Quản lý công nghiệp là mối quan tâm hàng đầu đối với công ty trong và ngoài nước, để có thể giúp đỡ cho những sinh viên khởi nghiệp, nhưng thông tin sau đây có thể giúp bạn tìm cho mình một công việc phù hợp với năng lực với những tiêu chuẩn cần có.
Quản lý công nghiệp (Industrial Engineering and Management – IEM) là sự lựa chọn nhiều sinh viên hiện nay vì những thuận lợi trong nó đưa ra và quá trình đào tạo có thể giúp người nghiên cứu có những nguồn kiến thức kinh doanh. Vậy ngành quản lý công nghiệp mang chức năng gì? Quá trình đào tạo cho quản lý công nghiệp là những hoạt động gì? Vậy thì hãy đừng vội bỏ qua bài viết hôm nay mà 123job.vn đã đúc kết, tóm tắt lại những thông mà bạn đang tìm kiếm nhé!
I. Quản lý công nghiệp là gì? Thông tin chi tiết cho bạn
Quản lý công nghiệp bao gồm những hoạt động nào?
Quản lý công việc là một công việc, một ngành nghề giao thương trong quản lý công trình hiện nay. Có sự tương đồng cao những đặc thù so với những ngành quản trị doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại, các nhà quản trị doanh nghiệp đều có một trách nhiệm nhất định là phân tích ghi chép những hoạt động của một tập đoàn trong lĩnh vực công nghiệp. Mặt khác, người quản trị doanh nghiệp sẽ là người nắm bắt thông tin về quản trị và đưa ra những nhận xét, đề xuất hướng tới sự hiệu quả tối đa năng suất. Không những vậy, một quản lý công nghiệp sẽ theo dõi về những mục khác như quản lý công trình, tiếp thị và dịch vụ, những bộ phận hoạt động khác nhau đều phải có sự xuất hiện một quản lý công nghiệp nhằm tìm ra những khó khăn và giải quyết nhanh chóng
Quản lý công nghiệp là một cụm từ được sử dụng trong các công ty sản xuất, những công ty không hoạt động kinh doanh như tiếp thị hoặc dịch vụ, mà họ có một nhân lực dồi dào để tạo ra số lượng lớn các mặt hàng tiêu dùng ở các nhà máy cơ khí lớn từ những nguyên liệu có sẵn, đôi khi có sự giúp đỡ của máy móc và công nghệ. Thuật ngữ này được khởi nguồn từ cụm từ Quản lý nhà máy, nhưng tùy thuộc vào tính chất khác nhau tiền thân của nó không còn phù hợp để gọi tên nữa nên Quản lý công nghiệp ra đời, khá giống với Quản lý kỹ thuật nhưng Quản lý kỹ thuật thì thiên hướng hơn về các ngành kỹ thuật điện tử.
Tuy phải tập trung về các doanh nghiệp công nghiệp, có một đội ngũ Quản lý nhà máy, bộ phận Quản lý doanh nghiệp thực hiện những công việc trong lĩnh vực kinh tế. Tuy cùng một ngành Quản lý công nghiệp nhưng những hoạt động của đội ngũ này xoay quanh đến quản trị văn phòng, kế toán tài chính hoặc tổ chức nhà máy
Cái tên “Ngành quản lý công nghiệp” được bắt nguồn từ sự thành lập Trường Quản lý Công Nghiệp MIT năm 1952, tại thành phố Cambridge, Hoa Kỳ. Dần dần, khi Alfred P. Sloan tốt nghiệp đại học ngành Quản lý công nghiệp và trở thành chủ tịch của General Motors, một công ty xe cơ khí tại Mỹ, ông tiếp tục nghiên cứu và phát triển ngành nghề này, sự thành công của ông như một bước tiến lớn khiến cho rất nhiều sinh viên, học sinh chọn ngành quản lý công nghiệp để khởi nghiệp. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây Ngành quản lý công nghiệp được xem là một trong những ngành nghề thu hút thế hệ trẻ, cơ hội việc làm và sự xuất hiện tên ngành của các trường Đại học Công nghiệp ở Việt Nam là bằng chứng rõ ràng nhất giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân lực cho các công ty sản xuất
II. Cơn sốt ngành quản lý công nghiệp trong đào tạo và việc làm
Nói khái quát, Quản lý công nghiệp là một hoạt động quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi nhân lực ở bộ phận này có một nguồn kiến thức xã hội và kinh nghiệm làm việc dồi dào. Vậy Việt Nam đào tạo ngành này như thế nào? Tại sao Quản lý công việc là trở thành một đề tài thu hút cho những sinh viên khởi nghiệp ở đất nước này?
1. Ngành Quản lý công nghiệp học ra làm gì?
Hiện nay, ngành nghề này được đào tạo ở những trường điểm với tiêu chuẩn khá cao, bài bản trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Không chỉ bậc đại học, bậc cao đẳng cũng đã nghiên cứu rất nhiều về chuyên môn và giảng dạy đào tạo cử nhân ngành Quản lý công nghiệp trong cả nước. Để có thể trở thành một nhà Quản lý công trình với tấm bằng danh giá, bạn cần phải nắm rõ những kiến thức căn bản đến chuyên sâu về chuyên ngành như quản trị dự án, quản trị nhân lực, nắm rõ những thông tin về luật lệ của ngành này như vậy tư, tồn khoa hoặc có đủ năng lực để đánh giá công nghệ. Khi học ngành Quản lý công nghiệp, dựa vào sự lựa chọn môn học cơ sở để chọn ra chuyên ngành chính, bao gồm Quản lý Công nghiệp và Quản trị kinh doanh, khá tương đồng trong công việc hoạt động, nhưng vị trí và phương thức có sự thay đổi không nhỏ.
Khi đã có được trong tay tấm bằng tốt nghiệp, cơ hội việc làm trong các công ty sản xuất là rất cao, bạn có thể làm Quản lý công nghiệp ở các trung tâm hay các ngành liên quan như tiếp thị và dịch vụ. Tuy nhiên, công việc chính cho các quản lý công trình là phân tích, tìm tòi, đưa ra lời khuyên trong những vấn đề doanh thu, đào tạo các nguồn nhân lực khác nhau, lập ra những chiến lược quảng cáo khách hàng, nắm bắt xu hướng của thị trường hiện nay. Lợi ích của việc học Quản lý công nghiệp là bạn vẫn có thể làm những công việc liên quan tới các ngành nghề khác trên các vị trí khác nhau trong công ty, vì phần lớn quá trình đào tạo đã thêm thắt những kiến thức căn bản của kinh doanh, đây chính là tiền đề để trở thành một quản lý công nghiệp thực thụ.
2. Học ngành quản lý công nghiệp ở đâu? Thi khối gì?
Các khối A01, C01 được thêm vào tiêu chuẩn đào tạo của các trường Đại học
Đối với ngành nghề này, phù hợp trên phương diện xã hội và phân tích vấn đề thì hai khối A và D được đề cử cao nhất, tuy nhiên, trong những năm nay, các trường đại học tự tin về quá trình đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn của mình, tiêu chuẩn đối với ngành này cũng thấp hơn, việc các khối như A1 và C cũng được chấp nhận nếu đủ điều kiện được đưa ra từ nhà trường
Sau đây là tên những trường Đại học đào tạo Ngành Quản lý công nghiệp với những tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào đối với từng khối:
- Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội, 22 điểm mỗi tổ hợp môn A00,A01,D01,D07.
- Đại học Bách Khoa – Đà Nẵng, tuyển sinh dựa vào kỳ thi THPT Quốc Gia, 18,5 điểm với các tổ hợp môn A00,A01,D01
- Đại học Kỹ thuật Công Nghệ Cần Thơ, tuyển sinh dựa vào kỳ thi THPT Quốc Gia, 16 điểm với các tổ hợp môn A00,A01,D01, C01
- Đại học Điện Lực, tuyển sinh dựa vào kỳ thi THPT Quốc Gia, 15 điểm với các tổ hợp môn A00,A01,D01, C01
- Đại học Cần Thơ, tuyển sinh dựa vào kỳ thi THPT Quốc Gia, 17,5 điểm với các tổ hợp môn A00,A01,D01, C01
Ngoài ra có một số trường tư giảng dạy và đào tạo với tiêu chuẩn thấp hơn, giúp đỡ cho những sinh viên khởi nghiệp lựa chọn được đúng ngành mình yêu thích. Các trường Cao Đẳng cũng đã có những hoạt động tích cực hơn đối với việc nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu hơn cho những sinh viên muốn trở thành nhà Quản lý công việc. Các cơ quan đào tạo trải đều 3 miền của đất nước, hãy phân tích năng lực để chọn một trường đào tạo phù hợp có thể giúp bạn đi xa hơn trong công việc.
III. Cơ hội việc làm ngành quản lý công nghiệp hiện nay?
1. Những tiềm năng công việc nào cho sinh viên ngành Quản lý công việc?
Đất nước đang dần mở rộng giao lưu thương mại, sự xuất hiện của các công ty nước ngoài và công ty khởi nghiệp đang ngày một tăng lên. Theo dự đoán, Quản lý công nghiệp sẽ là một trong những ngành nghề được đánh giá cao trong tương lai, giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và tạo cơ hội việc làm cho những nhà khởi nghiệp
Các hoạt động của một Quản trị viên vô cùng đa dạng, vì những hoạt động của họ có mặt ở từng bộ phận khác nhau trong một công ty doanh nghiệp liên quan đến kinh tế, quản trị nhân công cũng như giải quyết các vấn đề từ dịch vụ đến nhân viên làm việc, ngoài ra còn phải nắm bắt thị trường thương mại trong hiện tại. Từ những nghiên cứu có thể phân ra nhiều loại quản lý đối với một cơ sở kinh doanh:
+ Quản lý nhà máy: công việc này giúp bạn có thể tương tác nhiều hơn về hàng hóa bao gồm doanh thu, hàng chưa bán và các kế hoạch bán hàng trong tương lai, ghi chép lại quá trình xuất hàng theo từng giai đoạn.
+ Quản lý nhân sự: những hoạt động mà bạn có thể làm là phân công làm việc, tuyển thêm hoặc sa thải nhân sự theo tiêu chuẩn, dự kiến khen thưởng và đào tạo đối với từng thành viên, không ngừng thay đổi kế hoạch đào tạo vì sự phát triển của công nghệ và xu hướng hiện nay
+ Quản lý chất lượng: đòi hỏi những kinh nghiệm cần có đối với công việc quản lý này, các kỹ năng phân tích dữ liệu, kiểm tra thường xuyên và ra quyết định có hay không xuất khẩu ra ngoai dựa vào các tiêu chuẩn cơ sở và nâng cao. Đưa ra những kế hoạch cải thiện sản phẩm trong thời gian tương lai dài.
+ Quản lý mua hàng: những công việc liên quan đến xuất nhập khẩu, đánh giá các chương trình mua hàng tiêu chuẩn, nắm bắt những tình hình xã hội để cập nhập những thông tin về sản phẩm tiêu dùng
+ Quản trị kinh doanh: những hoạt động của một nhân viên quản trị kinh doanh nhằm nắm bắt thị trường kinh doanh, đưa ra những dự đoán xu hướng trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh, nâng cao năng suất bán hàng cho cơ quan đó
Ngoài ra còn rất nhiều những chuyên môn cần có bộ phận Quản lý công nghiệp và đòi hỏi những kỹ năng khá chuyên ngành để có thể hoạt động quá trình một cách trơn tru và hiệu quả
2. Mức lương ngành Quản lý Công nghiệp
Qua quá trình đào tạo khá khắc nghiệt, vị trí quản lý công nghiệp là những nhân lực có những tố chất cao như lãnh đạo và kinh nghiệm trong ngành. Nhưng bù lại mức lương đối với những ngành nghề này là khá hấp dẫn. Tùy vào kinh nghiệm trong ngành, trình độ học tập bao nhiêu năm, những đóng góp lớn nhỏ cho công ty mà phân định mức lương khác nhau đối với những bộ phận chuyên môn khác nhau, ví dụ:
+ Những cử nhân mới ra trường, tùy vào chuyên môn của họ vào trong ngành thì công việc hiện tại sẽ dao động mức lương từ 8 đến 10 triệu mỗi tháng. Số tiền này sẽ tăng theo tỉ lệ hằng năm vì những đóng góp, hoặc lợi nhuận mà bạn tạo ra cho công ty
+ Những nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực này không chỉ quản lý với một chuyên môn. Họ có thể tự quản lý hết tất cả bộ phận, đôi khi sẽ khó khăn đối với một người mới, nhưng khi đã có kinh nghiệm và thành công, thì mỗi tháng họ có thể kiếm đến vài chục triệu là một điều khá dễ dàng
IV. Những yêu cầu cơ bản khi theo ngành quản lý công nghiệp
Những kỹ năng lãnh đạo giàu kinh nghiệm giúp họ quản lý nhân sự tốt hơn
Dành cho những sinh viên quan tâm và mong muốn được trở thành một nhà quản lý. Không chỉ là học thức, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về các yêu cầu của công ty mà bạn mong muốn được xét tuyển. Những điều sau có thể giúp bạn dễ dàng kiếm được một chiếc ghế quản lý trong một công ty doanh nghiệp :
+ Có những đóng góp Quản lý công trình, nắm bắt được những vấn đề chủ chốt, thiếu sót và đưa ra những đề xuất phù hợp để phát triển công ty tốt hơn
+ Trước khi tốt nghiệp, hãy tham gia vào các hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt, không chỉ hoàn thiện bản thân, còn giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhìn được nhiều khía cạnh của cuộc sống giúp bạn nhìn nhận vấn đề dễ dàng hơn trong công việc
+ Biết rõ năng lực của bản thân, từ đó lập kế hoạch phát triển và đưa ra những mục tiêu để thành công trong hoạt động quản lý công nghiệp sau này. Có một thái độ tích cực trong công việc
+ Những kỹ năng thành thạo dụng cụ công nghệ phần mềm quản lý công việc là một phần không thể thiếu, nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của công việc, chuyên sâu hơn trong quản lý.
+ Rèn luyện sự tự tin của bản thân, trau dồi và rèn luyện khả năng biện luận, phản bác và thuyết trình, thực hiện những kế hoạch đưa ra mang tính thực tiễn và phù hợp với xu hướng
+ Trình độ Tiếng Anh cũng là một trong những kiến thức căn bản dành cho một nhà quản lý
+ Làm việc theo nhóm để thấy công việc hiệu quả hơn
V. Cách tìm kiếm các công việc ngành Quản lý công nghiệp ở đâu?
Khi công nghiệp phát triển lên một tầm cao mới, công nghệ được áp dụng một cách triệt để nhất. Không thiếu những phần mềm quản lý công việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho bạn với sự đa dạng của nhiều ngành nghề. Bạn chỉ cần tìm từ khóa liên quan tới nghề yêu thích trên phần mềm quản lý công việc, tất cả sẽ xuất hiện trên mạng xã hội chỉ trong vài giây
Timviec365.com là một trong những phần mềm quản lý công việc đi đầu truyền thống tìm việc online, được tín nhiệm bởi nhiều khách hàng vì độ uy tín và quá trình tìm việc khá nhanh. Không chỉ vậy trang web này được khai thác bởi các nhà tuyển dụng từ nhiều doanh nghiệp với những bộ phận khác nhau. Timviec365.com như một cầu nối giúp liên hệ giữa nhà khởi nghiệp và các công ty doanh nghiệp muốn tuyển dụng.
VI. Quản lý công nghiệp và những thông tin thêm cho bạn
1. Quản lý sản xuất theo chu kỳ
Quản lý sản xuất theo chu kỳ nói rõ ra là hoạt động mà người làm quản lý công việc những danh sách hàng còn trong kho và lên danh sách nhập hàng theo định kỳ có sẵn. Việc làm quản lý sản xuất theo chu kỳ là người quản lý dòng hàng xuất ra và dòng hàng nhập vào, đồng thời tìm nhà cung cấp và những lợi ích từ nhà cung cấp. Người làm công việc thường biết tạo cơ hội làm ăn và phát triển các mối quan hệ có lợi cho công ty.
Thông qua các phần mềm quản lý công việc mà công ty cung cấp hoặc người quản lý công nghiệp tìm hiểu, họ sẽ tìm hiểu thị trường, quản lý và cung cấp các mặt hàng trong kho hàng theo một xu hướng ưu tiên nhất định tùy theo thời gian và thỏa mãn nhu cầu số đông. Việc quản lý công nghiệp theo chu kỳ này sẽ giúp cho kho hàng để đỡ nhập hàng không cần thiết, đáp ứng đủ nhu cầu và không bị làm mất độ phổ biến, độ hot của mặt hàng.
2. Quản lý lãnh đạo doanh nghiệp
Quản lý lãnh đạo doanh nghiệp có khá nhiều khối lượng công việc. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn nhân lực cho dự án hay kế hoạch. Quản lý lãnh đạo doanh nghiệp còn chịu trách nhiệm xử lý và sử dụng tài nguyên hợp lý. Nói chung, quản lý lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người quản lý tất cả mọi mặt của một kế hoạch hay dự án, bao gồm cả nguồn nhân lực, nguyên liệu,...
Mức độ xử lý thông tin của người làm quản lý lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc khai thác tốt những lợi ích kép cho cả doanh nghiệp lẫn nhân viên. Đây là một nghệ thuật của những nhà lãnh đạo mà không phải ai cũng có được. Họ sẽ xem xét nguồn nhân lực, đánh giá ưu nhược điểm của từng người, từ đó phân bổ mọi người vào vị trí hợp lý của mình, bù trừ cho nhau. Điều này sẽ khai thác tốt tiềm năng của từng cá nhân một và làm cho công việc suôn sẻ và thành công hơn rất nhiều.
3. Quản lý tài nguyên và bảo trì
Những người làm công việc này đã xuất hiện từ khá lâu trước đó và hoạt động song song với những người làm sản xuất. Họ chịu trách nhiệm quản lý nguyên liệu đầu vào và sử dụng nó hợp lý, đồng thời bảo dưỡng và sửa chữa những thiết bị trong công ty. Sau một thời gian xác nhập vào bộ phận sản xuất, sự phát triển khiến bộ phận này ngày càng phát triển và có chỗ đứng trong công ty và doanh nghiệp.
IV. Kết luận
Ngành quản lý công nghiệp hiện nay vẫn là một ngành chưa được khai phá hết vì mức độ đa dạng chuyên môn, đây cũng là một trong những cơ hội việc làm cho những cử nhân tốt nghiệp với những đãi ngộ vô cùng tiềm năng. Mong rằng thông qua những thông tin trên có thể giúp bạn tìm kiếm cho mình một bộ phận quản lý công nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân nhé!