm xúc thông qua các bộ sưu tập mang tính cắt ghép tự do này. Tuy nhiên, hình thức này cũng tạo ra một rủi ro liên quan đến thị hiếu của người dùng, bởi nhiều người không thích thú với việc ghép ảnh miễn phí lại được dùng để làm ý tưởng cho những dự án trong tương lai. 

III. Moodbard quan trọng như thế nào với UX/UI desginer? 

Hiện nay, có nhiều nhận định cho rằng việc sử dụng wireframe và prototyping với mục đích mô tả là một trong các giai đoạn thiết yếu trong quy trình thiết kế, trong khi Moodboard lại ít được đề cập. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng Moodboard góp một phần không nhỏ trong quá trình sáng tạo. 

1. Tiết kiệm nguồn lực và thời gian

Ưu điểm đầu tiên và cũng là lớn nhất của Moodboard là nó không đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn thành. Bạn chỉ cần mất một vài giờ, hay ít hơn để tạo ra một bằng hướng dẫn trực quan nhằm trình bày ý tưởng cho khách hàng. Nếu thiết kế Moodboard layout phục vụ mục đích thiết kế website hay xây dựng thương hiệu thì có thể dễ dàng chỉnh sửa để tiết kiệm được thời gian. 

3

Moodbard quan trọng như thế nào với UX/UI desginer

Guideline là một nền tảng giúp chúng ta nhìn tổng quan được công việc thiết kế, từ đó chuyển tiếp giai đoạn dễ dàng hơn. Không những vậy, các nhà thiết kế cũng không cần tốn nhiều công sức để tạo ra một bảng trình bày quá chi tiết nếu khách hàng không hài lòng với kết quả và yêu cầu đổi ý tưởng mới. 

2. Để tìm cảm hứng

Làm việc liên quan đến lĩnh vực sáng tạo, có một quan điểm rằng “có hứng mới làm được” nên tùy thời gian mà họ mới hoàn thành một dự án. Tuy nhiên, phải làm sao khi khách hàng hối deadline mà bạn vẫn chưa có hứng sáng tạo? Công việc sáng tạo sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nếu như người sáng tạo được truyền cảm hứng. Moodboard layout chính là một cách tốt để designer tìm ý tưởng và khơi dậy thêm niềm hứng khởi. Hình ảnh minh họa đẹp, đúng tâm trạng và phong cách là một nguồn cảm hứng tuyệt vời. 

Không chỉ được trình bày trên digital hay giấy, bạn hoàn toàn có thể tạo một Moodboard từ chất liệu khác thông qua những đồ vật xung quanh. Nghệ thuật thủ công luôn được tìn tưởng là có thể mang đến tác động mạnh mẽ đến tư duy sáng tạo. 

3. Để tìm một bảng màu phù hợp

Là một UI/UX designer, không chỉ hình ảnh minh họa mà màu sắc tổng thế cũng giúp cho bố cục hoàn hảo hơn và thống nhất hơn. Bằng cách pha trộn nhiều hình ảnh với nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một Moodboard layout, designer có thể thử nghiệm bảng màu mới ngay cả khi các thành phần UI chưa sẵn sàng. 

4. Giao tiếp hiệu quả với khách hàng

Khi một sản phẩm đang được thực hiện ở giai đoạn tìm kiếm ý tưởng thì rất khó để khách hàng có thể hiểu được tư của của nhà thiết kế trong lúc thảo luận. Ví dụ như phong cách khác nhau cũng có thể gây ra tranh cãi. Đây chính là lúc mà công dụng của Moodboard là gì phát huy tài năng của nó như một tài liệu tham khảo trực quan. Khách hàng có thể không làm việc trong ngành nghề liên quan đến sáng tạo nên họ không thể hiểu hết những từ ngữ cũng như chuyên môn của designer, vì vậy mà Moodboard layout sẽ là một bảng đơn giản thể hiện được toàn bộ ý tưởng của nhà thiết kế. 

4

Moopdboard giúp giao tiếp hiệu quả với khách hàng

Designer thường khó thảo luận với khách hàng của mình vì ý tưởng của bản thân họ với khách hàng không giống nhau, điều họ tin tưởng là tốt nhất cho thiết kế lại không phải điều khách hàng mong muốn. Vì vậy, nhiều cuộc thảo luận không có điểm chung. Tuy nhiên, là một designer chuyên nghiệp, không ai muốn điều này xảy ra vì mục đích cuối cùng của cả hai đều hướng đến một sản phẩm hoàn thiện nhất. Vì vậy mà nếu tận dụng  template, designer có thể thông qua hình ảnh và màu sắc để thuyết phục khách hàng. 

5. Giao tiếp thông qua hình ảnh thay vì lời nói

Làm việc trong ngành thiết kế đồ họa thì hình ảnh là mấu chốt của vấn đề. Bất kỳ đoạn văn bản báo cáo có dài thế nào cũng không thể giải thích được kết những kế hoạch cũng như ý tưởng của bản tốt bằng một bảng Moodboard layout. Từ ngữ có thể thất bại trong việc định hình một bức tranh trong suy nghĩ của khách hàng, nhưng bảng Moodboard template là một hướng dẫn hữu ích giúp khách hàng tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết ý tưởng của bạn.

Minh họa ý tưởng ở giai đoạn đầu vô cùng quan trọng vì nó giúp khách hàng thấy được những gì bạn đang muốn thể hiện và đang lên kế hoạch, sản phẩm trong tương lai của họ được định hình như thế nào. Sẽ tốt hơn nếu như khách hàng thấy được thành phẩm thông qua Moodboard là gì, điều này giúp designer tránh những rủi ro về định hình sản phẩm. 

6. Để tìm phong cách cho thiết kế

Trong một nhóm sáng tạo nhận yêu cầu thiết kế từ những khách hàng chưa định hình được phong cách thiết kế thì nhiệm vụ này được đặt lên vai người thiết kế. Để lên được một ý tưởng hoàn chỉnh về phong cách, chúng ta không cần xây dựng một prototype chi tiết, chỉ với một Moodboard layout với kết cấu, hình minh họa, font chữ và hòa trộn màu sắc là có thể phục vụ khách hàng. Bạn không cần dành thời gian để thay đổi từng prototype. 

5

Tìm phong cách thiết kế

Có nhiều phong cách thiết kế khác nhau phù hợp với mỗi ngành nghề, vì vậy,  layout không chỉ hỗ trợ designer về hình ảnh hay màu sắc mà họ còn xác định phong cách thiết kế cho sản phẩm khi tạo Moodboard template. Từ đó, khách hàng dễ dàng hình dung được phong cách thiết kế chính, màu sắc chủ đạo, hình ảnh tương quan, hình ảnh của sản phẩm cuối cùng cũng dần dần hiện ra. 

Xem thêm: Retro là gì? Phong cách Retro có đặc điểm gì lại thu hút giới trẻ đến vậy?

7. Hỗ trợ khách hàng cùng tham gia vào quy trình

Một trong những cách giúp lấy lòng tin của khách hàng là để họ cảm thấy họ cũng là một phần của dự án. vì vậy, ở giai đoạn này, nếu muốn, hãy đưa khách hàng tham gia vào việc lựa chọn phong cách cũng như style thiết kế thông qua Moodboard template. Moodboard là một kỹ thuật dễ dàng có thể được thực hiện dù bạn không phải là một designer. Khách hàng có thể đề xuất tạo ra những tấm ảnh cắt ghép, hay đưa ra những Moodboard template mà họ đã tham khảo. Bằng cách này, designer cũng có thể dễ dàng hiểu được sử thích hay thị hiếu của khách hàng thay vì đi tìm không định hình. 

IV. Một số ví dụ về moodboard là gì theo ngành nghề

Moodboard Fashion là nơi mà các nhà thiết kế thể hiện màu sắc chủ đạo, phong cách thời trang chỉnh đi kèm những hình ảnh liên quan bổ trợ để gia tăng cảm xúc cũng như truyền cảm hứng cho chính họ trong hoạt động thiết kế.

6

Fashion Moodboard 

Moodboard Interior thể hiện cho khách hàng tone màu chủ đạo của căn phòng và những đồ nội thất trong phòng nhằm tạo ra một không gian đồng bộ về mặt màu sắc, gia tăng cảm xúc và tạo cảm giác cho khách hàng. 

7

Moodboard Interior

Moadboard Restaurant giúp khách hàng nhìn nhận được tổng quan không gian nhà hàng với bố cục thiết kế, màu sắc chủ đạo theo từng khu vực, đồng bộ trong toàn thể không gian. 

7

Moadboard Restaurant 

V. Thao tác tạo moodboard thời trang đơn giản cho người không chuyên

Graphic designer có thể tạo ra những Moodboard layout dựa  trên sự kết hợp màu sắc và từ đó nảy ra những ý tưởng về một chủ đề đặc biệt. Có thể thấy, hiện nay thời trang là một lĩnh vực thu hút nguồn nhân lực đông đảo, đồng thời thì stylist hay thiết kế thời trang là những công việc được yêu thích. Để làm tốt nhiệm vụ của một designer cho một thương hiệu thời trang hay đại diện cho một KOL, bạn cần quan tâm đến cách trình bày ý tưởng cho clients của mình hình và tự truyền cảm hứng cho bản thân. Trong ngành hàng thời trang, có thể thấy những ý tưởng mới chính là làn gió mới giúp phát triển công việc của bạn. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo một vài cách sau:

Lựa chọn một tạp chí thời trang thịnh hành, sau đó chọn lọc và cắt ra những hình ảnh bắt mắt và ưng ý nhất. Nếu bạn để ý kỹ thì tạp chí thời trang chính là một tài liệu mang lại cảm xúc mạnh mẽ cho con người. Vì vậy, hãy chọn và cắt ra những góc ảnh đẹp nhất. 

9

Thao tác tạo moodboard thời trang đơn giản

Sau khi lọc ảnh, bạn có thể phân loại thành 2 phần tương đương với hai thành phần quan trọng nhất trong Moodboard là gì - màu sắc và cảm xúc. Ví dụ như sắc xanh của cây lá khiến bạn liên tưởng đến mùa xuân, màu vàng của váy khiến bạn nghĩ đến khoảnh khắc mùa thu. Những suy nghĩ trên vô cùng quan trọng. 

Sau khi đã có được sự phân loại hình ảnh, bạn có thể đặt những hình ảnh này lên bảng và tiến hành di chuyển cũng như sắp xếp một bố cục cân xứng với màu sắc hài hòa nhất. Khi bạn đã hài lòng thì có thể dùng keo để cố định lại những hình ảnh này. Vậy là một Moodboard template ngành hàng thời trang đã được hoàn thiện với một designer không chuyên.  

VI.   Kết luận

Có thể thấy được công dụng quan trọng của việc sử dụng Moodboard là gì trong tư duy sáng tạo. Dù có làm việc trong ngành thiết kế hay không thì Moodboard layout cũng có thể trở thành người bạn hỗ trợ hồi phục cảm xúc thông qua hình ảnh và màu sắc. Có một điều không thể phủ nhận là ai cũng yêu cái đẹp, vậy Moodboard template sẽ không làm bạn thất vọng.