Senior là gì? Bạn cần có những điều gì để trở thành một Senior, Senior manager tài năng. Và những tố chất quan trọng cần phải có của một người đứng ở vị trí senior là gì? Cùng tìm hiểu với 123job nhé.
Khi bắt đầu làm việc tại một công ty, bạn sẽ nhận thấy rằng trong bộ máy hoạt động có rất nhiều các cấp bậc nhân viên và cán bộ khác nhau. Và trong đó có bộ phận là những người chuyên thực hiện hoạt động giáo dục và đào tạo cho các nhân viên mới và nhân viên cấp dưới. Đó người ta gọi là senior. Vậy, senior là gì? Senior manager là gì? Những kỹ năng cần có của một senior là gì? Và có sự khác nhau giữa junior senior như thế nào?
I. Senior là gì? Senior Manager là gì? Mối quan hệ giữa junior senior là gì?
1. Senior là gì?
Senior là gì? Senior Manager là gì? Mối quan hệ giữa junior senior là gì?
Senior là từ được dùng để chỉ người có trải nghiệm dày dặn, có khả năng và trình độ chuyên môn cao để tự mình giải quyết các vấn đề khó. Tùy thuộc vào mỗi công ty mà Senior sẽ được chia ra nhiều cấp độ tùy vào năng lực mỗi cá nhân. Năng lực cá nhân sẽ quyết định cấp độ Senior cao hay thấp.
2. Senior Manager là gì? Mối quan hệ giữa junior senior là gì?
Khái niệm của senior manager là gì? Về cơ bản senior chỉ người có năng lực và trình độ làm việc tốt hơn so với nhân viên trung bình. Đó chính là điểm khác nhau cơ bản giữa hai vị trí junior senior. Senior Manager sau nhiều năm cống hiến làm việc, có nhiều kinh nghiệm thì họ có thể được quản trị một số nhân viên trong doanh nghiệp.
II. Tìm hiểu về Senior Developer
1. Senior Developer là gì?
“Senior Developer” là vị trí của các lập trình viên cấp cao. Những người này có thể làm tốt ở tất cả giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm: lên ý tưởng, design, phát triển, bảo trì; liên lạc, trao đổi với các khách hàng, lắng nghe những vấn đề của họ…
Lập trình viên ở vị trí này phải có khả năng quản lý dự án mà mình phụ trách. Họ không làm việc một mình mà phải hướng dẫn, hỗ trợ, lên kế hoạch, đặt mục tiêu tới ch đội nhóm của mình.
2. Công việc chính của lập trình viên trình độ senior là gì?
Những công việc phải làm của người lập trình với trình độ senior là gì? Họ có những nhiệm vụ chính như sau:
Liên lạc khách hàng; lắng nghe phản hồi, vấn đề xảy ra.
Phân tích, thảo luận với đội để tìm ra giải pháp thích hợp và đưa ra thời gian dự định hoàn thành xong công việc.
Chia nhỏ thành đầu mục công việc ra và hướng dẫn cho thành viên còn “non tay” để họphối hợp với những người còn lại và đạt kết quả tốt nhất có thể.
Duyệt code và thử các phương án chạy thử nghiệm
Tìm cách cải thiện hiệu năng hoạt động của hệ thống nếu nó không đạt hiệu quả như mong muốn.
Sửa lại các đoạn code bị lỗi hoặc chưa hoàn chỉnh để các chương trình chạy “mượt” hơn.
3. Mức thu nhập
Múc thu nhập của developer phụ thuộc nhiều vào năng lực làm việc của họ và mức độ hoàn thành công việc. Các Senior Developer thường có mức lương trung bình dao động từ 15.000.000đ – 20.000.000 đ/tháng. Với vị trí Junior Developer hoặc người mới ra trường thì sẽ rơi vào khoảng 6.000.000đ đến 8.000.000đ/tháng.
III. Những tố chất cần có của một senior là gì?
Những tố chất cần có của một senior là gì?
1. Kỹ năng lãnh đạo của senior là gì?
Kỹ năng lãnh đạo có thể đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất của quản lý cấp cao. Họ được giao nhiệm vụ từ cấp trên, sau đó về truyền đạt lại cho team và quản lý họ để đạt được những mục tiêu nhất định.
Người làm ở vị trí senior cần rèn luyện kỹ năng lãnh đạo để có đủ khả năng và kinh nghiệm để dẫn dắt team hoàn thành mục tiêu. Bạn với vị trí là ngọn hải đăng dẫn đường cho các nhân viên bên dưới, là tấm gương để noi theo.
2. Kỹ năng teamwork của senior là gì??
Dù bạn là nhân viên cấp thấp hay quản lý cấp cao thì kỹ năng teamwork – làm việc nhóm đều có vai trò cực kỳ quan trọng. Để công việc có thể diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả tối đa thì bạn phải biết cách làm việc chung với các thành viên trong team.
Bạn là người hướng dẫn, tạo bầu không khí và gắn kết các thành viên lại với nhau. Hãy sẵn sàng để hỗ trợ cho nhân viên của mình bất cứ khi nào họ cần để không có ai bị bỏ lại! Chỉ khi các thành viên đều tốt thì đội nhóm mới vững mạnh và đạt đến đích hơn!
3. Kỹ năng giao tiếp của người senior là gì?
Khi bạn đã đạt đến trình độ “cấp cao” thì kỹ năng giao tiếp đã trở thành một loại “vũ khí” không thể thiếu. Là người lãnh đạo, bạn phải kết nối các nhân viên với nhau, trao đổi thông tin với lãnh đạo và đối tác, khách hàng. Vì vậy, khả năng giao tiếp khéo léo sẽ thuyết phục được cấp trên và đối tác; khiến các nhân viên cấp dưới tin tưởng và thực hiện những yêu cầu bạn đề ra.
IV. Cần có kĩ năng cần có để trở thành lập trình viên vơi trình độ senior là gì?
Cần có kĩ năng cần có để trở thành lập trình viên vơi trình độ senior là gì?
1. Kỹ năng chuyên môn của người senior là gì?
Việc tập trung vào 1 thứ sẽ giúp bạn trở nên thành thạo hơn và hiểu cách mà mọi thứ kết nối với nhau. Nếu bạn là lập trình viên có xuất thân từ bootcamp, hay bạn chưa có bằng về Khoa học máy tính, bạn cần bắt đầ tìm hiểu từ cấu trúc dữ liệu, giải thuật và topic về khoa học máy tính.
2. Kỹ năng làm việc nhóm của senior là gì?
Nếu bạn thuộc tuýp người có thể thoải mái hợp tác với mọi người trong mọi chiến dịch, mọi nhóm mà bạn than gia, thì đó là một kỹ năng tốt vô cùng. Làm việc nhóm là việc bạn kết hợp với một nhóm người khác để cùng thực hiện một nhiệm vụ, và những người trong nhóm thể hiện những kỹ năng chuyên nghiệp khác nhau, người nọ bù trừ cho người kia để tạo ra một tập thể hoàn hảo nhất.
3. Kỹ năng Client, User cả senior là gì?
Bạn có tự tin có thể nói chuyện với người dùng và hiểu được yêu cầu của họ? Lập trình viên senior phải là người biết cách lắng nghe và đưa ra lời khuyên phù hợp với vấn đề khách hàng của họ gặp phải. Hãy phát triển kĩ năng này bằng cách học hỏi từ người nổi tiếng, xem cách chia nhỏ vấn đề như thế nào và bạn có thể nhận thấy sự tương đồng trong đó.
4. Kỹ năng phát triển của senior là gì?
Lập trình viên senior luôn luôn học hỏi mỗi ngày. Họ luôn tìm cách để thảo luận với các lập trình viên khác, hỏi những câu hỏi, thảo luận về chủ đề mới và dành thời gian vào những thứ họ hứng thú, đáng học.
5. Kỹ năng sale/ phỏng vấn của senior là gì?
Lập trình viên senior đóng vai trò quan trọng vì họ có khả năng truyền đạt tốt, nhận biết nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy họ tự nắm bắt được cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn. Kĩ năng bán hàng và giao dịch đàm phán là những kĩ năng cần có để trở nên chuyên nghiệp hơn.
V. Một số thông tin về Senior Manager cho bạn
Một số thông tin về Senior Manager cho bạn
1. Yêu cầu của người làm Senior Manager là gì?
Để thực hiện tốt vị trí này, bạn cần có một số tiêu chuẩn như:
Người trong độ tuổi 24-30
Có tố chất chỉ huy, có hiểu biết về quản trị.
Có tư duy về hệ thống và khả năng nâng cao tư duy
Thành thạo tin học, tiếng Anh và kinh nghiệm trong nghề là một lợi thế.
Có kinh nghiệm hoạt động tron. Tất nhiên khi yêu cầu một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó, nếu bạn có trải nghiệm về ngành bạn rất có thể được ưu ái hơn rất nhiều.
2. Thời cơ phát triển của nghề Senior Manager
Ngành này hoàn toàn có nhiều cơ hội được thăng tiến, khi làm ngành này bạn có thể:
Trở thành người quản trị cấp cao, CEO chuyên môn cao dày dặn kinh nghiệm.
Khỏi nghiệp sau nhiều năm làm lĩnh vực này
Rèn luyện chuyên môn của bản thân
Triển khai ý tưởng cá nhân thành hiện thự với sự giúp sức và đầu tư đến từ công ty và nhân viên dưới quyền.
Có được nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống trong các ngành nhờ phản xạ nhanh nhạy và đúng trọng tâm. Do vậy, khi chuyển đơn vị làm việc thì dễ hòa nhập.
3. Mức lương của Senior Manager
Theo khảo sát, mức lương cho vị trí này giao động trong khoảng từ 9 triệu đến 60 triệu đồng/tháng phụ thuộc quy mô công ty, số lượng và ngành. Một yếu tố quan trọng cho đàm phán mức lương đó là kinh nghiệm làm việc và thâm niên trong vị trí tương đương.
4. Một số công việc thường xuyên của Senior Manage
- Thực hiện công việc về lập kế hoạch theo mục tiêu cấp trên đề ra.
- Xác định và định hướng mục tiêu tổ chức, đề ra những phương pháp để đạt được chúng.
- Truyền đạt tư tưởng, hướng dẫn, nhận xét nhân viên thực hiện các việc được giao
- Đánh giá và đưa ra những hoạt động và sáng kiến nhằm nâng tầm tổ chức.
- Phê duyệt, tổ chức chương trình và chiến dịch, phong trào của nội bộ công ty
- Giám sát ngân sách và điều động nhân lực trong việc hoàn thành tiến độ dự án.
- Và thực hiện rất nhiều những ngành khác theo sự điều hành và phân công do cấp trên quy định.
5. Khả năng cần và đủ của một Senior Manager
5.1. Có sự am hiểu về chuyên môn
Senior Manager là người có sự am hiểu trên mọi lĩnh vực công việc. Họ phải hiểu được mục đích hoạt động của công ty, từ đó lên chiến thuật thực hiện để đạt được các mục tiêu. Song hành cùng nó, Senior manager cũng phải biết và nắm trọn được các thông tin về làm việc quản trị của chính bản thân mình.
5.2. Phân chia và quản trị nhân sự một cách hợp lý
Khi là người senior thì phải biết chia đầu mục công việc theo năng lực của từng người, xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Một người không thể ôm quá nhiều việc khiến quá tải, tương tự, một người không thể quá nhẹ nhàng, như vậy có thể khiến sự bất mãn và mệt mỏi giữa những người trong công ty.
5.3. Tinh thần trách nhiệm
Trách nhiệm là một điều kiện cơ bản của người lao động. Mọi lỗi lầm đều phải trả giá, do vậy, ai làm việc gì đều gánh trê vai mình hai chứ trách nhiệm. Và với người senior, hai chữ này càng nặng hơn vì họ là người kết nối giữa ban lãnh đạo cấp cao và nhân viên công ty, là người quản trị người khác và định hướng phát triển cho công ty.
5.5. Có sự công bằng và tôn trọng
Công bằng và tôn trọng người khác là điều kiện đầu tiên để kết nối với người khác. Không thể khiến người dưới quyền toàn tâm toàn lực dốc sức làm việc nếu họ không nhận được cách đối xử giống như con người và giống như người khác. Duy trì công bằng cho mọi người bằng cách sắp xếp công việc và đánh giá kết quả, tốt thì khen họ, chưa tốt thì phê binh và chỉ ra điểm còn yếu kém và giúp đỡ họ thực hiện tốt hơn.
VI. Kết luận
123job đã mang đến cho bạn đọc những thông tin về Senior, mối quan hệ giữa junior senior. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về vị trí này để có định hướng tốt hơn cho công việc trong tương lai.