Ở các bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu những cách thức khác nhau để thiết kế chiến lược marketing hiệu quả. Tiếp theo, hãy cùng 123job xem xét những công cụ bổ ích để hướng tới thiết kế chiến lược marketing cho thị trường toàn cầu nhé.
Chúng ta đã nghiên cứu sâu về các chiến lược marketing thông qua bài viết Thiết kế chiến lược Marketing Phần 1, Thiết kế chiến lược Marketing Phần 2 và Thiết kế chiến lược Marketing Phần 3 của bài viết thiết kế chiến lược Marketing. Vậy thiết kế chiến lược marketing còn có những khía cạnh nào, cùng tiếp tục theo dõi trong phần tiếp theo nhé.
Phần IV: CÁC QUYẾT ĐỊNH KHI THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC MARKETING
Các doanh nghiệp ngày nay không còn có thể chỉ chú ý đến các chiến lược marketing trong thị trường nội địa của mình, cho dù kích thước và thương hiệu của nó lớn đến đâu đi nữa. Nhiều ngành nghề trên toàn cần và những doanh nghiệp dẫn đầu ngành đó đã nghiên cứu về marketing và đạt được chi phí thấp hơn với những mức độ nhận biết nhãn hiệu cao hơn.
Các biện pháp bảo hộ của chính phủ chỉ có thể làm chậm lại mức độ xâm nhập của hàng hoá mang tính chất siêu hạng. Nên cách phòng thủ tốt nhất của những doanh nghiệp trong hoàn cảnh này là tấn công các chiến lược marketing toàn cầu trên cơ sở đúng đắn.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý rằng Marketing toàn cầu tồn tại rất nhiều rủi ro. Bởi vì khi tỷ giá hối đoái thăng giáng, chính phủ sẽ đối mặt với nguy cơ không ổn định, có các hàng rào bảo hộ mậu dịch, chi phí cho hoạt động thích nghi sản phẩm và thông tin lớn và một số yếu tố khác.
Mặt khác, hoạt động marketing, chu kỳ sống và tồn tại của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng ưu thế tương đối được phát hiện trong nhiều ngành sẽ chuyển dịch từ những nước có chi phí cao hơn sang những nước chi phí đầu tư đòi hỏi thấp hơn. Nên các doanh nghiệp nói chung không thể duy trì mãi việc cứ ở lại trong nước và hy vọng có thể giữ được các thị phần truyền thống của mình.
Do những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của vấn đề Marketing quốc tế, các doanh nghiệp cần nắm bắt được và thường xuyên đưa ra những quyết định Marketing quốc tế đúng đắn.
Bước đầu tiên trong chiến lược của doanh nghiệp nên là hiểu được môi trường Marketing quốc tế, đặc biệt là toàn bộ hệ thống mậu dịch quốc tế. Khi xem xét và nghiên cứu tới một thị trường nước ngoài cụ thể cần đánh giá những đặc điểm nổi bật như kinh tế, chính trị, luật pháp và văn hoá của nó.
Thứ hai trong chiến lược marketing, doanh nghiệp phải xem xét kỹ và tính toán về vấn đề tỷ lệ doanh số bán ở nước ngoài trên tổng doanh số bán sản phẩm cần đạt, từ đó xác định nên triển khai kinh doanh ở tại ít hay nhiều nước và thêm vào nữa là cần xâm nhập những kiểu nước như thế nào.
Bước thứ ba trong chiến lược marketing này là quyết định cụ thể những thị trường sẽ tiến hành xâm nhập và việc này đòi phải đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư có thể so với doanh nghiệp đã bắt đầu việc thực hiện xuất khẩu gián tiếp hay trực tiếp. Cũng không được quên quá trình cấp giấy phép sản xuất, xí nghiệp liên doanh và cuối cùng là thực hiện công tác đầu tư trực tiếp.
Dưới đây là những bước cơ bản trong thiết kế chiến lược marketing cho thị trường toàn cầu...
I. Quyết định xâm nhập và chiến lược marketing trong thị trường quốc tế
Quyết định xâm nhập và chiến lược marketing trong thị trường quốc tế
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều thích ở lại kinh doanh nội địa nếu thị trường trong nước đủ lớn. Những nhà quản trị theo hướng an toàn sẽ không cần học tiếng và luật pháp nước ngoài, sử dụng những đồng tiền lạ hoàn toàn khác biệt và không ổn định, đối mặt với những sự không chắc chắn và phiền phức về chính trị và pháp luật hay sự phức tạp trong thiết kế lại sản phẩm, chiến lược marketing của mình cho phù hợp với những nhu cầu hoàn toàn khác của người tiêu dùng nước ngoài và những mong muốn của họ. Công việc kinh doanh, xúc tiến marketing sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
Còn có một số yếu tố nữa, có thể lôi kéo một doanh nghiệp vào thương trường quốc tế. Thị trường trong nước liên quan tới sản phẩm có thể bị các công ty toàn cầu thực hiện tấn công khi tiến hành chào bán những sản phẩm tốt hơn hay với giá hạ hơn.
Doanh nghiệp lúc này có thể muốn phản công và tạo những chiến lược marketing đối đầu với những đối thủ cạnh tranh tại thị trường nội địa của họ nhằm mục đích giữ chân những nguồn tài nguyên và những khách hàng của các đối thủ này.
Thậm chí, doanh nghiệp cũng có thể phát hiện thấy rằng một số thị trường nước ngoài là những cơ hội to lớn giúp họ sinh lời nhiều hơn so với thị trường mở rộng quy mô và xúc tiến marketing.
Doanh nghiệp có thể muốn giảm bớt sự phụ thuộc khá lớn của mình vào bất kỳ một thị trường cụ thể nào để giảm bớt rủi ro bán hàng - marketing cho mình. Thêm vào đó, khách hàng của doanh nghiệp có thể sẽ ra nước ngoài và cần có dịch vụ quốc tế.
Tuy nhiên, trước khi quyết định đem thương hiệu của mình ra nước ngoài thì doanh nghiệp cũng phải cân nhắc một số rủi ro như đã nêu ở trên. Do những lợi thế cạnh tranh về bán hàng và marketing, cùng những rủi ro các công ty thường không hành động gì cho tới khi có một sự kiện quan trọng nào đó đẩy họ lên vũ đài quốc tế.
Một người nào đó, như một nhà xuất khẩu có tiếng nói ở nước sở tại, nhà nhập khẩu nước ngoài, hoặc thậm chí có thể là chính phủ nước ngoài tha thiết yêu cầu công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hay công ty có công suất làm việc dư thừa và cần phải thực hiện tìm thêm thị trường cho hàng hoá và công việc kinh doanh - marketing của mình.
II. Quyết định thị trường sẽ xâm nhập
Khi quyết ra nước ngoài, điều đầu tiên là mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và chính sách Marketing quốc tế. Tỷ lệ hàng bán ra nước ngoài trên tổng số hàng bán ra lần lượt là bao nhiêu? Hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành bắt đầu từ nhỏ khi họ quyết định xuất khẩu hàng ra nước ngoài.
Một số doanh nghiệp lại dự kiến sẽ vẫn giữ ở mức độ nhỏ, vì họ coi hoạt động sản xuất của mình ở nước ngoài là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh và marketing. Một số doanh nghiệp đặc thù khác thì có những kế hoạch đồ sộ hơn vì họ nhận thấy rằng việc kinh doanh và marketing ở môi trường nước ngoài về cơ bản có tầm quan trọng đáng kể, ngang bằng hay thậm chí còn lớn hơn rất nhiều việc kinh doanh trong nước của mình.
Công ty phải quyết định việc sẽ kinh doanh và marketing ở một vài nước hay ở nhiều nước. Ayal và Zif đã nghiên cứu và cho rằng doanh nghiệp chỉ nên xâm nhập một số ít nước hơn khi:
- Chi phí xâm nhập thị trường không và khả năng kiểm soát thị trường cao
- Chi phí thích nghi sản phẩm và tiến hành giao tiếp cao
- Dân số, mức thu nhập và mức tăng trưởng kinh tế cao ở những nước được chọn đầu tiên
- Các doanh nghiệp khống chế ở nước ngoài có thiết lập những hàng rào chống xâm nhập (như marketing) cao
Doanh nghiệp cũng phải quyết định những loại nước nào cần đưa vào diện xem xét cho hoạt động buôn bán và marketing của mình. Tính hấp dẫn của một nước sẽ được chịu ảnh hưởng của sản phẩm, các yếu tố như địa lý, mức thu nhập và dân số, từ tình hình chính trị tới khá nhiều yếu tố khác. Người bán lúc này có thể ưa thích những nhóm nước nhất định hay những phần thế giới được quan tâm nhất định.
Giả sử một công ty cụ thể đã lên danh sách những thị trường xuất khẩu tiềm ẩn có tiềm năng xúc tiến marketing. Họ sẽ tiến hành việc lựa chọn như thế nào? Nhiều công ty bán hàng và thực hiện marketing tại các nước láng giềng, vì họ hiểu rõ hơn những nước đó và thậm chí là họ có thể kiểm soát tốt hơn các chi phí của mình do khoảng cách địa lý ở gần.
Ngoài ra sự gần gũi về tâm lý, trong bán hàng và marketing vẫn được đánh giá hơn là sự gần gũi về địa lý, có ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn của doanh nghiệp.
III. Quyết định cách thức xâm nhập thị trường quốc tế
Quyết định cách thức Marketing xâm nhập thị trường quốc tế
Một khi doanh nghiệp khi đã quyết định mục tiêu bán hàng và marketing là một nước cụ thể nào đó thì nó phải tiến hành xác định rõ ràng cách xâm nhập tốt nhất. Có rất nhiều cách thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, cấp giấy phép sản xuất, tiến hành công việc thành lập công ty liên doanh, thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Mỗi chiến lược kế tiếp của doanh nghiệp lại chứa đựng nhiều hơn cam kết, rủi ro, nắm nhiều quyền kiểm soát và tiềm năng cho doanh nghiệp sinh lời. Ba chiến lược xâm nhập thị trường trong marketing và bán hàng bao gồm:
- Xuất khẩu gián tiếp, nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiến hành thông qua những người trung gian bán hàng độc lập. Những trung gian này có thể bao gồm: các loại thương nhân xuất khẩu có cơ sở ở trong nước, đại lý xuất khẩu có cơ sở ở trong nước, tổ chức hợp tác xã, các công ty quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu...
- Xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp sẽ ra quyết định trực tiếp tham gia vào các hoạt động xuất khẩu. Cấp giấy phép sản xuất cho hàng hóa. Đây là cách đơn giản để người sản xuất tham gia và đưa nhãn hiệu của mình vào thị trường quốc tế. Người cấp giấy phép cho hàng hóa sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng quy trình sản xuất, đóng gói, in ấn nhãn hiệu, bằng sáng chế, bí quyết thương mại, marketing hay thậm chí là bất cứ thứ gì có giá trị khác với điều kiện phải trả lệ phí hay thực hiện tiền bản quyền.
- Đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư theo hình thức liên doanh, các công ty nước ngoài có thể thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài hoặc thực hiện ký kết liên doanh với các công ty địa phương để nhằm mục đích thành lập các công ty liên doanh
IV. Quyết định chương trình marketing
1. Sản phẩm
Có năm chiến lược cụ thể cho quá trình marketing thích nghi sản phẩm và khuyến mãi với một thị trường nước ngoài lần lượt là: Mở rộng trực tiếp, Thích nghi thông tin, Thích nghi sản phẩm, Thích nghi cả hai yếu tố và Sáng tạo sản phẩm mới. Thích nghi sản phẩm là quá trình marketing đòi hỏi phải thay đổi sản phẩm cho phù hợp với điều kiện hay sở thích của địa phương. Có một số mức độ thích nghi.
Sáng tạo sản phẩm là quá trình marketing đòi hỏi phải tạo ra một giá trị mới hoặc một cái gì mới nơi sản phẩm. Nó có thể có hai dạng. Sáng tạo ngược chính là việc đưa ra những dạng sản phẩm trước kia, nhưng đã được thực hiện những thay đổi thật phù hợp với những nhu cầu của nước ngoài. Điều này sẽ mang tính minh hoạ chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế.
Trong đó thì các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau của quá trình sẽ có thể sẵn sàng chấp nhận một sản phẩm cụ thể. Sáng tạo thuận là việc doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đặc biệt lớn ở nước khác.
2. Giá cả
Các công ty đa quốc gia phải chuẩn bị sẵn tâm lý khi đứng trước một số vấn đề định giá đặc biệt khi bán hàng ra nước ngoài. Họ chắc chắn sẽ phải dính đến chuyện leo thang giá cả, thực hiện chuyển đổi giá cả (sản xuất, marketing…), phá giá và quan tâm tới thị trường chợ đen.
Khi các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề bán hàng của mình ra nước ngoài, họ phải đương đầu với vấn đề leo thang giá cả. Tuỳ theo những chi phí cộng thêm này cũng như tất cả những rủi ro thăng giáng của đồng tiền, chi phí cho marketing và xúc tiến… sản phẩm đó có thể bắt buộc phải bán với giá thấp hơn hẳn ở nước khác để có thể giữ được mức lời lãi như cũ cho các nhà sản xuất.
Thêm vào đó thì tình hình leo thang giá cả ở mỗi nước một khác: vì thế mà có vấn đề phát sinh trực tiếp là làm thế nào để định giá cho các nước khác nhau. Các doanh nghiệp thông thường có ba cách lựa chọn:
(1) Định giá thống nhất và cố định ở khắp mọi nơi: Điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng khá quan ngại là là giá quá cao ở những nước nghèo và chưa đúng mức thực tế cần quan tâm ở những nước giàu.
(2) Định giá theo thị trường ở từng nước: Điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng là những người trung gian, những chi nhánh khác nhau ở các nước có giá thấp sẽ chuyển số hàng hóa của mình đến những nước có giá cao hơn và thực hiện marketing kém hiệu quả hơn.
(3) Định giá căn cứ vào chi phí đối với từng nước: Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ linh hoạt sử dụng một giá chuẩn rồi cộng thêm chi phí phát sinh khác nhau ở từng nơi. Nhưng điều này có thể làm cho sản phẩm được nói tới có giá quá cao so với thị trường ở những nước chi phí cao.
3. Khuyến mãi
Các doanh nghiệp có thể triển khai cùng những chiến dịch marketing khuyến mãi và marketing quảng cáo như đã được sử dụng trên thị trường nội địa hay thay đổi chúng đi cho phù hợp với thị hiếu và truyền thống từng thị trường địa phương. Hay xem xét tất cả những nội dung thông tin liên quan tới sản phẩm. Doanh nghiệp theo đó có thể thay đổi nội dung thông tin theo các mức độ khác nhau. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng thông tin ở khắp mọi nơi, chỉ có thay đổi ngôn ngữ, chỉ có thay đổi tên gọi và màu sắc.
Các nhà hoạt động Marketing cũng cần lên kế hoạch để thích nghi các phương pháp khuyến mại của mình đối với các thị trường với những đặc điểm khác nhau. Do có những sự khác nhau về những quy định hạn chế này mà các doanh nghiệp quốc tế thường giao trách nhiệm triển khai khuyến mãi cho ban quản trị tại các địa phương.
4. Kênh phân phối
Các doanh nghiệp quốc tế phải có quan điểm hoàn chỉnh về kênh đối và marketing phù hợp với với vấn đề phân phối sản phẩm của mình để đem sản phẩm đến những người sử dụng cuối cùng. Hình dưới thể hiện ba cầu nối chính kết nối giữa những người bán và những người sử dụng cuối cùng.
Tại cầu nối thứ nhất, chính là đại bản doanh Marketing quốc tế của người bán, phòng xuất khẩu hay bộ phận quốc tế là nơi đưa ra các quyết định về các kênh và những yếu tố khác được định ra của Marketing mix.
Cầu nối thứ hai, được thể hiện là các kênh giữa các quốc gia, đưa sản phẩm đến biên giới những nước ngoài. Nó đòi hỏi phải có sự quyết định cụ thể về kiểu người trung gian (ví dụ như các đại lý, công ty thương mại...) và tổng hợp các phương thức vận chuyển (đường không, đường biển...) cũng như tất cả những thoả thuận về tài trợ và quản trị rủi ro bán hàng, marketing...
Cầu nối thứ ba, thể hiện những kênh trong phạm vi nước ngoài, đây là nơi đưa sản phẩm từ cửa khẩu nước ngoài đến người mua và sử dụng cuối cùng. Quá nhiều nhà sản xuất Mỹ nghĩ là sẽ hoàn thành toàn bộ công việc một khi sản phẩm rời khỏi nhà máy của họ. Thay vào đó, họ phải quan tâm xem sản phẩm đó vận động và phát triển, thể hiện yếu tố marketing như thế nào ở nước ngoài.
Khái niệm kênh đối với Marketing quốc tế
Các kênh phân phối nội địa khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia độc lập. Có những sự khác biệt một cách rõ rệt về số lượng và kiểu người trung gian marketing phục vụ từng thị trường nước ngoài.
Một số điểm khác biệt nữa chính là về quy mô và những tính chất khác nhau của các đơn vị bán lẻ ở nước ngoài. Trong khi một hệ thống bán lẻ đồ sộ khống chế thương trường Hoa Kỳ, thì ngược lại, phần lớn hoạt động bán lẻ ở các nước nằm trong tay số lượng lớn người bán lẻ độc lập, nhỏ bé.
Ở thị trường Ấn Độ, hàng triệu người bán lẻ sở hữu các cửa hàng nhỏ xíu hay bán tại các khu chợ ngoài trời. Họ nói giá cực kỳ cao, nhưng giá thực tế để khách hàng mua hàng sẽ giảm xuống nhiều sau quá trình mặc cả.
Nghiên cứu về quá trình bán hàng và marketing cho thấy, các siêu thị sẽ làm giảm bớt rõ rệt về giá cả của sản phẩm, nhưng rất khó để nắm bắt được chúng do những hàng rào cụ thể về kinh tế và văn hoá.
Thu nhập của nhân dân ở mức thấp thấp và họ phải quyết định mua hằng ngày những số lượng hàng hóa nhỏ, thậm chí họ cũng bị giới hạn ở mức độ có thể mang về nhà khi chọn cách đi bộ hay đèo xe đạp.
Hơn nữa, một số nghiên cứu về bán hàng và marketing cũng chỉ ra ở nhà của họ không có kho chứa và tủ lạnh đủ lớn đề có thể giữ lạnh cho thực phẩm, duy trì khả năng tươi trong vài ngày. Chi phí bao gói của sản phẩm cũng được giữ ở mức thấp để đảm bảo giá hạ. Ở Ấn Độ, thuốc lá thường được mua theo đơn vị từng điếu.
Việc phân nhỏ những món hàng lớn vẫn thường xuyên là nhiệm vụ quan trọng của những người mang trọng trách làm trung gian và giúp cho các kênh phân phối dài dằng dặc của nước này tồn tại, làm trở ngại rất nhiều cho việc mở rộng việc bán lẻ và marketing quy mô lớn ở các nước đang phát triển.
V. Quyết định tổ chức Marketing
Các doanh nghiệp có chiến lược quản trị các hoạt động Marketing quốc tế của mình theo ít nhất là ba cách như sau:
1. Phòng xuất khẩu
Doanh nghiệp sẽ thường quyết định việc tham gia Marketing quốc tế bằng cách đơn giản là gửi hàng hoá đi nhiều nơi. Nếu mức bán hàng trong thị trường quốc tế tăng thì doanh nghiệp sẽ tổ chức một phòng xuất khẩu gồm một trưởng phòng và một vài trợ lý.
Khi doanh số bán được sản phẩm tăng lên nữa, thì phòng xuất khẩu sẽ từ đó mà được phát triển thêm và bao gồm cả thêm vào những dịch vụ Marketing khác nhau, sao cho doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh linh hoạt và năng động hơn.
Nếu doanh nghiệp chuyển hình thức sang xí nghiệp liên doanh hay tiến hành đầu tư trực tiếp thì phòng xuất khẩu thực tế sẽ không còn đủ khả năng trong việc quản trị các hoạt động bán hàng, marketing... quốc tế nữa.
2. Bộ phận quốc tế
Nhiều doanh nghiệp và xí nghiệp liên doanh tham gia vào một số thị trường quốc tế. Theo đó, một doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình xuất khẩu hàng hóa sang một nước, cấp giấy phép sản xuất cho một nước khác và thậm chí xây dựng một xí nghiệp liên doanh ở một nước thứ ba, kết hợp với một công ty con ở nước thứ tư.
Sớm hay muộn thì nó sẽ phải thành lập một bộ phận quốc tế để quản trị tất cả các hoạt động quốc tế như bán sản phẩm và marketing cho thương hiệu. Bộ phận quốc tế này sẽ do một giám đốc bộ phận quốc tế phụ trách. Người này phải thực hiện công việc xác định những mục tiêu, ngân sách và chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng của doanh nghiệp về thị phần, doanh số, marketing... trên thị trường quốc tế.
Các bộ phận quốc tế thông thường sẽ được tổ chức theo các cách khác nhau. Biên chế cụ thể của bộ phận quốc tế sẽ bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, sản xuất, nghiên cứu, tài chính, kế hoạch và cuối cùng là nhân sự. Họ sẽ thường xuyên lên kế hoạch cung ứng dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh khác nhau ở nước ngoài.
Các đơn vị kinh doanh này có thể được tổ chức theo một hay nhiều nguyên tắc trong số ba nguyên tắc cụ thể sau. Chúng có thể là những tổ chức theo địa lý, những nhóm sản phẩm quốc tế, hoặc đơn vị kinh doanh có thể là những công ty con quốc tế và người đứng đầu là một giám đốc.
Những nhà quản trị cơ sở nước ngoài này chịu trách nhiệm về lực lượng bán hàng, chiến lược marketing từng giai đoạn, các chi nhánh, những người phân phối và những người được cấp giấy phép sản xuất ở nước tương ứng. Đơn vị kinh doanh kể trên cũng có thể được xác định là những nhóm sản phẩm quốc tế, mỗi nhóm này thường do một phó giám đốc quốc tế phụ trách và chịu trách nhiệm về việc bán nhóm hàng đó trên khắp thế giới.
Các phó giám đốc trong những bộ phận này có thể sử dụng các chuyên gia (bán hàng, marketing, nhân sự…) khu vực của công ty để giám sát và quản lý các khu vực địa lý khác nhau. Cuối cùng, đơn vị kinh doanh có thể là những công ty con quốc tế và người đứng đầu là một giám đốc. Giám đốc các công ty con phải thực hiện báo cáo thường xuyên cho giám đốc bộ phận quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa quốc gia đã phải chuyển lại giữa ba kiểu tổ chức này, bởi vì mỗi kiểu đều gây ra một số vấn đề (từ bán hàng tới marketing). Lịch sử hoạt động và kinh doanh quốc tế của Westinghouse là một minh hoạ.
3. Tổ chức toàn cầu
Một số doanh nghiệp trên toàn cầu đã trải qua giai đoạn bộ phận quốc tế và thực sự trở thành những tổ chức hoạt động toàn cầu. Họ không còn nghĩ mình là những nhà kinh doanh từ bản chất nội địa đã vươn ra kinh doanh ở nước ngoài mà giờ đây, họ thực sự đã nghĩ mình là những nhà kinh doanh toàn cầu.
Ban lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp và bộ tham mưu hoạch định kế hoạch cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh toàn thế giới, các chính sách Marketing, quản trị dòng tài chính và các hệ thống hậu cần.
Các đơn vị thực hiện hoạt động toàn cầu sẽ phải báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành chính hay uỷ ban điều hành, chứ không phải là các trưởng bộ phận quốc tế. Các giám đốc điều hành được huấn luyện về hoạt động toàn thế giới, chứ không chỉ về những hoạt động bán hàng, marketing, tài chính… nội địa hay quốc tế.
Ban lãnh đạo được tuyển mộ và chọn lựa khắt khe từ nhiều nước, các bộ phận được cấu thành và thu mua vật tư từ những nơi có đảm bảo yếu tố chi phí thấp nhất. Việc đầu tư của doanh nghiệp thì nhằm vào những nơi dự đoán sẽ đem lại lợi nhuận lớn nhất và hiệu quả marketing cao nhất.
VI. Kết luận
Hội nhập quốc tế được xem là chiến lược quan trọng trong sự phát triển ổn định và hiệu quả của mỗi doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Do vậy, nắm được cách thức thiết kế chiến lược marketing cho thị trường toàn cầu sẽ làm gia tăng đáng kể mức độ cạnh tranh cho doanh nghiệp, cùng với yếu tố hội nhập, phát triển và tiến tới tương lai...