Đôi khi thì trong khi làm việc, người lao động có thể tạm hoãn hợp đồng lao động. Vậy việc tạm hoãn hợp đồng lao động đó có phải là nghỉ không lương không? Và khi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì được tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Vậy để có thể trả lời những câu hỏi trên về việc tạm hoãn hợp đồng lao động, việc đi nghĩa vụ quân sự và tạm hoãn hợp đồng lao đồng, thì hãy cùng 123job đi tìm hiểu về nó nhé. Những thông tin về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự có được coi là một trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động không, khi nào người lao động sẽ nghỉ không lương và việc tạm hoãn hợp đồng lao động trên có thể xem là việc nghỉ không lương không? Những thông tin đó sẽ được 123job bật bí trong bài viết dưới đây!
I. Hiểu rõ hơn về tạm hoãn hợp đồng lao động
Việc tạm hoãn hợp đồng lao động là việc xảy ra khá thường xuyên với người lao động và doanh nghiệp, đặc biệt là khi người lao động gặp phải những trường hợp bất khả kháng cần phải thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Hiểu rõ hơn về tạm hoãn hợp đồng lao động
Mục đích của việc tạm hoãn hợp đồng lao động thì sẽ giúp cho người lao động có thể bảo vệ được công việc của mình. Có thể hiểu một cách đơn giản đó là việc người lao động tạm ngừng thời gian thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm trong hợp đồng lao động, trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó theo như quy định của pháp luật cho phép hay là do sự đồng ý thỏa thuận giữa 2 bên.
Xem thêm: Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động không thời hạn
II. 8 trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định mới nhất
Những thông tin trên giúp chúng ta hiểu được bản chất của tạm hoãn hợp đồng lao động. Vậy hãy cùng 123job đi tìm hiểu về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động nhé.
(1) Người lao động phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hay là đang có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
(2) Người lao động đang bị tạm giữ, hay là tạm giam theo như quy định của pháp luật về luật tố tụng hình sự;
(3) Người lao động đang phải chấp hành quyết định về việc áp dụng biện pháp đưa vào các trường giáo dưỡng, hay là các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc;
(4) Và với người lao động là nữ đang mang thai theo như quy định sau:
- Với lao động nữ đang mang thai nếu như có giấy xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền về việc nếu tiếp tục làm việc thì sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thì họ có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động.
- NLĐ khi thông báo tạm hoãn hợp đồng lao động cho phía NSDLĐ thì phải có kèm theo giấy xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động thì do người lao động thỏa thuận với NSDLĐ, nhưng tối thiểu thì nó phải bằng thời gian do cơ sở KCB có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ cho họ. Trường hợp mà người lao động không có chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì sẽ do hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.
8 trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định mới nhất
(5) Người lao động đang được bổ nhiệm làm quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(6) Người lao động hiện đang được ủy quyền để thực hiện quyền, và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp;
(7) Người lao động đang được ủy quyền để thực hiện quyền, và trách nhiệm của DN đối với các phần vốn của DN đầu tư tại doanh nghiệp khác;
(8) Các trường hợp khác về việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
Như vậy thì Bộ Luật lao động 2019 (so với Bộ Luật lao động 2012) đã bổ sung được thêm các trường hợp mà người lao động được quyền tạm hoãn hợp đồng lao động khi tham gia nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ và trường hợp được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của DN đối với phần vốn của DN đầu tư tại DN khác tại Mục 7.
Ngoài ra, còn có quy định cụ thể trong luật về trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động khi người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý DNNN, hay ủy quyền quản lý vốn nhà nước tại DN thay vì nêu tại Nghị định.
* Lưu ý đối với:
- Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, thì người lao động sẽ nghỉ không lương và không được hưởng các quyền, lợi ích đã giao kết như trong HĐLĐ, trừ trường hợp là hai bên đã có thỏa thuận từ trước hoặc là pháp luật có quy định khác.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày mà hết thời hạn việc tạm hoãn hợp đồng lao động, thì người lao động bắt buộc phải có mặt tại nơi làm việc và đồng thời NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại và làm công việc theo HĐLĐ đã giao kết từ đầu, nếu như HĐLĐ còn thời hạn; trừ trường hợp là hai bên có thỏa thuận trừ trước hoặc pháp luật có quy định khác.
Xem thêm: Cách viết hợp đồng lao động và top hợp đồng lao động mới nhất 2021
III. Làm thế nào để tiếp tục làm việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
Khi tạm hoãn hợp đồng lao động thì cần phải xác định được thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, và việc này sẽ do người lao động và DN thỏa thuận trước. Và dựa theo Điều 10 Nghị định 05/2015- CP đã ban hành thì người lao động và DN cần thực hiện các vấn đề sau:
1. Về phía người lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày mà hết thời hạn việc tạm hoãn hợp đồng lao động, thì người lao động bắt buộc phải có mặt tại DN. Nếu như trong trường hợp mà không thể có mặt tại DN theo như đúng thời hạn đã quy định thì người lao động cần phải báo lại với DN và thỏa thuận lại về thời gian có mặt.
Còn trong trường hợp mà NLĐ không báo lại trước với DN thì sẽ vi phạm thỏa thuận giữa 2 bên và phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Và rất có thể là với trường hợp này, người lao động sẽ bị chấm dứt hợp đồng vô thời hạn.
Về phía người lao động
2. Về phía doanh nghiệp
Còn lại về phía DN khi thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động, thì tới thời hạn đi làm trở lại đã thỏa thuận trước giữa DN và NLĐ thì doanh nghiệp phải nhận người lao động đi làm trở lại.
Bên cạnh đó thì DN cũng phải bố trí và sắp xếp, phân công công việc cho người lao động theo đúng chuyên môn của họ.
Nếu trong trường hợp mà DN không sắp xếp được công việc như đã thỏa thuận với người lao động thì cần phải thỏa thuận lại với sắp xếp một công việc mới cho họ, cũng như là phải bổ sung các điều khoản và nhiệm vụ của người lao động vào hợp đồng lao động mới.
Đây là những vấn đề mà người lao động cần phải nắm được về việc nghỉ tạm hoãn hợp đồng lao động, bởi vì khi họ đi làm trở lại và tìm một công việc mới thì sẽ không dễ dàng gì.
Mục đích của việc nắm được các quy định về việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ giúp cho NLĐ đảm bảo được công việc, bảo vệ các quyền lợi của họ và có được công ăn việc làm ổn định, trang trải cho cuộc sống.
Xem thêm: Báo cáo lao động là gì? Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất
IV. Những lưu ý về việc tạm hoãn hợp đồng lao động
Những thông tin cần lưu ý việc thực hiện đúng quy định tạm hoãn hợp đồng lao động mà người lao động và doanh nghiệp cần phải lưu ý là:
Trong quá trình tạm hoãn hợp đồng lao động thì sẽ là nghỉ không lương, cũng như là không được hưởng các quyền lợi khác do DN cấp như trong khi còn đi làm và những giao kết trong HĐLĐ. Trừ trường hợp là 2 bên có thỏa thuận từ trước hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày mà hết thời hạn việc tạm hoãn hợp đồng lao động, thì người lao động bắt buộc phải có mặt tại DN để tiếp nhận công việc, và thực hiện kế hoạch công việc mà DN đã sắp xếp. NSDLĐ bắt buộc phải nhận NLĐ, khi họ đi làm trở lại và sắp xếp công việc như trong HĐLĐ đã quy định.
Những lưu ý về việc tạm hoãn hợp đồng lao động
Những quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định rõ tại Điều 30, 31 của Bộ Luật lao động 2019 và trong Điều 32 của Luật lao động 2012.
V. Mẫu đơn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Mẫu đơn tạm hoãn hợp đồng lao động
VI. Một số câu hỏi thường gặp về tạm hoãn hợp đồng lao động
1. Tạm hoãn hợp đồng lao động khác gì nghỉ không lương?
Nhìn chung, thì việc tạm hoãn hợp đồng lao động và việc nghỉ không lương đều có những điểm giống nhau là người lao động đều sẽ không nhận được lương do DN chi trả. Tuy nhiên, thì quá trình tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ không bị tính vào thời gian thực hiện HĐLĐ, còn việc nghỉ không lương thì vẫn được tính.
Bên cạnh đó, thì các lý do và điều kiện áp dụng của 2 trường hợp này về tạm hoãn và nghỉ không lương cũng khác nhau. Bởi vì mỗi người đều có thể nghỉ không lương vì ông bà mất, cha mẹ kết hôn, việc riêng gia đình... từ 1- 2 ngày, với thời gian nghỉ là không đáng kể. Pháp luật cũng có quy định rõ về việc Nghỉ không lương và mức đóng BHXH tương ứng của nó, nếu người lao động nghỉ việc dưới 14 ngày/tháng thì họ vẫn sẽ tham gia các khoản quỹ BHXH như thông lệ. Vì vậy, DN và NLĐ cần cân nhắc, xem xét về thời gian mà tạm dừng sản xuất, để có thể đưa ra được quyết định phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được quyền lợi các bên.
2. Thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động trong bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, có các trường hợp được phép tạm hoãn hợp đồng như sau:
- Người lao động đang làm việc, nhưng lại phải phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Người lao động đang bị tạm giữ hay là tạm giam.
- Thực hiện biện pháp áp dụng đưa vào các trường giáo dưỡng, hay là cơ sở cai nghiện, giáo dục theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Lao động nữ đang mang thai, bắt buộc phải nghỉ việc để đảm bảo an toàn cho thai nhi và có giấy xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền.
- Một số trường hợp khác do DN và người lao động tự thỏa thuận.
Thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động trong bao lâu
Như vậy, ngoài những quy định bắt buộc trên về việc được tạm hoãn do đi nghĩa vụ quân sự..., thì DN và NLĐ được quyền thỏa thuận tạm hoãn theo nhu cầu, và cả về thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.
3. Tạm hoãn hợp đồng lao động có được đóng BHXH ko?
Đối với những trường hợp mà người lao động đang phải làm việc theo chế độ tiền lương do phía người sử dụng lao động quyết định, thì việc đóng bảo hiểm xã hội của họ sẽ được thực hiện trên cơ sở của mức lương và những phụ cấp kèm theo lương theo như quy định của pháp luật về Luật lao động.
Tuy nhiên, thì đối với các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, thì người lao động sẽ không được trả lương, nghỉ không lương, do đó thì việc đóng BHXH của họ trong thời gian này cũng được xác định theo quy định tại Điều 42 Quyết định 595/2017-BHXH , cụ thể như là:
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/2017- BHXH có quy định là: “Người lao động mà không làm việc và không được hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì họ sẽ không phải đóng BHXH tháng đó. Và khoảng thời gian này thì cũng sẽ không được tính để hưởng BHXH”.
Vậy thì nếu như là trong trường hợp mà trong tháng làm việc, người lao động có từ 14 ngày làm việc/ tháng trở lên mà họ không làm việc và họ cũng không hưởng lương, thì bảo hiểm xã hội của tháng đó họ sẽ không phải đóng. Ngoại lệ đối với các trường hợp mà người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về Luật tố tụng hình sự, thì người lao động và đơn vị của họ sẽ được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nhưng họ vẫn bắt buộc phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng thực tế mà người lao động được hưởng.
Tạm hoãn hợp đồng lao động có được đóng BHXH ko
Như vậy, thì đối với các trường hợp người lao động mà nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động vì thực hiện nghĩa vụ quân sự... Nếu như người lao động không đi làm và họ không được hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng trở lên, thì họ sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội (trừ một số ngoại lệ đã được nêu ở trên).
Xem thêm: Những thay đổi mới nhất về tiền lương cơ bản cho người lao động từ năm 2021
VII. Kết luận
Qua những thông tin trên đã giúp cho bạn đọc biết về tạm hoãn hợp đồng lao động là gì, các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như là thực hiện nghĩa vụ quân sự… và điểm khác biệt giữa việc nghỉ không lương và tạm hoãn hợp đồng lao động. Rất mong những thông tin trên do 123job cung cấp về việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc, đặc biệt là khi nó đảm bảo được quyền lợi của người lao động.