Các bạn có biết khi nào cần phải lập báo cáo lao động không? Nó có nghĩa tương đồng với báo cáo tình hình sử dụng lao động không? Và các mẫu báo cáo lao động, các mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động và mẫu báo cáo lao động 6 tháng cuối năm là gì?

Vậy để có thể trả lời được các câu hỏi trên về báo cáo lao động thì các bạn hãy cùng 123job đi tìm hiểu về các báo cáo lao động, báo cáo lao động 6 tháng cuối năm và mẫu báo cáo. Việc sử dụng báo cáo lao động có phải dùng để khai trình sử dụng lao động không?

I. Báo cáo lao động là gì?

Báo cáo lao động thì hay nó còn có tên gọi đầy đủ là báo cáo tình hình sử dụng lao động, thì nó là quá trình thu thập thông tin về lao động, nhân sự hay là việc khai trình sử dụng lao động từ việc bắt đầu tuyển dụng, tiếp nhận cho tới khi đã ghi nhận tên của lao động vào danh sách chính thức, để từ đó khai trình sử dụng lao động lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Báo cáo lao động là gì

Báo cáo lao động là gì

Báo cáo lao động (báo cáo tình hình sử dụng lao động) là một trong những thủ tục bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Việc báo cáo lao động (báo cáo tình hình sử dụng lao động) sẽ giúp cơ quan nhà nước có thể quản lý được tình hình sử dụng lao động qua việc khai trình sử dụng lao động ở các doanh nghiệp một cách dễ dàng, thường xuyên, và sẽ có những chính sách áp dụng cho phù hợp.

Xem thêm: Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động không thời hạn

II. Thực hiện báo cáo lao động khi nào?

Việc lập báo cáo lao động hay báo cáo tình hình sử dụng lao động được doanh nghiệp thực hiện ngay từ khi mới thành lập và trong toàn bộ quá trình hoạt động.

* Khi mới thành lập doanh nghiệp thì có các quy định sao về báo cáo lao động:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 tại Thông tư 23/2014/TT- BLĐTBXH về báo cáo tình hình sử dụng lao động như sau:

“Điều 6. Báo cáo tình hình sử dụng lao động

1.Việc khai trình sử dụng lao động phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu hoạt động của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 8 tại Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, được thực hiện theo mẫu báo cáo số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Ngoài ra thì tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định 03/2014/NĐ-CP cũng có quy định:

“Điều 8. Báo cáo tình hình sử dụng lao động

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động phải khai trình sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc là tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đặc biệt là đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) về nơi đặt trụ sở, chi nhánh, và văn phòng đại diện.”

Vậy thì tóm lại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải khai trình sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hay là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nhất là đối với người sử dụng lao động thuộc các khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Người sử dụng lao động sẽ khai báo theo mẫu tờ khai số  05 được ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thực hiện báo cáo lao động khi nào

Thực hiện báo cáo lao động khi nào

* Tiếp theo là việc báo cáo lao động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:

Thì tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH cũng có quy định là:

“Điều 6. Báo cáo tình hình sử dụng lao động

2. Người sử dụng lao động phải bắt buộc báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25/05 và ngày 25/11 hàng năm theo mẫu báo cáo số 07 ban hành kèm theo của Thông tư này.”

Còn tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định 03/2014/NĐ-CP có quy định là:

“Điều 8. Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Định kỳ  là 06 tháng và hàng năm, thì người sử dụng lao động phải bắt buộc báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hay là tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nhất là đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) về nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.” Vậy nên, sẽ có báo cáo lao động 6 tháng cuối năm.

Theo như quy định ở trên, thì định kỳ là 06 tháng và hàng năm, thì người sử dụng lao động phải bắt buộc báo cáo tình hình về sự thay đổi lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hay là tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nhất là đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) về nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Vậy nên, sẽ có báo cáo lao động 6 tháng cuối năm.

Việc khai báo này phải đảm bảo thực hiện trước ngày 25/05 và ngày 25 /11 hàng năm. Và khai báo theo mẫu báo cáo số 07 ban hành kèm theo tại Thông tư 23/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Vậy nên, sẽ có báo cáo lao động 6 tháng cuối năm.

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động cũng bắt buộc phải báo cáo lại số lao động cho thuê lại với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Một vấn đề cần lưu ý ở đây là theo quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 hiện hành thì người sử dụng lao động sẽ bắt buộc phải báo cáo lao động tới cơ quan có thẩm quyền, chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và với cả cơ quan bảo hiểm xã hội (đây là theo khoản 2 Điều 12 tại Bộ luật Lao động năm 2019).

Xem thêm: Cách viết hợp đồng lao động và top hợp đồng lao động mới nhất 2021

III. Báo cáo lao động nộp vào tháng mấy?

Tùy theo từng loại báo cáo lao động thì là báo cáo lao động lúc mới thành lập doanh nghiệp hay là trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do vậy mà thời hạn nộp báo cáo lao động cũng sẽ được quy định khác nhau.

* Thì khi mới thành lập, doanh nghiệp có thời hạn nộp báo cáo lao động là:

Thời hạn nộp hồ sơ khai trình sử dụng lao động là 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

*Còn trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp có hạn nộp báo cáo lao động là:

Báo cáo lao động 6 tháng đầu năm: Hạn cuối thông thường là ngày 25/5 hàng năm;

Báo cáo lao động 6 tháng cuối năm: Hạn cuối thông thường là ngày 25/11 hàng năm.

Báo cáo lao động nộp vào tháng mấy

Báo cáo lao động nộp vào tháng mấy

Xem thêm: Tổng hợp 4 mẫu báo cáo công việc chuẩn form mà bạn đang tìm kiếm

IV. Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất 

Như bạn đã biết ở trên về báo cáo lao động là gì, vậy mẫu báo cáo lao động mới nhất hay mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất là gì? Thì 123job sẽ chia sẻ đến bạn đọc về mẫu báo cáo dưới đây.

Download mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất

V. Hướng dẫn cách lập báo cáo lao động

1. Hướng dẫn cách ghi chi tiết mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động

 Hướng dẫn cách ghi chi tiết báo cáo lao động theo mẫu báo cáo lao động trên:

 • Phần (1): Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Tỉnh/ Thành phố - Cơ quan BHXH cấp Quận, Huyện - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở/ chi nhánh/ văn phòng đại diện

  • Phần 1 - Phải điền đầy đủ các thông tin chung về doanh nghiệp như là: Tên doanh nghiệp, Địa chỉ của doanh nghiệp, Điện thoại, Email, hay là Website, Mã số giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp, Lĩnh vực hoạt động, hay là Ngành - nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.

  • Các cột 1 -> 7: điền STT - thông tin về họ tên, mã số BHXH, ngày tháng năm sinh, giới tính… của người lao động làm việc cho doanh nghiệp

  • Phần (2) - tích chọn vị trí việc làm tương ứng

Hướng dẫn cách ghi chi tiết mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động

 Hướng dẫn cách ghi chi tiết mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động

 • Phần “Tiền lương” (cột từ 12 -> 17): điền các thông tin về Hệ số/ Mức lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được nhận

  • Phần “Ngành, nghề nặng nhọc - độc hại” (cột 18, 19): ghi rõ ngày bắt đầu - ngày kết thúc công việc

  • Phần “Loại và hiệu lực hợp đồng lao động” (cột 20 -> 24): điền thông tin tương ứng vào các cột như là Ngày bắt đầu hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay là hiệu lực hợp đồng xác định về thời hạn/ hiệu lực hợp đồng lao động dưới 1 tháng hay là đang thử việc…

  • Cột 25 - 26: thời điểm doanh nghiệp bắt đầu/ kết thúc đóng bảo hiểm xã hội

2. Doanh nghiệp không báo cáo tình hình sử dụng lao động bị xử phạt thế nào? 

Dựa theo căn cứ Nghị định 95/2013-CP của Chính phủ ban hành năm 2013 về việc doanh nghiệp không nộp báo cáo lao động định kỳ thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc là sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt này cũng áp dụng cả cho các doanh nghiệp không thực hiện về việc lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc là khi được yêu cầu thì lại không xuất trình được cho cơ quan có thẩm quyền; hay là doanh nghiệp không khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động; hoặc vi phạm các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển dụng theo quy định của pháp luật…

Thì để không bị xử phạt hành chính các doanh nghiệp cần lưu ý về nhiệm vụ của nhân viên phụ trách công tác nhân sự, là cần phải định kỳ, thường xuyên và cần làm đầy đủ các báo cáo lao động theo quy định và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đúng thời hạn - một trong số đó là báo cáo lao động 6 tháng và hàng năm. Bởi vì nếu như là doanh nghiệp bị phạt, thì trách nhiệm đó thường sẽ bị quy về cho nhân viên bộ phận nhân sự phụ trách.

Doanh nghiệp không báo cáo tình hình sử dụng lao động bị xử phạt thế nào

Doanh nghiệp không báo cáo tình hình sử dụng lao động bị xử phạt thế nào

Xem thêm: Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động không thời hạn

VI. Các báo cáo trong lĩnh vực lao động doanh nghiệp cần thực hiện 

Trong quá trình hoạt động thì người sử dụng lao động sẽ cần phải tuân thủ việc nộp các loại báo cáo lao động khác nhau cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định về lao động của pháp luật hiện hành, thì NSDLĐ sẽ thực hiện việc báo cáo lao động định kỳ trong năm theo quý hoặc theo tháng, tùy thuộc vào các sự kiện mà pháp luật đang quy định. Việc không tuân thủ các loại báo cáo lao động như pháp luật yêu cầu, thì NSDLĐ có thể bị xử phạt về vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền theo như quy định.

Chia theo thời hạn nộp thì có các loại báo cáo lao động phải nộp sau:

- Báo cáo lao động định kỳ trong năm thì có: 

  • Trước ngày 10/01: Báo cáo tổng hợp về hình hình tai nạn lao động cấp cơ sở cả năm (nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội); Báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động hằng năm (nộp cho Trung tâm y tế cấp huyện); Báo cáo về công tác an toàn – vệ sinh lao động của doanh nghiệp hằng năm (nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Y tế); Báo cáo, thống kế về phòng, chống bệnh nghề nghiệp hằng năm (thuộc Sở Y tế và Bộ Y tế).

  • Trước ngày 15/01: Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hằng năm (cơ quan có thẩm quyền: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội).

  • Trước 25/05: Báo cáo về tình hình thay đổi về lao động định kỳ 6 tháng đầu năm (Phòng LĐTBXH hoặc Sở LĐTBXH (Nếu là doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp)).

  • Trước ngày 10/06: Báo cáo về tình hình tuyển dụng người lao động Việt Nam 6 tháng đầu năm cho Trung tâm dịch vụ việc làm có thẩm quyền.

  • Trước ngày 15/06: Báo cáo về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm 6 tháng đầu năm cho Sở LĐTBXH (Áp dụng đối với doanh nghiệp dịch vụ việc làm)

  • Trước 20/06: Báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm cho Sở LĐTBXH và Bộ LĐTBXH- Vụ pháp chế (Áp dụng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động); và Báo cáo về số lượng người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương 6 tháng đầu năm cho Sở LĐTBXH và Bộ LĐTBXH và Cục quản lý lao động ngoài nước.

  • Trước 05/07: Báo cáo tổng hợp về tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở 6 tháng đầu năm cho  Sở LĐTBXH; Báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động 6 tháng đầu năm cho Trung tâm y tế cấp huyện.

  • Trước ngày 10/07: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động 6 tháng đầu năm cho Sở LĐTBXH

  • Trước 25/11: Báo cáo về tình hình thay đổi về lao động định kỳ cuối năm cho Phòng LĐTBXH hoặc Sở LĐTBXH (Nếu là doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp); Báo cáo về kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hằng năm cho Sở LĐTBXH.

  • Trước 10/12: Báo cáo về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam hằng năm cho Trung tâm dịch vụ việc làm có thẩm quyền (Áp dụng đối với văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam).

  • Trước 15/12: Báo cáo về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm cả năm cho Sở LĐTBXH (Áp dụng đối với doanh nghiệp dịch vụ việc làm); Báo cáo về kết quả hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hằng năm cho Sở LĐTBXH và Bộ LĐTBXH- Cục An toàn lao động (Áp dụng đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động); Báo cáo về kết quả hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động hằng năm cho Sở LĐTBXH và Bộ LĐTBXH- Cục An toàn lao động (Áp dụng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động); Báo cáo kết quả hoạt động quan trắc môi trường lao động hằng năm cho Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (Áp dụng đối với Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động).

  • Trước 20/12: Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động cả năm cho Sở LĐTBXH và Bộ LĐTBXH- Vụ pháp chế (Áp dụng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động); Báo cáo về số lượng người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài tại các địa phương cả năm cho Sở LĐTBXH và Bộ LĐTBXH- Cục quản lý lao động ngoài nước (Áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài); Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ LĐTBXH- Cục quản lý lao động ngoài nước.

  • Trước 31/12: Báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động tại cơ sở hằng năm. cho Sở LĐTBXH hoặc Sở Y tế (Áp dụng với cơ sở sản xuất kinh doanh).

báo cáo lao động

Các báo cáo trong lĩnh vực lao động doanh nghiệp cần thực hiện

- Báo cáo lao động hàng quý: 

  • Trước ngày 5 tháng đầu tiên của quý: Báo cáo về tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài cho Sở LĐTBXH.

- Báo cáo lao động hàng tháng: 

  • Trước ngày 03: Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị (nếu có) cho Trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương.

  • Trước ngày 20: Danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Danh sách người lao động về nước hoặc ngoài hợp đồng cho Bộ LĐTBXH- Cục quản lý lao động ngoài nước.

Xem thêm: Hệ số lương - nhân tố quan trọng đảm bảo quyền lợi người lao động

VII. Kết luận

Qua những thông tin trên về báo cáo lao động, báo cáo lao động 6 tháng cuối năm và các mẫu báo cáo lao động mới nhất mà doanh nghiệp cần phải nộp do 123job cung cấp cho các bạn. Thì rất mong những thông tin trên về báo cáo lao động, báo cáo lao động 6 tháng cuối năm sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc!