Thuế thu nhập cá nhân (PIT) là gì và tại sao nó lại quan trọng? Hãy cùng với 123job.vn tìm hiểu chi tiết về loại thuế này để hiểu rõ hơn về nghĩa vụ đóng thuế của mỗi công dân nhé.
1. Tìm hiểu tổng quan về thuế PIT
1.1. Thuế PIT là gì?
Thuế PIT là gì? PIT (viết tắt của “Personal Income Tax”) là thuế thu nhập cá nhân, hay còn gọi là thuế trực thu. Đây là loại thuế đánh trên tiền lương và các nguồn thu nhập khác mà cá nhân phải nộp cho ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Về cơ bản, thuế PIT được xác định dựa trên hai nguyên tắc chính: công bằng và khả năng nộp thuế. Do đó, những người có thu nhập thấp sẽ không phải nộp thuế PIT hoặc chỉ nộp một số tiền ít hơn so với những người có thu nhập cao. Mức thuế PIT phải nộp sẽ tăng theo mức thu nhập.
Ngoài ra, thuế PIT còn là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần vào việc đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân.
1.2. Tờ khai PIT là gì?
Tờ khai PIT, hay còn gọi là tờ khai thuế thu nhập cá nhân, là một tài liệu hoặc biểu mẫu mà cá nhân cần điền và gửi đến cơ quan thuế để báo cáo về thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Tài liệu này được sử dụng để tính toán và đối chiếu số thuế thu nhập cá nhân cần nộp.
Trong tờ khai PIT, người nộp thuế phải cung cấp thông tin chi tiết về các nguồn thu nhập như lương, tiền lãi ,cổ tức, thu nhập từ kinh doanh cùng với các khoản thu nhập khác. Dựa trên những thông tin này, cơ quan thuế sẽ tính số tiền thuế thu nhập cá nhân (thuế PIT) cần phải đóng và xem xét áp dụng những khoản giảm trừ, ưu đãi thuế theo quy định pháp luật hiện hành.
Tìm hiểu tổng quan về thuế PIT
1.3. Đối tượng nào cần nộp thuế PIT
Vậy những đối tượng nào sẽ cần phải nộp thuế PIT? Sau khi đã hiểu khái niệm PIT, bạn cần biết nhóm đối tượng nào trong số người lao động phải nộp thuế.
Theo Điều 2 của Luật, PIT sửa đổi năm 2012, đối tượng nộp thuế được chia thành hai nhóm đối tượng như sau:
Cá nhân cư trú: Là những cá nhân có nơi ở hoặc nhà thuê thường xuyên tại Việt Nam theo quy định pháp luật, với thời hạn hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên và có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc liên tục trong 12 tháng kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là một ngày.
Hai trường hợp áp dụng thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân cư trú bao gồm:
- Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
- Cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
Cá nhân không cư trú: Là những người không đáp ứng tiêu chí của cá nhân cư trú, thường là những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
1.4. Những thu nhập như thế nào sẽ phải chịu thuế PIT
Mức thu nhập bao nhiều sẽ phải đóng thuế PIT? Các khoản thu nhập chịu thuế PIT bao gồm các mục sau, trừ những khoản thu nhập được miễn thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh; thu nhập từ tiền lương và tiền công; thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn; thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn; thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ hoạt động trúng thưởng; thu nhập từ hoạt động bản quyền; thu nhập từ hoạt động nhượng quyền thương mại và thu nhập từ việc nhận thừa kế và quà tặng liên quan đến chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác, có yêu cầu về đăng ký sở hữu hoặc sử dụng.
2. Hướng dẫn cho bạn cách tính thuế PIT mới nhất
Trước khi tính thuế PIT, bạn cần xác định mình thuộc nhóm cá nhân cư trú hay không cư trú, vì cách tính thuế cho hai nhóm này khác nhau.
2.1. Tính thuế PIT cho cá nhân cư trú
Trường hợp 1: Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, với nguồn thu nhập chính là tiền lương và tiền công.
Các công thức cần áp dụng khi tính thuế PIT là:
Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ (2)
Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản miễn thuế (3)
Người nộp thuế sẽ áp dụng ba công thức trên để xác định mức thuế cá nhân phải nộp qua các bước sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập cá nhân đó nhận được.
Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế, bao gồm:
Tiền lương làm thêm giờ và tiền lương làm việc ban đêm cao hơn so với giờ hành chính và thu nhập của thuyền viên Việt Nam làm việc cho các hãng tàu Việt Nam hoặc nước ngoài.
Bước 3: Áp dụng công thức (3) để tính thuế thu nhập phải chịu.
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ thu nhập , bao gồm:
Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế: 132 triệu đồng/năm (11 triệu đồng/tháng) và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc và giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, nhân đạo, quỹ khuyến học và hưu trí tự nguyện.
Bước 5: Áp dụng công thức (2) để tính thuế. Theo Điều 22 của Luật Thuế TNCN năm 2007, người lao động sẽ sử dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Người lao động chỉ cần dựa vào phần thu nhập tính thuế hàng tháng hoặc hàng năm của mình để xác định mức thuế suất tương ứng. Khi đã biết thu nhập tính thuế và thuế suất, bạn có thể tính số thuế PIT cần nộp theo công thức (1).
Có hai phương pháp để tính thuế PIT khi bạn đã xác định được thu nhập tính thuế và thuế suất:
- Phương pháp lũy tiến: Tính số thuế cần nộp theo từng bậc thuế và cộng tổng lại theo bảng biểu thuế lũy tiến.
- Phương pháp rút gọn: Tính thu nhập tính thuế và áp dụng bảng dưới đây để xác định số thuế PIT cần nộp.
Trường hợp 2: Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 11/2013/TT-BTC quy định:
“Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không có hợp đồng lao động nhưng có tổng thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế ở mức 10% trên thu nhập (khấu trừ trước khi thanh toán)”.
Lưu ý: Ngoại trừ những trường hợp có cam kết theo mẫu số 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Công thức tính thuế TNCN cần nộp như sau:
Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi thanh toán.
Hướng dẫn cho bạn cách tính thuế PIT mới nhất
2.2. Tính thuế PIT đối với cá nhân không cư trú
Theo quy định, cá nhân không cư trú sẽ không được áp dụng khoản giảm trừ gia cảnh. Do đó, những cá nhân này chỉ cần có thu nhập chịu thuế > 0 sẽ phải nộp thuế thu nhập với mức thuế suất 20% trên thu nhập chịu thuế.
Theo Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, thuế PIT mà các cá nhân không cư trú phải nộp được tính theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. Đồng thời, thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú cũng được xác định tương tự như thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú.
3. Các khoản giảm trừ thuế PIT
Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân (thuế PIT)bao gồm:
Giảm trừ gia cảnh:
Theo Luật Thuế TNCN, giảm trừ gia cảnh là số tiền được khấu trừ trước khi tính thuế cho thu nhập cá nhân cư trú từ kinh doanh, tiền lương và tiền công. Năm 2023, theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh được quy định như sau:
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
- Giảm trừ cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, còn có các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và bảo hiểm trong một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt.
Các khoản giảm trừ thuế PIT
Các khoản cá nhân đóng góp cho từ thiện, khuyến học hoặc nhân đạo:
Mức giảm trừ tối đa không được vượt quá thu nhập tính thuế và cần có tài liệu chứng minh.
Để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, người nộp thuế cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã đăng ký và có mã số thuế cho người phụ thuộc.
- Cung cấp hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc.
Trên đây, 123job.vn đã chia sẻ với bạn thuế PIT là như thế nào, mức thu nhập nào cần phải đóng thuế PIT, cách tính thuế PIT như thế nào, hy vọng chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn. Đừng quên theo dõi 123job.vn để có nhiều Blogs thú vị khác nữa nhé, chúc các bạn thành công!