PR là cách thức mà các doanh nghiệp quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua tiếng nói của bên thứ ba. Vậy PR là gì? Hãy tìm hiểu bài viết của 123job.vn để hiểu rõ hơn nhé!

I. PR là gì?

PR (Public Relations) có nghĩa là quan hệ công chúng. Lý thuyết học thuật từ PR đa phần du nhập từ nước ngoài, tuy nhiên đối với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm sang hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Bản chất của nghề PR là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.

Quan hệ công chúngNgành quan hệ công chúng là một kênh truyền thông tiếp thị giúp kết nối công ty với đối tượng mục tiêu

II. Tài sản lớn nhất của người làm PR là gì?

Người làm PR mà không có thông tin về sản phẩm thì coi như chẳng có ý nghĩa gì. Kể cả khi bạn sở hữu nhiều kênh truyền thông trong tay, nhiều chi phí, nhiều quan hệ lớn… biết làm gì với những điều này đây khi mà chúng ta không có thông tin đưa vào đó và nhiều nơi thậm chí còn chưa có cả mục đích của việc truyền thông.

III. Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo 

Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về PR là gì? Vậy PR khác quảng cáo ở những điểm nào? Hay nói cách khác PR có phải là quảng cáo không? Dưới đây sẽ là 1 số ý kiến về sự khác nhau giữa PR và quảng cáo để bạn đọc có thể hiểu hơn:

PR là việc tìm kiếm và xây dựng phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp với cộng đồng, từ đó tạo nên lợi ích cho đôi bên. PR bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như quan hệ đoàn thể, PR truyền thông nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội và xử lý khủng hoảng.

Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, quảng bá nhằm đi tới mục tiêu chính là giới thiệu thông tin sản phẩm dịch vụ, thương hiệu hay những ý tưởng, công trình nghiên cứu đến khách hàng, nhằm tạo nên hành vi, thói quen của khách hàng. Từ đó kêu gọi hành động từ phía khách hàng bằng thông điệp.

IV. Những công việc cụ thể của người làm PR

Người làm PR sẽ sử dụng tất cả các hình thức truyền thông và thông tin liên lạc để xây dựng, duy trì và quản lý danh tiếng của công ty. PR sẽ truyền đạt thông điệp chính, thường sử dụng xác nhận của bên thứ ba để xác định đối tượng mục tiêu, thiết lập, duy trì thiện chí, sự hiểu biết giữa tổ chức và công chúng.

Là một nhân viên PR, bạn sẽ theo dõi công khai và tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu mối quan tâm và kỳ vọng của các bên liên quan. Một số công việc mà người làm PR thường làm chính là:

  • Lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.

  • Giao tiếp với đồng nghiệp và người phát ngôn chính.

  • Liên lạc và trả lời các câu hỏi từ truyền thông, cá nhân và các tổ chức thông qua điện thoại và email.

  • Đối chiếu và phân tích các phương tiện truyền thông.

  • Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo công khai, tờ rơi, thư mời trực tiếp, video quảng cáo, ảnh, phim và chương trình đa phương tiện khác.

  • Tổ chức các sự kiện bao gồm họp báo, triển lãm, opening và các tour báo chí. Bồi dưỡng quan hệ cộng đồng thông qua các sự kiện như ngày mở cửa và thông qua sự tham gia trong các sáng kiến ​​cộng đồng.

  • Duy trì và cập nhật thông tin trên trang web của tổ chức. Quản lý và tương tác với người dùng trên các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook.

VI. Tố chất cần có của người làm PR chuyên nghiệp

1. Yêu thích các hoạt động, sự kiện

Bạn là người hướng ngoại luôn thích tham gia các hoạt động sự kiện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường với các hoạt động đội nhóm, luôn tự tin vào bản thân mình và giữ các vai trò lãnh đạo điều hướng trong các hoạt động. Đây chính là yếu tố đầu tiên cho thấy bạn phù hợp với ngành nghề quan hệ công chúng.

2. Thích viết ra những ý tưởng sáng tạo

Bạn có khả năng viết tốt, có thể trình bày những ý tưởng mà bạn có ra giấy một cách rõ ràng, sinh động. Bạn có sở thích xem các đoạn quảng cáo trên TV để tìm ra những ý tưởng hay có thể giúp cho các quảng cáo trở nên sinh động, thu hút được nhiều công chúng chú ý hơn. Bạn luôn có mong muốn đưa ra các ý tưởng độc đáo giúp cho các thương hiệu trở nên nổi tiếng và được nhiều khách hàng biết đến. Bạn có khả năng sáng tạo các nội dung giúp cho sản phẩm hoặc thương hiệu mong muốn được trở nên hấp dẫn, tăng sự tin tưởng của công chúng vào thương hiệu, điều đó giúp cho thương hiệu thành công hơn. Đó là một trong những yếu tố rất quan trọng trong ngành PR.

3. Nhạy bén với các tin tức, sự kiện

Để có thể làm việc và thành công trong ngành PR, một yếu tố quan trọng khác bạn cần chú ý đến đó là sự nhạy cảm với các thông tin và sự kiện đang xảy ra hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thể nắm bắt được các xu hướng và vấn đề công chúng đang rất quan tâm. Từ đó có những kế hoạch truyền thông phù hợp để có thể sáng tạo nội dung giúp lan tỏa thông điệp bạn muốn truyền tải đến nhiều người.

4. Có kỹ năng giao tiếp tốt

Những chuyên gia PR thành công luôn là những người giao tiếp rất giỏi, họ chủ động trong các cuộc nói chuyện để có thể tìm hiểu được các thông tin cần thiết cho chiến dịch sẽ triển khai sắp tới. Kỹ năng giao tiếp này giúp họ xây dựng và mở rộng mối quan hệ với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau như giới truyền thông, báo chí, nhà sản xuất…

5. Luôn cẩn thận trong công việc

Một trong những công việc chính trong ngành PR là truyền tải những thông điệp hữu ích, có lợi cho sản phẩm, thương hiệu đến với công chúng. Việc phạm phải sai lầm trong các thông điệp truyền tải là điều không thể chấp nhận được. Do đó, người làm trong ngành PR phải luôn cẩn thận và làm việc theo đúng kế hoạch, các thảo luận bàn bạc đã đề ra.

6. Luôn tạo ra cho bản thân nhiều trải nghiệm thực tế

Ngành quan hệ công chúng cần phải làm việc với rất nhiều người và nhiều bên liên quan như bên thương hiệu muốn quảng bá và giới truyền thông. Và cũng như bạn biết, mỗi bên sẽ có những lý lẽ và mong muốn riêng của mình, rất khó tránh khỏi việc xung đột giữa các bên. Do đó, người làm trong ngành PR cần phải kiên định và mạnh mẽ để có thể thuyết phục, dung hòa và đảm bảo các bên hiểu và hợp tác cùng nhau để hướng đến một chiến dịch thành công.

7. Giảm cái tôi của bản thân

Có một yếu tố đặc thù trong ngành PR đó là làm việc nhóm, điều này rất quan trọng vì bạn sẽ không thể thành công nếu làm việc một mình, mà cần phải có sự teamwork thì mới có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Do đó, trong ngành PR vị trí nào cũng rất quan trọng, nếu bạn chỉ muốn làm việc một mình thì không thể thành công trong ngành PR này được.

VII. Mách nhỏ bí quyết để có kế hoạch PR thành công 

Truyền thông đa phương tiệnNhững bước để có chiến lược PR hoàn hảo.

Tạo kế hoạch PR hoàn hảo sẽ giúp bạn đi đúng hướng để tận dụng vị thế thương hiệu và đạt được mục tiêu của mình. Dưới đây là 7 bước để tạo ra một kế hoạch quan hệ công chúng thành công:

Bước 1. Xác định mục tiêu quan hệ công chúng

Mục tiêu của chiến lược PR cần được xác định, chắc chắn là phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ về các mục tiêu này bao gồm cải thiện hình ảnh thương hiệu hoặc tăng số người tham dự tại các sự kiện do doanh nghiệp tổ chức.

Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu

Muốn xác định đối tượng thì trước hết bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng với họ. Ai cần tham gia với doanh nghiệp của bạn? Bạn cần hỗ trợ ai? Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn? Ai có cái gì đó để đạt được hoặc mất đi từ mối quan hệ của họ với bạn? Khi trả lời được những câu hỏi này nghĩa là bạn đã xác định được đối tượng mục tiêu. 

Bước 3. Chiến lược cho mọi mục tiêu

Các chiến lược ở đây bao gồm các phương thức giao tiếp, thông điệp được truyền đạt và các hoạt động khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của bạn.

Bước 4. Xác định chiến thuật

Hãy xem xét cách bạn sử dụng các nguồn lực để thực hiện các chiến lược và làm việc hướng tới các mục tiêu. Các chiến thuật PR là “vũ khí” giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đề ra trước đó. 

Bước 5. Xác định thiết lập ngân sách

Dự án nào cũng cần có ngân sách cụ thể để triển khai, bao gồm chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu… Ngân sách cần được phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu.

Bước 6. Kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động là một phần quan trọng của chiến lược PR, nó bao gồm các hoạt động cụ thể được yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Các hoạt động trong phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.

Bước 7. Đánh giá

Hãy tự hỏi liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình thông qua việc đo lường và quan sát cẩn thận hay không. Hãy cân nhắc ý kiến ​​và phản hồi của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả của các chiến lược.

VIII. Những công cụ PR hiệu quả cho doanh nghiệp

  • Community Involvement: Đây chính là các hoạt động liên quan đến cộng đồng và các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tiền bạc hoặc các buổi họp hội thảo giúp đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng.
  • Social Investment: Là các hoạt động giúp đỡ xã hội nhằm tạo dựng uy tín cho công ty trong mắt khách hàng, ví dụ như là các hoạt động từ thiện.
  • Events: Là việc tổ chức sự kiện giúp tăng nhận thức về thương hiệu, ví dụ như tài trợ hoạt động thể thao hay sự kiện trưng bày sản phẩm.
  • Lobbying: Vận động hành lang tuyên truyền là những nỗ lực nhằm mục đích gây ảnh hưởng để có được sự ủng hộ từ công chúng hay cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. Trên thực tế, công cụ này khi được áp dụng tại Việt Nam đã phần nào biến chất.
  • Publications: Là chiến lược truyền thông tiếp thị như phát hành những ấn phẩm, tạp chí, sách báo chứa những thông tin về công ty hữu ích cho khách hàng.
  • News: Thực hiện thông cáo báo chí, sử dụng tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện có lợi cho công ty, nhân viên và các sản phẩm của công ty.
  • Identity media: Là những công cụ nhận diện tạo nên cái riêng của công ty, tạo điểm nhấn và khác biệt với các tổ chức khác. Ví dụ như là logo, slogan hay văn hóa doanh nghiệp.

Khi đã hiểu rõ được những công cụ này, việc của nhân viên PR là áp dụng chúng một cách hợp lý với tình hình của tổ chức để có thể đưa ra những chiến lược PR phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Yếu tố không thể thiếu của một nhân viên PR đó là khả năng thuyết phục, chăm sóc khách hàng và nắm bắt tình hình để có thể tạo dựng được hình ảnh công ty tốt đẹp, đóng góp quan trọng cho công tác Marketing và sự phát triển của công ty.

IX. Kết luận 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về ngành PR, các yêu cầu công việc và yếu tố để trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp.