Bạn có thường hay nghe đến chương trình quảng cáo và PR thường được đi chung với nhau? Liệu hai khái niệm này có là một? Hãy cùng tìm hiểu PR là gì để có thể trả lời câu hỏi này chính xác nhất nhé.
Quan hệ công chúng (PR) là một trong số các công cụ truyền thông marketing đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau trong tổ chức với các nhóm công chúng liên quan. Trên cơ sở ấy, mỗi một tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau sẽ tranh thủ được tình cảm tốt đẹp và sự tín nhiệm của cộng đồng xã hội, đảm bảo tac động tích cực vao sự thành công của tổ chức. Vậy ngành PR là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa hoạt động quảng cáo và công việc PR là gì?
I. Khái niệm PR là gì?
Có nhiều người định nghĩa cho “PR là gì”, nhưng có lẽ khái niệm đầy đủ và chính xác nhất là khái niệm của Public Relations News cho rằng “Quan hệ công chúng được nhận định là một chức năng quản trị nhằm mục đích đánh giá thái độ của công chúng, xác định những chính sách và các quy trình của một tổ chức với lợi ích của cộng đồng và thực hiện chương trình hành động, truyền thông để thu về được sự hiểu biết cũng như sự chấp nhận của công chúng nói chung”.
Khái niệm PR là gì?
PR trên facebook là gì? Để trả lời cho câu hỏi PR trên facebook là gì thì chúng ta cần làm rõ rằng, facebook cũng giống như các mạng xã hội khác như twitter hay youtube. Vì vậy, PR trên facebook chính là sử dụng mạng xã hội facebook để là nơi thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng.
Chức năng của công việc PR là gì? Quan hệ công chúng thực sự là một chức năng quản trị. Việc quản trị được hiểu theo nghĩa rọng của nó: không giới hạn trong quản trị kinh doanh mà còn đối với các loại hình tổ chức khác, bao gồm cả tổ chức phi lợi nhuận.
Theo khái niệm trên thì các giai đoạn của công việc PR là gì? Chúng bao gồm 4 giai đoạn:
1. Xác định và đánh giá thái độ công chúng
2. Xác định các chính sách và quy trình của một tổ chức với công chúng quan tâm
3. Phát triển và thực hiện một chương trình truyền thông được thiết kế nhằm giúp công chúng hiểu biết và chấp nhận . Quá trình này không xảy ra cùng một lúc. Một chương trình quan hệ công chúng diễn ra hiệu quả phải tiến hành liên tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
4. Cuối cùng khái niệm PR là gì cho thấy quan hệ công chúng không chỉ được thiết kế để bán một sản phẩm hay dịch vụ. Chương trình quan hệ công chúng có thể liên quan đến những yếu tố của chương trình truyền thông đã thảo luận, nhưng sử dụng chúng một cách khác nhau.
II. Sự khác nhau giữa hoạt động quảng cáo và hoạt động PR là gì?
Sự khác nhau giữa hoạt động quảng cáo và hoạt động PR là gì?
Cũng như nhiều người nhầm lẫn giữa tuyên truyền với quan đi công chúng, ở đây cũng có một số nhầm lẫn về sự khác biệt giữa tuyên truyền (một lĩnh vực của quan hệ công chúng) với quảng cáo.
Mặc dù tuyên truyền và quảng cáo đều sử dụng phương tiện truyền thông để đăng tải thông điệp. Tuy nhiên, định dạng và bối cảnh của hai công cụ này là khác nhau. Tuyên truyền - thông tin về một sự kiện, một cá nhân hay một nhóm, một sản phẩm - xuất hiện như là một bản tin hay câu chuyện trên phương tiện truyền thông. Tài liệu được chuẩn bị bởi nhà quản trị hoạt động quan hệ công chúng và gửi đến phòng tin tức để phê duyệt. Nhà báo được coi là người gác cổng, quyết định việc sử dụng hay không sử dụng các tài liệu này.
Quảng cáo lại hoàn toàn trái ngược, chúng được trả tiền để mua khoảng không và thời gian phát sóng. Tổ chức và cá nhân ký hợp đồng với phòng quảng cáo của phương tiện truyền thông để đăng tải trên báo, tạp chí hay truyền hình. Dựa vào việc chấp nhận bỏ chi phí mua quảng cáo, tổ chức/ doanh nghiệp có thể quyết định và kiểm soát được nội dung, cách thức, thời gian và địa điểm phát/ đăng quảng cáo. Nói cách khác, quảng cáo đơn giản là thuê khoảng không trên phương tiện truyền thông. Một phần doanh thu đáng kể cho tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng đến từ việc bán khoảng không quảng cáo.
Một số khác biệt khác giữa hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng - công việc PR là gì?
Quảng cáo hoạt động gần như chỉ qua các phương tiện truyền thông; quan hệ công chúng dựa vào một số công cụ truyền thông tờ rời, thuyết trình, sự kiện đặc biệt, thông cáo báo chí, câu chuyện thương hiệu,...
Quảng cáo hướng tới công chúng bên ngoài – người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ; ngành PR - quan hệ công chúng truyền tải thông điệp của mình tới công chúng bên ngoài không chỉ khách hàng mà cả những công chúng chuyên biệt khác (cổ đông, người bán, lãnh đạo cộng đồng, các nhóm môi trường,...) và công chúng bên trong (nhân viên PR quan hệ công chúng).
Quảng cáo dễ dàng được xác định như là một chức năng truyền thông chuyên biệt; quan hệ công chúng lại có phạm vi rộng hơn, đối phó với những chính sách và hiệu suất của toàn bộ tổ chức, từ tinh thần của nhân viên đến cách trả lời các cuộc gọi của khách hàng,... Chúng trá hình hơn.
Quảng cáo thường được sử dụng như là một công cụ truyền thông trong quan hệ công chúng và hoạt động quan hệ công chúng thường hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo. Chức năng của quảng cáo là để bán sản phẩm và dịch vụ, chức năng của quan hệ công chúng là để tạo ra môi trường mà tổ chức có thể phát triển mạnh, ứng phó với những nhân tố kinh tế, xã hội và chính có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của tổ chức.
III. Công việc cần thực hiện của PR là gì?
Công việc cần thực hiện của PR là gì?
Những công việc cần thực hiện trong ngành PR là gì? PR hay quan hệ công chúng bao gồm 7 hoạt động là:
Quan hệ đối nội
Quan hệ với giới truyền thông
Hoạt động truyền thông cho chương trình quan hệ công chúng
Quan hệ cộng đồng
Vận động hành lang - lobbying
Quan trị khủng hoảng
Quan hệ với nhà đầu tư
1. Quan hệ đối nội trong PR là gì?
Quan hệ đối nội trong PR là gì?
Trong ngành PR ,về cơ bản, quan hệ đối nội là nền tảng cho sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Trước khi xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư, nhà đầu tư và các thực thể bên ngoài khác của tổ chức, nhà quản trị phải chú ý tới những người thực hiện những công việc đó – chính là nhân viên của tổ chức. Hence, một CEO đã nói về người lao động như là “công chúng số một” của họ hay như là “tài sản quan trọng nhất của tổ chức”, họ cố gắng tạo ra một “văn hóa tổ chức” và coi đó là cơ sở cho việc thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi.
Vậy quan hệ đối nội trong ngành PRlà gì? Quan hệ đối nội còn được gọi là “truyền thông nội bộ với người lao động”, “quan hệ với người lao động” hay “quan hệ nội bộ”. Đặc trưng của hoạt động này là thiết lập kế hoạch và thực hiện các chương trình truyền thông để cung cấp thông tin và tạo động cơ cho người lao động, đồng thời truyền bá văn hóa của tổ chức. Với quan hệ đối nội trong công ty, cách thực hiện pr trên facebook là gì? Có thể thực hiện hoạt động này thông qua việc xây dựng kênh truyền thông trên facebook, sử dụng chúng như là một kênh thông tin của doanh nghiệp để thông báo các sự kiện sắp diễn ra hay dành để khen thưởng những cá nhân, tập thể có cố gắng.
2. Quan hệ với giới truyền thông trong PR là gì?
Quan hệ với giới truyền thông trong ngành PR là gì? Nhiều tin tức và thông tin trên các phương tiện truyền thông có nguồn gốc từ quan hệ công chúng. Bởi vì, các nguồn này không phải trả tiền cho việc đăng tải. Tuy nhiên, rất ít hoặc khó kiểm soát nếu thông tin được sử dụng, khi nào thông tin được sử dụng, và nó được sử dụng như thế nào, có bị sử dụng sai mục đích bởi phương tiện truyền thông hay không,... Nguồn tin mà chuyên viên quan hệ công chúng cung cấp được đánh giá là đáng tin cậy về thông tin tuyên truyền - và họ hy vọng rằng các biên tập viên và phóng viên sẽ sử dụng những thông tin này.
Giới truyền thông ra quyết định có hoặc không sử dụng thông tin mà chuyên viên quan hệ công chúng cung cấp dựa vào phán đoán của họ về giá trị tin tức và mức độ quan tâm của độc giả đối với tin tức đó. Khi sử dụng thông tin do chuyên viên quan hệ công chúng cung cấp, giới truyền thông có thể thay đổi thông tin ban đầu, thay đổi cách trình bày hay ngôn ngữ để hấp dẫn công chúng. Bởi vậy, trong mắt công chúng, các thông tin đăng tải trên phương tiện truyền thông luôn là những thông tin khác quan do những nhà báo, phóng viên khai thác và cung cấp.
Có thể thực hiện quan hệ với giới truyền thông bằng hoạt động pr trên facebook là gì? Đó là đưa những chương trình, nội dung gặp mặt trao đổi với giới truyền thông lên kênh tương tác mạng xã hội lớn này.
3. Hoạt động truyền thông cho chương trình quan hệ công chúng trong PR là gì?
Hoạt động truyền thông cho chương trình quan hệ công chúng trong PR là gì?
Các tổ chức cũng sử dụng quảng cáo cho mục đích quan hệ công chúng khi mà họ muốn giải quyết những chỉ trích mà họ phải hứng chịu trên các phương tiện truyền thông. Đó có thể là những nội dung mà họ không kiểm soát được, họ cho rằng quan điểm của mình không được thông tin một cách trung thực, họ cảm thấy công chúng không hiểu và thờ ơ với các vấn đề, hoặc khi họ đang cố gắng tham gia vào một vấn đề nào đó. Đó chính là những việc cho câu hỏi: Hoạt động truyền thông cho chương trình quan hệ công chúng trong ngành PR là gì?
4. Quan hệ cộng đồng trong PR là gì?
Quan hệ cộng đồng trong công việc PR là gì? Đây là một phần chuyên biệt của quan hệ công chúng nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ với các cơ quan chính phủ, công đồng dân cư và nhóm tham gia cộng đồng, nhằm gây ảnh hưởng chính sách cộng đồng.
Xây dựng và phát triển hệ thống cộng đồng ngày càng có vai trò quan trọng đối với tổ chức/ doanh nghiệp. Nó liên quan tới sự thay đổi nhân sự trong chính phủ, sự biến đổi của truyền thông, vai trò ngày càng lớn của chính quyền địa phương và Trung ương, cũng như môi trường kinh doanh đang dần trở nên phức tạp hơn.
5. Vận động hành lang - lobbying trong PR là gì?
Lobbing trong công việc PR là gì? Lĩnh vực chuyên biệt của quan hệ cộng đồng - vận động hành lang - là những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng đến các quyết định của pháp luật và quy định của Chính phủ. Thượng nghị viên Mỹ định nghĩa vận động hành lang như sau: “Là những hoạt động nhằm cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp đề xuất, thông qua, bãi bỏ đạo luật nào đó, hoặc thay đổi những điều luật hiện hành."
Thường xuyên lạm dụng quá mức và nhận nhiều chỉ trích từ cộng đồng, vận hành lang vẫn là một phương pháp hợp tác và được chấp nhận cho các nhóm công dân, hiệp hội, công đoàn, tập đoàn và các nhóm có mối quan hệ đặc biệt khác để gây ảnh hưởng tới việc ra quyết định của Chính phủ.
6. Quản trị khủng hoảng trong PR là gì?
Quản trị khủng hoảng trong PR là gì?
Hoạt động quản trị khủng hoảng trong công việc PR là gì? Đây là quá trình chủ động dự đoán, xác định, đánh giá và phản hồi cho các vấn đề chính sách mà ảnh hưởng đến mối quan hệ của tổ chức với công chúng của nó.
Hai đặc điểm cơ bản đặc biệt của quản trị khủng hoảng là: (1) nhận diện sớm những vấn đề tồn tại tác động đến tổ chức và (2) chiến lược ứng phó được thiết kế để giảm thiếu những tác động của nó. Chẳng hạn, trong bối cảnh dư luận, quản trị khủng hoảng cần “cố gắng phân tích các xu hướng dư luận, từ đó giúp tổ chức/ doanh nghiệp có thể lên kế hoạch phản hồi, ứng phó trước khi chúng trở thành những cuộc xung đột nghiêm trọng".
7. Quan hệ với nhà đầu tư trong PR là gì?
Mục đích của việc quan hệ với nhà đầu tư trong công việc PR là gì?
Đây là một mảng chuyên biệt trong hệ thống hoạt động của của tổ chức/ doanh nghiệp nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ lợi ích chung với cổ đông và các thành phần khác trong cộng đồng tài chính. Các nhà quản lý hoạt động quan hệ công ty xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà đầu tư, nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty. Nhờ đó mà giảm bớt chi phí bằng việc làm tăng niềm tin cổ đông, làm cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính.
IV. Bí quyết để tối ưu hóa chi phí cho công việc PR là gì?
Bí quyết để tối ưu hóa chi phí cho hoạt động PR là gì? Để tối ưu hóa được chi phí cho hoạt động PR, trước tiên, người quản trị marketing hay thực hiện hoạt động PR phải xác định rõ ràng các vấn đề trong quy trình quản trị quan hệ công chúng - PR là gì? Trong bản lập kế hoạch phải vạch rõ các công việc thực hiện, nhân sự thực hiện và phương án dự trù nếu có xảy ra trường hợp khẩn cấp.
V. Làm thế nào để nhận biết bạn có phù hợp với ngành PR hay không?
Để biết được bản thân có phù hợp với vị trí trong công việ PR hay không, bạn đọc có thể đánh giá bản thân theo các tiêu chí dưới đây:
1. Ưa thích các hoạt động, sự kiện
2. Thích viết ra những ý tưởng cho các sự kiện hay hoạt động nào đó
3. Nhạy cảm với những tin tức hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh mình
4. Kỹ năng giao tiếp tốt
5 . Luôn cẩn thận và làm việc có kế hoạch
6. Có nhiều trải nghiệm và kiên định
7. Giảm cái tôi của mình lại
VI. Kết luận
PR là một trong các công cụ quan trọng của hoạt động truyền thông marketing tích hợp IMC và trong cả chương trình marketing. Hiểu rõ nghề PR là gì, pr trên facebook là gì và các hoạt động trong lĩnh vực này là một trong những yếu tố nền tảng để thực hiện tốt một bản kế hoạch truyền thông bằng quan hệ công chúng hiệu quả.