Ngành chế biến thực phẩm, cơ hội hay thách thức? Bạn cần gì để theo đuổi ngành chế biến thực phẩm? Những thông tin quan trọng được đúc kết trong bài viết này để giúp bạn hiểu hơn về ngành.

Trước đây, trong thời kỳ phong kiến, con người chỉ cần đủ ăn, đủ mặc có khi chẳng quan tâm đến hôm nay mình có được ăn no hay không. Tuy nhiên, khi thời đại thay đổi, cũng là lúc con người phát triển hơn cả về tư duy và thể chất, không chỉ ăn no mà là ăn ngon, không chỉ mặc đủ mà còn là mặc đẹp, không chỉ sống mà là sống khỏe. Từ đó, có thể thấy con người ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân họ nhiều hơn, dần dần những nhu cầu về cách để đạt được chất lượng cuộc sống cũng cao hơn, trong số đó họ tìm hiểu về cách chế biến thực phẩm để giữ được độ ngon và tươi của thực phẩm. 

I. Định nghĩa về Ngành chế biến thực phẩm

Ngành chế biến thực phẩm là một ngành chuyên về lĩnh vực cũng như cách thức chế biến và bảo quản thực phẩm, nông sản, kiểm tra định kỳ chất lượng và ghi nhận đánh giá sau mỗi lần kiểm tra nông phẩm trong quá trình chế biến, đồng thời nghiên cứu phát triển giống cây trồng và tổ chức quá trình vận hành sản xuất cũng như bảo quản những nguồn nguyên liệu mới. 

Ứng dụng của ngành chế biến thực phẩm hiện hữu xung quanh chúng ta với tất cả những gì liên quan đến thực phẩm, an toàn thực phẩm, chế biến nông sản, đồ uống, công nghệ chế biến thực phẩm,...

1

Ngành chế biến thực phẩm là gì?

Khi theo đuổi ngành chế biến thực phẩm, bạn sẽ được tìm hiểu chuyên sâu về vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh học, hóa học hay nguyên liệu chế biến, những cách thức chế biến nông sản, món ăn,... Tất cả những kiến thức trên phục vụ cho nhu cầu về an toàn vệ sinh và tối ưu hóa dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của con người. 

Không chỉ vậy, bạn được tiếp xúc với những kỹ năng chuyên sâu về chế biến nông sản như thịt, cá, thực phẩm đông lạnh, chế biến sữa, chất béo và lương thực.

Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm học gì và làm gì sau khi ra trường?

II. Một số việc làm dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

1. Giảng viên đào tạo lĩnh vực chuyên môn 

Sau thời gian học tập và nghiên cứu hệ đại học ngành chế biến thực phẩm, bạn có thể nâng cao trình độ của mình bằng cách trở thành giảng viên tại trường đại học và cao đẳng. 

Công việc này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giảng dạy để truyền đạt những kiến thức mình có cho học viên, bằng khả năng của mình bạn sẽ phải soạn thảo giáo ăn cho mỗi môn học, tiết học để đảm bảo kiến thức được cập nhật và phù hợp với chương trình đào tạo. Ngoài ra, trong ngành chế biến thực phẩm cũng như bao ngành khác, bạn sẽ phải ra đề cho học viên nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của học viên và hiệu quả của phương pháp giảng dạy của chính bạn. 

2

Công việc giảng dạy yêu cầu kiến thức chuyên môn

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng công việc này đòi hỏi kiến thức về công nghệ chế biến thực phẩm phải chuyên sâu, được cập nhật mới nhất theo từng thời điểm. Không chỉ vậy, khi đã lĩnh hội được những điều này nhờ kỹ năng nghiên cứu thì bạn cũng phải có phương pháp và kỹ năng giảng dạy phù hợp để truyền tải cho học viên. Cuối cùng, một yếu tố không kém phần quan trọng chính là yêu cầu chuyên môn cho chính bạn và học viên của bạn. Bằng kỹ năng thuyết trình trước đám đông, bạn có thể truyền cảm hứng cho học viên của mình và giúp họ nắm bắt tốt hơn. 

Xem thêm: Đọc cuốn sách “Kỹ năng đi trước đam mê” để nhận ra công thức để thành công

2. Kỹ sư quản lý quá trình chế biến lương thực thực phẩm tại các doanh nghiệp 

Sinh viên ngành chế biến thực phẩm vẫn có nhiều cơ hội việc làm tại những công ty chế biến thực phẩm. Với hoài bão và ước mơ lớn, sinh viên muốn được làm việc trong một môi trường năng động, trẻ trung với mức thu nhập đáng mong ước. Trong những công ty chế biến thực phẩm cũng có nhiều vị trí dành cho sinh viên, trong đó có vị trí kỹ sư quản lý chất lượng sản phẩm. 

Công việc tại vị trí liên quan đến quá trình giám sát và kiểm tra từng công đoạn từ khâu đầu tiên trong quá trình vận hành đến khâu thành phẩm. Khi kiểm tra quá trình, bạn sẽ biết được chất lượng sản phẩm có đạt yêu cầu đề ra không và nếu không, bạn cần làm gì để khắc phục điều đó. Thực tế, đây là một công việc liên quan đến QC sản phẩm. Công nghệ chế biến thực phẩm phát triển, nhưng con người vẫn là yếu tố quan trọng quyết định sản phẩm cuối cùng có đạt chất lượng đầu ra không. Sau khi kết ca, bạn sẽ phải tổng hợp và báo cáo lại tình hình sản xuất và sản phẩm của dây chuyền mà bạn chịu trách nhiệm. 

Nếu bạn muốn thăng tiến trong công ty chế biến thực phẩm thì bạn cần có kiến thức chuyên sâu về chế biến thực phẩm, hiểu được cách vận hành máy móc thiết bị liên quan đến công nghệ chế biến thực phẩm.

3. Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại các trung tâm dinh dưỡng

Ngành này, có một công việc được phát triển từ nhu cầu quan tâm chất lượng chế biến nông sản trong mỗi bữa ăn - chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Thay vì những công ty chế biến thực phẩm, bạn có thể làm việc tại những trung tâm y tế cộng đồng với nhiệm vụ chính là tư vấn cho những khách hàng có nhu cầu theo chỉ định của bác sĩ.

3

Chuyên viên tư vấn dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng không phải là một bác sĩ, khi theo học ngành chế biến thực phẩm, bạn sẽ có kiến thức về thực phẩm cũng như công dụng của từng loại thực phẩm. Vậy những kiến thức này sẽ giúp bạn tư vấn cho những bệnh nhân đã khám bác sĩ về những nguồn thực phẩm hay cách thức chế biến nông sản phù hợp với họ. Tuy nhiên, thực phẩm là nguồn nuôi dưỡng con người, vì vậy yêu cầu an toàn về chất lượng thực phẩm luôn ở mức cao, vì vậy bạn cần có tâm với nghề và với những bệnh nhân được tư vấn.

Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào trong cuộc sống?

III. Lương có là điều thu hút bạn khi tham gia làm việc trong lĩnh vực này hay không?

Nếu theo đuổi ngành chế biến thực phẩm, bạn có biết mức lương cơ bản của mình tại công ty chế biến thực phẩm hay một trường đại học?

Khi đã dành thời để nghiên cứu về ngành chế biến thực phẩm, chắc hẳn bạn sẽ mong muốn có được mức thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường. Đây là một mong muốn vô cùng thực tế vì ai mà chẳng cần tiền để phục vụ nhu cầu chi tiêu hàng ngày. Vậy với một công việc ngành chế biến thực phẩm thì mức lương dao động của bạn sẽ nằm ở mức 7 -  9 triệu đồng, không phải vị trí công việc nào cũng vậy vì còn nhiều yếu tố liên quan như trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của bạn. 

Khi mới ra trường với số năm kinh nghiệm ít ỏi, dĩ nhiên bạn sẽ không thể có được mức lương của một nhân viên đã có 5 năm kinh nghiệm. Đồng thời, một quản lý cấp cao cũng không thể chỉ chấp nhận mức lương tương tự như một nhân viên mới ra trường. Vì vậy, để có mức thu nhập hấp dẫn hơn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm thì bạn phải học hỏi và trau dồi kiến thức để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. 

IV. Yêu cầu để làm việc trong lĩnh vực này tốt nhất mà các ứng viên cần phải có 

1. Giao tiếp tốt luôn là lợi thế cho bạn 

Trong bất cứ lĩnh vực nào, kể có ngành chế biến thực phẩm cũng yêu cầu kỹ năng giao tiếp để bạn thuận lợi hơn trong công việc. Với những công việc cụ thể trong chế biến thực phẩm thì những kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán bổ trợ cũng vô cùng cần thiết. Nếu bạn muốn phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào thì những kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn tìm kiếm thêm nhiều cơ hội trên con đường phát triển sự nghiệp.

4

Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công

2. Cần có kỹ năng giám sát và quản lý quy trình chế biến thực  phẩm 

Một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng của một nhân viên QC nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra của thực phẩm chính là kỹ năng quản lý và giám sát quy trình chế biến thực phẩm. Đặc biệt đối với vị trí quản lý và giám sát quy trình của cả dây chuyền sản xuất. Khi đó bạn chính là người đảm bảo cũng như kiểm soát nhân viên của mình. 

3. Niềm đam mê mãnh liệt với công việc 

Đam mê nghề nghiệp không bao giờ là thừa với bất cứ vị trí công việc nào. Khi bạn có đam mê với nghề nghiệp bạn mới có động lực để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, giỏi hơn sau hơn mỗi lần khó khăn và gắn bó lâu dài với công việc của chính bạn. 

4. Khả năng tư duy và sáng tạo khiến bạn phát triển không ngừng

Dù làm việc trong ngành chế biến thực phẩm, bạn cũng cần có tư duy sáng tạo để đổi mới mỗi ngày và tiến bước phát triển trong lĩnh vực chế biến nông sản. Những người thành công đều trong trạng thái suy nghĩ về sự đổi mới và phát huy thêm nhiều tài năng của mình, sáng tạo để có thêm nhiều ý tưởng hơn.

V. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại được coi là ngành trọng điểm?

Ngành công nghệ chế biến nông sản, lương thực thực phẩm là một ngành trọng điểm vì đem lại lợi thế lâu dài và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tác động lên sự phát triển của những ngành kinh tế khác. 

1. Tại nước ta có nhiều thế mạnh để hỗ trợ, phát triển công nghiệp chế biến 

Lý do đầu tiên kể đến chính là nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú từ ngành chăn nuôi gia sức như bò, lợn, gia cầm cung cấp nông sản như trứng, sữa, đến công nghệ chế biến thực phẩm như đồ hộp. Nguyên liệu từ ngành trồng trọt như tiêu, điều, cà phê, cây lương thực như lúa, gạo, cây công nghiệp lâu năm như thuốc lá, mía, rau và những cây ăn quả. Nguồn nguyên liệu chính cho công nghệ chế biến thực phẩm. Một nguồn nguyên liệu nữa liên quan đến thực phẩm đông lạnh chính là thủy hải sản với lợi thế về vị trí địa lý mang lại. 

5

Nguồn thực phẩm đa dạng

Lý do thứ hai chính là cơ sở vật chất tiên tiến với những cơ sở sản xuất ra đời sớm với công nghệ kỹ thuật đến từ Nhật Bản giúp chúng ta thuận lợi phát triển mở rộng thị trường trong ngành công nghiệp thực phẩm ở nhiều khu vực. Song song đó, chúng ta có thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu cao về lương thực thực phẩm về chế biến nông sản và những loại sản phẩm như gạo, chè, hồ tiêu,... những sản phẩm xuất khẩu thế giới. 

Xem thêm: Kiểm soát nội bộ trong quy trình sản xuất

2. Lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội cao

Về mặt xã hội, ngành chế biến thực phẩm giúp công nghiệp hóa những khu vực nông thôn giúp giải quyết vấn đề việc làm và liên kết thị trường lao động nhằm đạt hiệu quả tích cực. 

Về mặt kinh tế, công nghệ chế biến thực phẩm giúp cung cấp nhiều sản phẩm giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu như thủy hải sản, cà phê, cao su mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Đồng thời nguồn vốn đầu tư ngành chế biến thực phẩm không cao mà thời gian quay vòng nhanh chóng giúp giải quyết vấn đề tài chính.

3. Sự tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác

Ngành chế biến thực phẩm là yếu tố chính giúp thúc đẩy phát triển của ngành công nghiệp sản xuất những mặt hàng tiêu dùng cùng những ngành nghề liên quan. Đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển của những vùng nông thôn tập trung chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 

6

Thúc đẩy sự phát triển của những ngành liên quan

VI. Kết luận 

Từ những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành chế biến nông sản cũng như những khó khăn và lợi ích mà ngành này mang lại. Chính vì vậy, để theo đuổi ngành này, bạn cần chuẩn bị tâm lý cũng như tâm thế vững vàng để luôn tiến bước trong những công ty chế biến thực phẩm hay những trung tâm y tế cộng đồng. Dù làm ở vị trí công việc nào hãy luôn nhớ ngành chế biến thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người, vì vậy không được xao nhãng.