Nếu nói đến bộ phận đứng phía sau thầm lặng làm nên thành công của nhà hàng, khách sạn thì không thể không kể đến Steward. Với sự cần cù, tỉ mỉ, Steward là gì đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là bộ phận không thể thiếu trong các khách sạn.

Chúng ta thường đã quá quen thuộc với công việc rửa bát ở nhà và chắc ai cũng hiểu được công việc đó rất quan trọng. Và đối với nhà hàng khách sạn, hàng ngày phải phục vụ rất nhiều thực khách khác nhau nên việc rửa bát cũng như vệ sinh các dụng cụ ăn uống càng cần thiết và quan trọng. Lúc này thì bộ phận Steward được nhắc tới nhiều hơn bao giờ hết. Bên cạnh các vị trí quan trọng chủ chốt như quản lý nhà hàng, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ… thì Steward là gì cũng là một vị trí không thể thiếu. Vậy Steward là gì? Công việc hàng ngày của một nhân viên Steward là gì? Cơ hội nghề nghiệp cho vị trí Steward là gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin về Steward là gì nhé!

I. Steward là gì?

Steward hay còn được gọi với một cái tên vô cùng quen thuộc là nhân viên rửa bát. Steward là gì thường làm việc trong khu vực phòng bếp tại các nhà hàng, khách sạn, resort, khu du lịch, dịch vụ ăn uống… Nhiệm vụ chính của nhân viên Steward là giữ vệ sinh cho toàn bộ bát, đĩa, muỗng, nĩa… trước khi mang ra phục vụ khách hàng.

Steward là gì?
Steward là gì?

II. Công việc hàng ngày của một nhân viên steward

1. Vận hành máy rửa bát đĩa

  • Thực hiện theo đúng hướng dẫn vận hành của máy rửa bát đã có.
  • Quản lý nhiệt độ nước, hóa chất và sử dụng đúng liều lượng nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng.
  • Theo dõi, kiểm tra năng suất làm việc của máy thường xuyên cũng như chất lượng công việc.
  • Kịp thời phát hiện hư hỏng của máy và báo cáo sửa chữa.

2. Thực hiện công việc rửa bát, đĩa các loại

  • Tiếp nhận toàn bộ chén, đĩa, các dụng cụ ăn uống đã qua sử dụng từ các bộ phận khác.
  • Tách biệt các đồ dùng đã qua sử dụng với đồ dùng sạch.
  • Thực hiện công việc rửa bát theo đúng quy trình và tiêu chuẩn.
  • Sau khi rửa bát xong thì tiến hành lau khô bát, đĩa...và xếp ngay ngắn theo đúng với quy định.
  • Đảm bảo tất cả vật dụng sau khi rửa phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trong quá trình rửa lưu ý nên cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm trầy xước, sứt mẻ hoặc làm bể, vỡ vật dụng. Nếu trong quá trình rửa các dụng cụ xảy ra tình trạng sứt mẻ, hư hỏng thì báo cáo cho quản lý biết để kịp thời xử lý. 
  • Sắp xếp công việc phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời bát, đĩa… cho các bộ phận cần sử dụng.

3. Dọn dẹp, làm vệ sinh khu vực phòng bếp

  • Lau chùi thường xuyên các thiết bị nhà bếp như: Lò vi sóng, lò nướng, màng lọc, cống rãnh…
  • Vệ sinh toàn bộ khu vực của bếp 2 lần/ca, đặc biệt là ở khu vực bồn rửa.
  • Vệ sinh định kỳ đồ trong kho, đảm bảo sạch sẽ và đạt yêu cầu khi sử dụng.
  • Đảm bảo đồ dùng trong bếp luôn được đầy đủ và sạch sẽ.

4. Các công việc khác

  • Kiểm kê dụng cụ ăn uống định kỳ, báo cáo số lượng cũng như tình trạng (sứt mẻ, nứt vỡ…) cho quản lý.
  • Chịu trách nhiệm bảo quản các dụng cụ ăn uống được giao phụ trách.
  • Đề xuất bổ sung, mua mới các dụng cụ, vật tư để sử dụng cho quá trình vệ sinh chén, bát, xoong nồi… khi hết hoặc hư hỏng.
  • Thu gom rác, đổ rác hàng ngày và đảm bảo đúng nơi quy định.
  • Hỗ trợ thực hiện công việc khác khi có yêu cầu của quản lý khách sạn, nhà hàng.

Công việc hàng ngày của một nhân viên steward

Công việc hàng ngày của một nhân viên steward

III. Trình độ và kỹ năng cần có của Steward là gì?

Trong quá trình làm việc, nhân viên Steward là gì không sử dụng nhiều kỹ năng chuyên môn phức tạp nhưng điều này không đồng nghĩa với việc vị trí này không đòi hỏi kỹ năng. Để trở thành một nhân viên Steward xuất sắc thì đòi hỏi bạn cần phải nắm được cách tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học để các vật dụng trong nhà bếp và khu cất giữ luôn được ngăn nắp, sạch sẽ. Ngoài ra thì một sức khỏe dẻo dai, đức tính cẩn thận, chăm chỉ và chịu được áp lực công việc nhất là vào những giờ cao điểm như lễ, Tết, dịp khuyến mãi hay cuối tuần…cũng là một trong những điều quan trọng cần có của một nhân viên rửa chén phòng bếp.

IV. Cơ hội nghề nghiệp cho vị trí Steward hiện nay

Ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người cũng cao hơn thì đồng nghĩa với đó là các khu du lịch, nhà hàng khách sạn, những địa điểm cung cấp dịch vụ ăn uống… mọc lên ngày càng nhiều. Theo thống kê thì tại Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch nước ta sẽ đòi hỏi khoảng 40.000 lao động. Chỉ tính riêng tại thành phồ Hồ Chí Minh thì nhu cầu nhân lực ngành nhà hàng khách sạn trong giai đoạn từ đây đến 2025 sẽ chạm mốc 21.600 người/năm. Từ đó mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho nhân viên nhà hàng khách sạn nói chung và nhân viên Steward nói riêng.

Ngoài ra thì do tính chất công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nên công việc này cũng đã thu hút rất nhiều người. Tại các nhà hàng khách sạn, khu du lịch, những nơi cung cấp dịch vụ ăn uống lớn thì theo thống kê mức lương trung bình của một nhân viên Steward là gì rơi vào khoảng 4 – 5,5 triệu đồng/tháng. Đây được là mức lương cơ bản chưa bao gồm tiền thưởng, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, du lịch…

V. Bạn sẽ học được những gì từ việc làm Steward?

Dù Steward là công việc khá đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều về kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn nhưng khi trải nghiệm ở vị trí này, bạn cũng học hỏi được rất nhiều những điều quá giá như:

  • Sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết: Sự sai sót trong từng chi tiết dù là nhỏ nhất cũng có thể làm cho khách hàng cảm thấy thất vọng và quyết định rời đi. Chính vì vậy trong quá trình làm việc, đòi hỏi nhân viên Steward phải thật cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết. 
  • Tính sạch sẽ: Tại các nhà hàng khách sạn lớn, sự sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Bởi khách hàng ăn không chỉ bằng vị giác mà còn ăn bằng mắt. Vì thế nên nhân viên rửa bát phải đảm bảo tất cả những dụng cụ phải được xử lý một cách sạch sẽ và không để lại bất kỳ những sai sót nào.
  • Sự kiên trì, nhẫn nại: Việc phải thường xuyên kiểm tra, chuẩn bị các dụng cụ phòng bếp giúp cho nhân viên Steward là gì rèn luyện được sự kiên trì, nhẫn nại.

Bạn sẽ học được những gì từ việc làm Steward?

Bạn sẽ học được những gì từ việc làm Steward?

VI. Thực trạng Steward hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay khi mà nền kinh tế đang ngày càng tập trung vào việc phát triển các khu du lịch cũng như các dịch vụ liên quan như lưu trú, dịch vụ ăn uống…. Chính vì thế nên hệ thống các nhà hàng khách sạn và các khu nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng và đưa vào phục vụ du khách ngày càng nhiều và nhanh chóng. Từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm cho vị trí Steward  là gì.

Tuy nhiên đi cùng với những cơ hội thì cũng đặt ra không ít thách thức đối với vị trí nhân viên rửa bát hiện nay. Thực tế thì Steward là gì đang được nhiều người đánh giá là công việc bóc lột sức lao động nhất. Khi mà thời gian làm ở vị trí này nhiều, một cách liên tục và chưa kể những thời gian cao điểm, khối lượng công việc rất nhiều nhưng mức lương Steward nhận lại thì khá ít. Bên cạnh đó thì vị trí công việc này cũng không có nhiều phụ cấp, tiền lương thưởng khi hoàn thành tốt công việc được giao.

VII. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Steward là gì, công việc hàng ngày của một nhân viên Steward phòng bếp cũng như cơ hội nghề nghiệp cho vị trí Steward là gì hiện nay mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Steward là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp mà mình đã chọn!