Sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đã dẫn đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Công nghệ phần mềm là một trong những ngành quan trọng nhất của lĩnh vực công nghệ thông tin. Cùng 123job.vn tìm hiểu những thông tin về ngành này nhé!

Công nghệ phần mềm không phải là một ngành xa lạ với chúng ta nữa nhưng những sản phẩm của ngành thì luôn mới mẻ và đáng quan tâm. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều cơ quan, doanh nghiệp cần có những kỹ sư trong ngành đến làm việc để phát triển. Bởi vậy cơ hội việc làm của ngành công nghệ phần mềm là rất lớn.

I. Ngành công nghệ phần mềm là gì?

Ngành công nghệ phần mềm tên tiếng anh còn được gọi là software engineering (hay còn gọi là kỹ thuật phần mềm) là một ngành học chuyên về kỹ thuật phần mềm. Các kỹ sư công nghệ phần mềm sẽ nghiên cứu tất cả các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất phần mềm như: quy trình sản xuất, cách thức hoạt động... 

Ngành công nghệ phần mềm là gì?

Ngành công nghệ phần mềm là gì?

Ngành công nghệ phần mềm giúp người học sử dụng kiến thức thuộc những lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, công thái học phần mềm, khoa học máy tính, kỹ sư hệ thống... để có thể thiết kế trang website, thiết kế ứng dụng, phát triển game...

II. Công việc của ngành công nghệ phần mềm là gì?

Các kỹ sư học ngành công nghệ phần mềm chủ yếu sẽ làm những công việc liên quan đến sản xuất phần mềm. Những phần mềm sau khi được sản xuất ra sẽ được phân phối tới khách hàng cùng những tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm. Ngành học này đòi hỏi người học phải thật sự có đam mê về công nghệ, mong muốn khám phá sự kỳ diệu của khoa học, đưa sáng tạo vào công việc. Có như vậy mới tạo ra được các sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao trong đời sống.

III. Kiến thức chuyên môn khi đào tạo Công nghệ phần mềm

Học ngành công nghệ phần mềm ngoài được đào tạo kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin người học còn được đào tạo chuyên sâu về các mảng: Công nghệ phần mềm, lập trình web, bảo mật thông tin, kiến thức kiến trúc và thiết kế phần mềm, lập trình trên thiết bị di động, quản lý dự án phần mềm. Có hai hướng đi chủ yếu cho các kỹ sư công nghệ phần mềm là nghiên cứu chuyên sâu làm ứng dụng (mobile/ web) hoặc nghiên cứu chuyên sâu làm Game và môi trường ảo.

Kiến thức chuyên môn khi đào tạo Công nghệ phần mềm

Kiến thức chuyên môn khi đào tạo Công nghệ phần mềm

IV. Kỹ năng nghề nghiệp

Sau quá trình đào tạo ngành công nghệ phần mềm, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp sau:

  • Khả năng phát triển hệ thống thông tin (thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì) cho cơ quan, doanh nghiệp.
  • Khả năng tổ chức quản lý và phát triển một dự án phần mềm hoàn chỉnh theo quy trình tiêu chuẩn.
  • Đưa ra được giải pháp hỗ trợ các sản phẩm phần mềm vận hành phù hợp với các tổ chức.
  • Thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng cho một hệ thống phần mềm vận hành (tổ chức, quản lý).
  • Dựa trên công cụ lập trình để phân tích, đánh giá yêu cầu của dự án; đưa ra được giải pháp tiếp cận công nghệ mới từ đó xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm.
  • Áp dụng được các công cụ và thành phần phần mềm sẵn để phát triển các dự án phù hợp với khách hàng.
  • Đề xuất, tư vấn cho khách hàng các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

V. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm là một ngành mới nhưng cơ hội việc làm là vô cùng cao. Ngày nay, bất cứ ngành nghề nào cũng cần sự trợ giúp của công nghệ: Từ ứng dụng dạy học trực tuyến đến phần mềm quản lý bán hàng, từ trang web thông tin của các trường đại học đến các kênh thông tin chính thống của nhà nước... tất cả đều cần sự trợ giúp của ngành công nghệ phần mềm.

Kỹ sư ngành công nghệ phần mềm có thể xin việc tại các công ty về phát triển phần mềm. Các vị trí làm việc có thể đạt được trong những công ty này chẳng hạn như:  Chuyên viên kiểm thử phần mềm; Chuyên viên phát triển phần mềm (phân tích, thiết kế, gia công); Chuyên viên quản lý sản phẩm phần mềm; Chuyên viên triển khai phần mềm; Chuyên viên quản lý, vận hành, hỗ trợ (an ninh, mạng, quản lý cấu hình) các hệ thống phần mềm.

Ngoài trở thành chuyên viên trong các công ty chuyên về công nghệ kỹ sư ngành công nghệ phần mềm cũng có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có nhu cầu với vị trí ở bộ phận công nghệ thông tin.

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ phần mềm

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ phần mềm

Một trong những việc làm cũng có nhiều kỹ sư ngành công nghệ phần mềm lựa chọn đó là tự thiết kế, gia công và phát triển các sản phẩm công nghệ (chủ yếu là game, ứng dụng) và phát hành. Nhìn chung, cơ hội việc làm của ngành công nghệ phần mềm là vô cùng lớn và được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong thập kỷ tới. Tùy thuộc vào trình độ, khả năng của mỗi người sẽ tìm được những công việc phù hợp với mức thu nhập vừa ý.

VI. Một số trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm

Nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ phần mềm ngày càng nhiều đòi hỏi các trường đào tạo phải cung cấp đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu đó. Điểm chuẩn các trường đại học những năm gần đây cho thấy các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin là những ngành có thủ khoa đầu vào của hầu hết các trường. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có chất lượng đào tạo đồng đều như nhau. Sau đây là danh sách các trường uy tín đào tạo về ngành kỹ thuật phần mềm ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Địa điểmTên trường
TP. Hà Nội
  • Đại học FPT. 
  • Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.
TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học FPT. 
  • Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  • Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
  • Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.

VII. Kết luận

Không thể phủ nhận công nghệ phần mềm hiện đang là ngành nghề có vị thế vô cùng quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia. Bài viết trên là tất cả thông tin quan trọng về ngành công nghệ phần mềm (kỹ thuật phần mềm). Nếu bạn yêu thích kỹ thuật, đam mê công nghệ thông tin và có ý định theo đuổi nghề kỹ sư công nghệ phần mềm thì hãy cố gắng nỗ lực, trau dồi kiến thức, cố gắng cho tương lai.