Streamer dạo gần đây rất phát triển và trơt thành một xu hướng của nhiều bạn trẻ. Vậy streamer là gì? Làm sao để trở thành một Streamer và Streamer đã kiếm tiền như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này
Sự phát triển của công nghệ hiện nay đã làm phát triển thêm rất nhiều các ngành nghề mới liên quan đến những nền tảng công nghệ này, ví dụ như Sale Admin, hay Digital Marketing. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu xót lớn nếu không nhắc đến nền công nghiệp livestream đang ngày càng phát triển hiện nay. Vậy Stream là gì? Streamer là ai? Và ta có thể làm gì để kiếm tiền từ nghề Streamer?
I. Streamer là gì?
1. Nghề Streamer là gì?
Vậy ta sẽ bắt đầu với khái niệm Streamer là gì? Streamer là những người sẽ phát sóng trực tiếp việc họ chơi game trên một nền tảng phát sóng trực tiếp như Twitch hay Youtube cũng đã hỗ trợ cho công việc Stream này. Về cơ bản, Stream xuất phát từ thuật ngữ Caster, chỉ những người chuyên bình luận về một vấn đề nhất định, như những người bình luận viên bóng đá, nhưng ở đây họ sẽ bình luận về những vấn đề liên quan đến game điện tử hay Esport hay đôi khi chỉ đơn giản là stream để giao lưu, mua vui với viewer.
Streamer là một công việc yêu cầu tính sáng tạo trong live stream game.
2. Các streamer sẽ là người giống như thế nào?
Những Streamer dễ thấy nhất thường là những người thường hay live stream game và giao lưu với mọi người. Những Streamer không nhất thiết phải chơi game giỏi hay có một khả năng nào nổi bật như hát hò hay ngoại hình, Streamer còn có thể thu hút được lượng viewer cho mình nhờ vào tính cách hài hước và giải trí của nội dung stream, đôi khi thì là những talk show tâm sự cuộc sống này kia.
Các Streamer cũng có thể là những người nổi tiếng, những người mới nổi. Việc họ làm live stream game và tương tác với các đối tượng khán giả khác nhau sẽ làm gia tăng danh tiếng và mở rộng được vùng phủ sóng của họ. Vậy nên hình thức này cũng thu hút được khá nhiều người nổi tiếng tham gia và sử dụng.
Bên cạnh đó, Stream không chỉ phục vụ cho mục đích giải trí. Những doanh nhân hay những cửa hàng nhỏ cũng áp dụng phương thức này để có thể quảng cáo được sản phẩm và tăng cơ hội bán hàng cho bản thân. Vì để đến gần hơn với những đối tượng tiềm năng của mình thì đây rõ ràng là một lựa chọn thông minh cho những doanh nghiệp chưa có danh tiếng riêng cho mình.
Live Stream Game là thú vui của nhiều người hiện nay
Ta sẽ tạm không tính đến những Streamer Quốc Tế, mà xét đến khu vực nội địa. Những Streamer Việt Nam nổi tiếng ta có thể kể đến như Misthy, Xemesis, ViruSs,.. Họ đều đã có nhiều danh tiếng bởi nội dung đa dạng, phù hợp với giới trẻ và cập nhật nhanh theo trend. Nhiều Streamer có thể dần lấn chân sang showbiz.
3. Bạn cần sẵn sàng gì trước khi trở thành một streamer?
Sau khi tìm hiểu chi tiết về công việc này và nhận thấy mình có đủ những dụng cụ cũng như tài năng để có thể trở thành một streamer thì hẳn bạn đang nung nấu một ý tưởng kiểu như mình có lẽ nên thử live stream game một lần. Nhưng làm Streamer vẫn cần có những chuẩn bị sẵn trước khi bước vào công cuộc stream công khai.
3.1. Theo đuổi đam mê nhưng vẫn có tiền.
Hãy chắc là bạn thật sự đam mê với những gì mà bạn sẽ stream cho người ta xem. Cơ bản nhất có thể kể đến việc bạn thích chơi game và mong muốn kiếm được tiền từ nó đồng thời có thể thỏa sức làm điều mình thích. Làm Stream thu nhập không ổn định và đôi khi sẽ chỉ là một công việc phụ để bạn có thể kiếm thêm chút ít tiền từ việc chia sẻ với mọi người con game yêu thích.
3.2. Đương đầu nhiều rào cản, thành kiến
Xã hội Việt Nam thường phản ứng rất gay gắt với các sự thay đổi và sự xuất hiện của công việc Streamer cũng tương tự như vậy. Những phụ huynh thường không thích con họ làm ngành nghề này vì cho rằng đây không phải là một ngành nghề hay cũng như chẳng có ích lợi gì cả. Nhất là làm sao để bạn có thể vượt qua được giai đoạn đầu khi bản thân chưa có danh tiếng và chưa thể thu được gì nhiều từ công việc Live-stream của mình.
Chính vì thế, bạn cần phải giữ vững tinh thần để có thể vượt qua được những khó khăn, những định kiến, những sự chán nản thời gian đầu bạn mới tập tành stream nhé.
II. Các Streamer kiếm tiền bằng cách nào?
1. Nhận tiền donate hoặc tips từ fan
Hầu hết các nền tảng cho phép Stream hiện nay đều hỗ trợ cho việc nhận tips và donate từ fan cho Streamer. Những dạng donate này có thể là chuyển khoản, hoặc được quy đổi từ một giá trị nhất định của nền tảng mà Streamer dùng để live-stream. Một số streamer còn để số tài khoản ngân hàng hoặc những dạng ví điện tử như Momo, Paypal,..để có thể thuận tiện hơn cho chính họ và viewer. Một số cách donate và tips nổi bật có thể kể như:
Twitch: Đây là một nền tảng dùng để Stream khá phổ biến và được tin dùng bởi nhiều Streamer. Người xem có thể support cho người Streamer bằng cách tặng các Bits - một đơn vị quy đổi của Twitch, tương đương với 0,01USD - cho họ. Không chỉ là Donate, Viewer còn có thể gửi lời nhắn kèm theo những biểu tượng đặc biệt (Cheemote) cho Streamer có thể giao lưu với họ.
Facebook: Không thể phủ nhận Facebook là một mảnh đất màu mỡ để có thể khai thác cho những Streamer khi mức độ phủ sóng toàn thế giới, đồng thời thu hút được một lượng khán giả tiềm năng với nhiều độ tuổi khác nhau. Chính sách Donate của Facebook cũng được quy đổi như Twitch, Viewer sẽ tips cho Streamer bằng cách sử dụng Stars - giá trị cũng tương đương 0,01USD cho mỗi Stars được tặng. Tuy nhiên, facebook cũng rất biết làm tiền khi bạn phải tham gia trình nâng cao của facebook và bỏ tiền ra mua Stars để có thể ủng hộ cho Streamer yêu thích của mình. Các gói mua Stars cơ bản bao gồm gói 95 Stars (45.000 hoặc 1.99USD), 255 Stars (109.000 đồng hoặc 4.99USD), 530 Stars (219.000 đồng hay 9.99USD) và cuối cùng là gói 6400 Stars ( hơn 2 triệu đồng hay 99.99USD).
Youtube:Youtube chắc chắn là một cái tên không thể thiếu trong danh sách này. Người xem có thể donate cho Streamer của mình thông qua Super Chat. Bên cạnh đó, việc gửi tin nhắn cùng hình ảnh hoạt họa (cái mà cũng mua nốt) cũng trở nên đơn giản và Youtube cũng có vẻ ưu đãi cho các Viewer khi số lần bạn mua những sticker này càng nhiều thì bạn sẽ lại càng được giảm giá nhiều hơn.
Lúc xem Stream, bạn sẽ thấy rằng những Streamer sẽ nói lời cảm ơn tới cho người đã Donate cho họ. Điều này ngoại trừ việc thể hiện sự chân thành của mình đến viewer, nó còn tăng tương tác giữa người xem và Streamer. Với những số tiền lớn hay những người xem quen thuộc, Streamer sẽ tương tác nhiều hơn và thể hiện rõ sự biết ơn của mình với họ.
2. Kiếm tiền từ những người xem thường xuyên trên nền tảng.
Đây cũng là một phương tiện kiếm tiền khác được hỗ trợ bởi các nền tảng Stream. Thường những Viewer sẽ phải trả một khoảng phí nhỏ hàng tháng để có thể tham gia, đồng thời những Streamer cũng phải thỏa mãn được điều kiện của nền tảng thì mới có thể tham gia và sử dụng được kênh này. Một số phương thức có thể kể tới như:
Youtube: Youtube có một chương trình gọi là chương trình thành viên kênh (Channel Membership Program) cho phép Viewer trả một khoảng tiền hàng tháng là 4.99$ để có thể tham gia đăng kí kênh của người streamer. Nếu Streamer muốn sử dụng dịch vụ này của Youtube thì phải đáp ứng được rằng họ đã tham gia Chương trình Đối tác Youtube, có lượng subscribe hơn 100.000 người và đủ tuổi trưởng thành,...
Facebook Gaming:Facebook nhận ra được sự béo bở của thị trường này và ngay lập tức cung cấp cho Streamer một nền tảng con có thể kiếm tiền thông qua việc được đăng ký kênh trên Facebook Gaming. Giá cho mỗi lần đăng kí như vậy cho các viewer là 4.99$ một tháng. Người đăng ký sử dụng chương trình này cũng có quyền lợi như huy hiệu fan cứng, những nội dung độc quyền, những thông tin, những sticker tùy chỉnh,..Nói chung, chính sách của facebook Gaming khá giống với Youtube.
Twitch: Về cơ bản, sau khi được Amazon mua lại, Twitch mới phát sinh ra một thứ gọi là Twitch Prime, đây là một gói trải nghiệm cao cấp dành cho những viewer muốn có một số quyền lợi đặc biệt như facebook hay youtube. Thường phí của những gói này sẽ được qua Paypal hoặc thẻ Visa.
Nói chung, điều này giống như là tận dụng sự yêu thích cũng như trung thành của Viewer cho Streamer để thu lại lợi nhuận. Tương đương với việc mua bán, bạn bỏ ra càng nhiều thì bạn càng nhận được nhiều quyền lợi hơn. Điều này khiến Streamer chú trọng xây dựng nội dung độc quyền cũng như những điều đặc biệt của những viewer để có thể thu hút thêm những viewer trung thành.
3. Kiếm tiền từ bên thứ ba.
Khi Streamer không thích sử dụng những phương pháp của nền tảng stream, hoặc họ muốn mở rộng phương án kiếm tiền, họ có thể đăng ký và sử dụng thêm một bên thứ 3. Có thể là đơn giản họ không thích cách làm, hoặc họ muốn linh động và trao đổi qua lại giữa các kênh Stream nên nền tảng thứ ba vẫn được sử dụng và áp dụng khá nhiều bởi các Streamer. Một số phần mềm thứ ba tiêu biểu có thể kể đến:
Streamlabs: Đây là một nền tảng dễ dàng để kết nối với Twitch, Facebook Gaming, Mixer và nhiều nên tảng Stream khác. Đây là một ứng dụng tích hợp được Widget vào trong những dung cụ của Streamer và hợp lý để có thể Donate cho họ.
Patreon: Đây lại là một Crowdfunding. Patreon chủ yếu hỗ trợ trên youtube và cho phép người sử dụng kiếm tiền online thông qua việc Donate hay Subscribe kênh của người xem. Chỉ với một nguồn tài trợ nhỏ và đều đặn mỗi tháng, Patreon rất tiện dụng khi việc đăng ký kênh trên Youtube ngày càng phổ biến và nhiều hơn.
GoFundMe hoặc Kickstarter: Đây là một trang web được lập ra nhằm kêu gọi hỗ trợ hay kinh phí cho một dự án hay kế hoạch. Nếu những Streamer có những dự định gì, họ có thể tạo một trang này và nhận được nguồn tiền từ những donate thông qua nền tảng này.
4. Doanh thu từ quảng cáo.
Nhiều Streamer không kiếm tiền từ quảng cáo để thu lợi nhuận cho mình bởi vì họ không thu được bao nhiêu tiền mà còn gây ức chế và khó chịu cho người xem. Tuy nhiên, những Streamer vẫn có thể kiếm được tiền với đúng nền tảng cho phép. Ví dụ như với Youtube, quảng cáo thường sẽ được chèn vào giữa hoặc cuối video, bên cạnh đó kết hợp với quảng cáo phủ và hiển thị hình ảnh.
Dù sao, chuyện quảng cáo trong stream vẫn là một vấn đề luôn gây tranh cãi. Những Streamer cần phải quản lý thông minh thời lượng quảng cáo sẽ xuất hiện trong video của mình. Bên cạnh đó, Viewer hoàn toàn có thể trả tiền để có thể loại bỏ hoàn toàn đóng quảng cáo khó chịu ấy. Dù là theo chiều hướng nào thì quảng cáo vẫn không có vẻ là một hình thức hay để kiếm lợi nhuận cho các streamer.
5. Nhận tài trợ hoặc giao dịch với các thương hiệu.
Những Streamer có thể được coi là những Influencer để có thể giới thiệu sản phẩm hay trở thành một mắt xích trong kế hoạch marketing. Vậy nên những thương hiệu (brand) thường tìm đến họ và ra những thỏa thuận để hai bên cùng có lợi. Những Streamer càng có nhiều người theo dõi và subscribe thì càng là những nhân vật đáng để săn đón và thỏa thuận trong mắt các thương hiệu. Những phương thức quảng cáo ta thường thấy khi Streamer được thuê là:
Có các banner sản phẩm xuất hiện trong suốt quá trình stream hoặc trên các phần giới thiệu của video hay tiêu đề.
Những Streamer còn nhận được một số tiền để chi trả cho những yêu cầu cần thiết cho công việc live-stream.
Đôi khi những Streamer được trả tiền để chơi một tựa game hay chạy thử một app trong suốt quá trình Stream, những nội dung này còn được gọi là Sponsor Content.
Đôi khhi làm họ cũng quen với những người khác
Bởi vì đây là một công việc nghiêm túc và đã được thỏa thuận qua hợp đồng, những Streamer cần phải nghiêm túc chấp hành và có trách nhiệm với những gì họ nhận được và những gì họ được yêu cầu làm. Vì Streamer khá là ảnh hưởng đến những viewer theo dõi họ, chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể khiến cho sản phẩm có tiếng xấu và gây ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.
6. Bán hàng qua liên kết.
Cách này có thể hiểu đơn giản là các streamer sẽ liên kết với những nhà sản xuất để bán hàng của họ. Những Streamer có thể nhận được các mã code hoặc các mã giảm giá để người xem có thể dùng tại trang web chính.
Có một vấn đề nữa là những Streamer sẽ đưa các đường link quảng cáo hay các mã code này như thế nào, vì những nền tảng bạn stream sẽ hoàn toàn khoogn nhận được gì từ những hoạt động như này nên đôi khi bạn có thể gặp rắc rối nếu làm thế.
7.Tạo và xây dựng kênh bán hàng riêng
Khi Streamer đã có danh tiếng nhất định thì họ hoàn toàn có thể phát triển những sản phẩm khác để bán kiếm tiền bên cạnh việc kiếm tiền thông qua việc Stream. Những sản phẩm này có thể là ly, áo phông,...
Nhiều nền tảng trực tiếp đã nhận ra được tiềm năng của việc này nên họ đã cung cấp cho các Streamer những phần mềm cũng như công cụ để chuyện này có thể dễ dàng hơn đồng thời những nền tảng có thể ăn chia theo hoa hồng với Streamer.
Những Streamer sẽ tự thiết kế, tự tìm nhà xưởng sản xuất và có thể là cũng tự marketing cho sản phẩm của mình luôn. Sau đây là một số cách khả thi mà những Streamer thường làm:
- Tạo cửa hàng trực tuyến: Những Streamer sẽ lo từ A tới Z cho những việc buôn bán cũng như marketing.
- Chịu trách nhiệm và thiết kế: Họ sẽ liên kết với một bên thứ 3 và chỉ thiết kế, cho bên thứ 3 sản xuất và tiếp tục ăn chia theo hoa hồng thỏa thuận từ trước.
- Hợp tác với các cửa hàng trên các nền tảng: Đây rất tiện cho các Streamer khi họ có thể vừa Stream vừa buôn bán hàng của mình. Điển hình có thể nói đến Youtube Shop của Youtube.
8. Phát triển các nội dung trả tiền.
Với khả năng của mình, Streamer có thể nghĩ ra những nội dung khác nhau và ra giá cho những nội dung đó để người xem buộc phải trả tiền nếu muốn xem. Tất nhiên là những nội dung này phải đáng để người ta bỏ tiền ra xem.
Bên cạnh đó sự phát triển của các nền tảng cũng như những công nghệ đã khiến điều này ngày càng trở nên có tiềm năng và được khai thác một cách triệt để và hiệu quả hơn.
III. Top 5 Streamer nổi tiếng ở Việt Nam.
1. PewPew
PewPew, hay tên thật là Hoàng Văn Khoa, anh sinh năm 1991 tại Hải Phòng và là một trong những người khởi xướng cho ngành Stream tại Việt Nam và vẫn đang có sức ảnh hưởng lớn đến những người đang theo đuổi ngành nghề này.
Anh bắt đầu Stream từ năm 2012 và bắt đầu với tựa game Dota2. Những năm này, không có nhiều người Việt chịu dành thời gian để xem xét một ai đó chơi game nên PewPew cũng đã khá chật vật. Nhưng anh đã vượt qua tất cả, trở thành một trong những Influencer lớn trong cộng đồng Stream nói riêng cũng như mạng xã hội nói chung. Sự thành công của anh ngày hôm nay cũng là một bằng chứng cho thấy sự cố gắng của mình. Nhưng đến năm 2019, anh đã bỏ công việc làm một Streamer để có thể tập trung và đầu tư hơn cho mình với một tư cách là một doanh nhân.
2. Viruss
Viruss, tên thật là Đặng Tiến Hoàng, sinh năm 1990 và được giới thiệu đến giới Stream bởi tài năng chơi game của mình trên tựa game Liên Minh Huyền Thoại. anh cũng đi đầu trong việc Stream game trên một hệ thống khá mới mẻ là Azubu Stream.
Anh là một trong những người thành công nhất ở lĩnh vực này khi là Ngôi sao được quyên góp hàng đầu, Top 1 PUBG và Top 3 Streamer có lượng đăng ký kênh hàng đầu trên Youtube.
Bên cạnh việc Stream của mình, Viruss còn từng là đội trưởng của Hanoi Dragon - một đội tuyển liên minh huyền thoại của Việt Nam và có những thành tựu nhất định cùng với đội tuyển này. Năm 2015, anh đã được đề cử cho Wechoice Award và được bổ nhiệm làm đại sứ cho Facebook Gaming tại Việt Nam.
3. Độ Mixi - Mixi Gaming.
Anh được giới thiệu đến giới Streaming thông qua sự giới thiệu của PewPew và trở thành một cái tên được biết đến nhiều nhất dạo gần đây. Anh tên Phùng Thanh Độ và sinh năm 1989, với tựa game PUBG anh đã đạt được những thành tựu đáng ghen tị và hiếm có trong những thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, anh cũng là người thành lập nên Refund Gaming - một đội tuyển Việt Nam đã đem về cho nước nhà giải PGI 2018. Cùng với phong cách chân thật, thẳng thắn của mình, anh đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của viewer.
4. Xemesis
Cùng với Viruss, PewPew và Độ Mixi, Xemesis là Bộ tứ Streamer quyền lực tại Việt Nam. Xemesis được giới thiệu đến cộng đồng thông qua Độ Mixi và có những thành tựu cũng như thành công nhất định trong ngành nghề này.
Xemesis còn được đánh giá cao bởi khả năng chơi game của mình với Liên Minh Huyền Thoại hay PUBG. Anh cũng từng lọt top 23 những người Streamer nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay.
5. Misthy
Misthy - nữ streamer nổi tiếng tại Việt Nam
Ít có kiều nữ làm Streamer nào có thể nổi tiếng và thành công được như Misthy. Cùng với vẻ ngoài dễ thương và những nội dung ra đều đặn đồng thời sản phẩm được chau chuốt và đa dạng đã khiến cô là một trong những cái tên có ảnh hưởng và thu nhập cao nhất trong cộng đồng Streamer Việt.
IV. Các nền tảng Stream Game được các Streamer yêu thích
1. Twitch Gaming
Twitch được ra mắt và phát hành vào năm 2011, và được coi là một trong những ông lớn trong ngành công nghiệp Game Stream. Nhận ra được tiềm năng của nó, hai ông lớn trong ngành kinh tế của thế giới là Google và Amazon đã phải tranh giành nhau để sở hữu nền tảng này.
Phần mềm Live Stream Twitch là một công cụ phổ biến khi mảng LiveStream khi giao diện dễ hiểu và dễ sử dụng. Đồng thời Twitch đã thu hút được nhiều Streamer tham gia sử dụng.
2. Youtube
Có vẻ sau khi không dành được Twitch thì Google cũng bất mãn và tự tạo lập cho mình một phần mềm Live Stream là Youtube Gaming, tích hợp với Youtube. Tuy xuất hiện chưa lâu nhưng nó vẫn được sử dụng rất nhiều bởi độ phủ sóng đồng thời tiện ích và chất lượng của việc này.
3. Facebook Gaming
Để cạnh tranh và có thể khai thác triệt để miếng mồi này, tất nhiên Facebook không thể bỏ qua và cho ra mắt Facebook Gaming. Đây là một phần mềm live stream có khá nhiều những tính năng nổi bật cũng như tương tác hữu ích.
Tuy chỉ mới ra mắt gần đây nhưng với lượng tiếp cận khủng như Facebook, thì phần mềm live stream Facebook Gaming cũng sẽ sớm trở thành một mảnh đất màu mỡ để các Streamer có thể khai thác.
4. Streaming Cube TV
Trong khi những nền tảng trên tập trung chủ yếu vào Game PC thì Streaming Cube TV lại một phần mềm live stream là các game trên điện thoại, các đầu trường và những trung tâm mua sắm trò chơi để đáp ứng được nhu cầu của một người chơi chuyên nghiệp.
Là sản phẩm của BIGO, Cube TV được triển khai theo từng vùng và giai đoạn trên toàn thế giới. Cùng theo đó, công nghệ Blu Ray cũng được triển khai dưới dạng 8M Blue Ray và 20M full HD.
5. Streaming Douyu
Là một phần mềm live stream của Trung Quốc, Douyu được yêu thích rất nhiều bởi những Streamer trung quốc cùng những điều khá đặc sắc cùng tốc độ tải nhanh. Những điều này vẫn khiến Streaming Douyu là một ông lớn trong ngành Stream của Trung Quốc.
V. Kết
Là một nghề có khá nhiều áp lực và yêu cầu sáng tạo, Stream vẫn thu hút được một khối lượng giới trẻ tham gia. Vậy nếu có thể, sao bạn không thử trở thành một Streamer nhỉ?