Startup là đang là vấn đề nóng hổi và là một trong những xu hướng mà giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi. Tuy nhiên nếu bạn không có kỹ năng quản lý tốt, không có kế hoạch thì rất dễ dẫn tới thất bại.
Startup là đang là xu hướng mà giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi. Tuy nhiên nếu bạn không có kỹ năng quản lý tốt, không có kế hoạch thì rất dễ dẫn tới thất bại. Bởi vì nhiệm vụ quan trọng của các startup là dẫn dắt công ty đi đến thành công.
Vậy phải làm gì để có thể vượt qua những khó khăn, trắc trở và đạt được thành công, đó là bạn phải không ngừng học hỏi từ chính những người sếp cũ. Trong bài viết này, 123job.vn sẽ trả lời cho bạn câu hỏi: Startup có thể học được những kỹ năng quản lý gì từ các sếp cũ ?
1. Sự hoàn hảo trong công việc
Sự hoàn hảo trong kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý đầu tiên bạn có thể học hỏi đó là sự hoàn hảo trong mọi công việc. Chắc chắn bạn đã từng gặp những người sếp khó tính, những người bắt nhân viên của mình sửa đi sửa lại hàng chục lần, từ dấu chấm, dấu phẩy, đến câu từ, cân nhắc xem viết thế đã đúng ý chưa, hay cần phải chỉnh lại trong mỗi bản báo cáo. Bạn có từng phát điên lên mà tranh cãi với sếp. Nhưng họ vẫn mặc kệ và bắt chúng ta làm lại bắt làm.
Và rồi đến lúc hoàn thiện các bản báo cáo, bạn sẽ thấy rất tự hào và tự sướng với sản phẩm đầu tay ấy. Vì đối với bạn, nó là bản hoàn hảo nhất vì bạn đã thật sự toàn tâm toàn ý với nó, đã phải trăn trở, mất ngủ, vật vã vì nó.
Có thể nói, đó là kỹ năng quản lý nhân viên hiệu quả nhất mà được rất nhiều người áp dụng.
Một người sếp cũ luôn bảo nhân viên của mình như thế này: “Em có thể làm sai cũng được, nhưng em phải cực kỳ nghiêm túc trong việc em làm. Việc đó sẽ tạo thành thói quen rất tốt cho sự nghiệp của em. Còn nếu em cứ tầm phào và dễ dãi trong mọi công việc thì em sẽ không bao giờ thành công được.”
Sự hoàn hảo trong công việc chính là kỹ năng quan trọng đầu diên trong các kỹ năng quản lý của những người sếp
2. Điều đó có đáng để đánh đổi không?
Điều đó có đáng đánh đổi để có kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý là gì ? Để có thể thành công, một người sếp phải có kỹ năng quản lý quyết đoán giúp nhân viên dễ dàng đưa ra quyết định trong mọi tình huống. Đó là người sẽ thường đặt ra câu “Điều đó có đáng để đánh đổi không?” cho nhân viên khi họ đang chần chừ trong một việc gì đó.
Một sếp khác đã dạy nhân viên của mình rằng: mỗi khi em định làm một việc gì đó có tính tranh cãi, hoặc chỉ là đua tranh thi đấu với người khác khác thì em hãy nghĩ là làm điều ấy có thực sự đáng đánh đổi không? Em có nhất thiết phải làm như thế không?
Nghe lời sếp, đã rất nhiều lần nhân viên nhẫn nhịn và bỏ qua được những cuộc ganh đua hoặc làm ăn không cần thiết. Mỗi lần như thế, họ lại ngồi và nghĩ: “có nhất thiết và đáng phải làm không?”. Bởi vì nếu đã làm thì phải làm cho đến cùng, còn nếu bỏ qua được thì nên bỏ qua luôn.
Đây chính là một câu hỏi quan trọng tạo nên các kỹ năng quản lý tốt cho của những người sếp tương lai.
3. Đừng cố tỏ ra mình là kẻ thông minh nhất
Để có thể kỹ năng quản lý tốt, bạn đừng cố tỏ ra mình là kẻ thông minh nhất.
Chắc chắn bạn đã từng dự rất nhiều cuộc họp mà CEO hoặc chủ tịch, ngồi nói thao thao bất tuyệt, chiếm diễn đàn từ đầu đến cuối buổi.
Có lãnh đạo chưa nghe hết bản trình bày của nhân viên thì mặt đã nhăn như bị và cau có làm nhân viên vừa nói vừa phải đoán ý liệu mình trình bày thế có đúng ý lão không. Thế là đám nhân viên “chán chả buồn nói hay làm, kệ sếp muốn thế nào gì thì em làm thế ấy” vì “tụt cảm hứng làm việc.” Sau đó, các vị đó lại bảo nhân viên của mình: “Tại sao anh lại không có nhân viên giỏi, em ạ” hoặc “nhân viên của chị nó chả ra gì”. Họ chỉ im lặng nghĩ bụng: ông nói lắm thế, lúc nào cũng vỗ ngực mình giỏi và chê bai nhân viên thì chả ai muốn làm với ông cả.
Sẽ chả có nhân viên nào muốn làm việc với một sếp mà lúc nào mình cũng cảm thấy thua kém và không thể đóng góp gì hơn được. Chỉ có sếp “ngu” mới trở thành kẻ thông minh nhất. Nhân viên sẽ luôn cảm thấy thấp kém, mặc cảm nếu nói cái đếch gì sếp cũng hơn và có thể bẻ lại.
Đây là vấn đề mà những người sếp tương lai nên chú ý trong kỹ năng quản lý nhân sựcủa mình.
4. Yêu bản thân, hãy trao quyền và đừng làm việc mà người khác làm được
Kỹ năng quản lý của những người sếp còn thể hiện ở việc biết cách yêu bản thân, trao quyền và không làm những việc mà nhân viên làm được. Bởi vì nếu bạn không biết sống cho bản thân mình, làm việc cho hiệu quả, trao quyền và chọn những việc quan trọng để làm thay vì ôm đồm tất cả về mình. Điều này không chỉ khiến bạn mệt mỏi và chán nản mà còn là yếu tố làm hại nhân viên khiến họ ỷ lại.
Vậy thay vì những lúc tự làm khổ mình như thế, bạn hãy đi tập gym, đánh golf, đọc sách. Và trao quyền cho hội nhân viên của mình, những công việc họ có thể làm được. Khi đó bạn vừa có sức khỏe, tinh thần thoải mái mà còn rèn luyện được kỹ năng quản lý mà nhân viên cấp dưới hiệu quả hơn. Khi đó công việc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều đó.
“Kẻ nào không yêu và trân trọng chính mình thì đừng nghĩ là kẻ đó yêu được công ty và trân trọng nhân viên mình.” Đây là một mẹo nhỏ trong kỹ năng quản lý nhân viên của những người sếp lớn.
5. Đừng hi vọng vào công bằng, điều quan trọng nhất là phải cân bằng tâm lý
Kỹ năng quản lý từ sếp cũ
Trong cuộc sống, bạn có từng gặp tình huống là cơ hội thăng tiến của của người khác hoặc thậm chí là của chính bạn trong công ty bị một người quen của cấp trên cướp mất. Điều này có làm bạn cảm thấy vô cùng bất mãn không?
Tuy nhiên bạn phải hiểu rằng, trong công việc cạnh tranh không chỉ là cạnh tranh trên bề mặt mà còn là sự cạnh tranh về nhiều khía cạnh khác. Ví dụ như việc bạn có thể điều động được bao nhiêu nguồn tài nguyên cho dự án, bạn có những mối quan hệ và bản lĩnh gì?
Bởi vì bạn phải hiểu rằng trong cuộc sống này không tồn tại hai chữ công bằng, do vậy điều quan trọng nhất bạn là phải cân bằng về tâm lý. Đây là điều mà người sếp cũ đã dạy cho nhân viên của họ. Và họ đã áp dụng nó rất nhiều trong kỹ năng quản lý nhân viên của mình.
6. Tuyệt đối đừng nên la lối, nếu có thể xử lý riêng
Có một câu chuyện mà một người quản lý nọ kể đến khi được hỏi về của một người sếp cũ mà họ nhớ mãi. Chính người sếp đó đã dạy cho cô ấy một kỹ năng quản lý vô cùng quý giá. Đó là không được la lối mọi việc, nếu có thể xử lý riêng”.
Có một lần, trong một dự án công việc phải phối hợp liên phòng ban, khi công việc phát sinh vấn đề, thì nhân viên của họ thay vì trực tiếp tìm đồng nghiệp ở phòng bạn khác để đối chiếu thì lại định đi tìm gặp trực tiếp sếp của người đồng nghiệp đó thì bị sếp cũ ngăn lại hỏi.
Sếp hỏi cô ấy đã trao đổi với người đồng nghiệp kia chưa? Cô ấy trả lời là chưa. Sếp lại hỏi: “Vậy em biết vấn đề này ở chỗ người đồng nghiệp kia như thế nào chứ?”. Cô ấy nói không biết, cô ấy chỉ biết công việc này đang bị gặp vấn đề ở chỗ họ?
Sếp cũ đã điềm đạm nói rằng: “Em chưa tìm gặp đối phương tìm hiểu rõ tình hình của vấn đề đồng nghĩa với việc em chưa làm tốt những công việc cơ bản nhất của mình”.
Bởi vì khi em trực tiếp đi báo cáo với cấp trên của họ mà không nói chuyện riêng với người ta trước. Khi đó dù cậu nói đúng thì em cũng đã đắc tội với người đồng nghiệp đó rồi.
Ngoài ra, nếu em nói sai nghĩa khác nào gậy ông đập lưng ông. Vậy nên, nếu trong công việc, có mâu thuẫn, em tuyệt đối đừng nên căng thẳng. Và nếu có thể trao đổi giải quyết riêng thì không cần phải trình báo lên cấp trên.
Còn nếu như đã trao đổi và không thể giải quyết được, thì em hãy báo cáo lên cấp trên cũng chưa muộn mà khi đó đối phương cũng không có gì để nói mình.”
Người quản lý ấy vẫn nhớ như in câu chuyện này và thường xuyên áp dụng nó trong các quản lý nhân viên của mình. Và có lẽ cũng nhờ những bài học như vậy mà cô ấy đã có kỹ năng quản lý mọi việc tốt hơn..
7. Học cách lắng nghe trọn vẹn
Học cách lắng nghe là kỹ năng quản lý
Học cách lắng nghe trọn vẹn thông điệp của người khác là kỹ năng quản lý mà bạn nhất định phải nắm được. Khi đi làm bạn sẽ gặp tình huống như trong những cuộc họp tập thể, thường tự sẽ có người cho rằng mình là người có năng lực, có khả năng hiểu biết nên khi đồng nghiệp phát biểu được một nửa thì liền chen ngang để phản biện và phát biểu suy nghĩ của mình. Đây là điều mà bạn không nên làm, bởi vì nó sẽ khiến công việc của bạn dẫn đến sai sót.
Có thể nói, trong công việc nếu không làm tốt công tác trao đổi và nói chuyện thường sẽ hay xảy ra vấn đề. Vì vậy, có 4 điều sau bạn nên lưu ý để có kỹ năng quản lý hiệu quả:
- Đừng tự cho mình là thông minh nhất và nghĩ người khác không bằng mình.
- Không được cắt ngang lời người khác, đó là một sự lễ phép.
- Nghe người khác nói xong rồi mới trao đổi, phản biện để tiếp thu ý kiến hữu ích.
- Nghe người khác trình bày xong rồi mới hỏi, làm việc mới không xảy ra sai sót.
Điều này chính là mẹo trong kỹ năng quản lý và cũng là các quản lý nhân viên cấp dưới của các sếp lớn hiện nay.
Như vậy, trong bài viết trên 123job.vn đã chia sẽ với bạn cũng như các startup tương lai 7 kỹ năng quản lý có thể học được từ sếp cũ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hiểu hơn các cách để quản lý nhân viên hiệu quả từ họ. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong con đường khởi nghiệp. Chúc bạn sớm thành công.