Để có thể trở thành quản lý nhân sự không hề đơn giản, những dấu hiệu nào sẽ cho thấy nhân viên có tố chất trở thành quản lý nhân sự giỏi giúp các nhà lãnh đạo có thể dựa vào để phát hiện nhân tài và trọng dụng họ? Hãy cùng tìm hiểu với 123job nhé!
Bill Gate đã từng nói rằng: “Một công ty muốn phát triển được nhanh thì phải giỏi trong việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là những nhân tài thông minh”. Điều đó cho thấy tri thức sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một công ty, ngoài ra một người quản lý nhân sự không những giỏi về chuyên môn và còn phải giỏi về cả kỹ năng mềm.
I. Nhân viên có tố chất lãnh đạo
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người sinh ra đã mang trong mình những năng lực thiên bẩm và khả năng lãnh đạo cũng không nằm ngoài những năng lực ấy. Dễ thấy xung quanh ta, nơi chúng ta làm việc luôn xuất hiện những nhân viên đóng vai trò như một “google” để mọi người tìm đến nhằm giải đáp thắc mắc, tư vấn công việc hay xin những lời khuyên bổ ích. Điều này mặc định rằng nhân viên ấy rất được mọi người tin tưởng vào khả năng lãnh đạo cũng như kỹ năng giải quyết mọi vấn đề dù đơn giản hay phức tạp. Và tất nhiên, trở thành một nhà quản lý nhân sự trong tương lai là một điều dễ dàng đến với họ.
Một người quản lý nhân sự không những giỏi về chuyên môn và còn giỏi về kỹ năng mềm
II. Có khả năng giao tiếp tốt
Ông cha ta có câu:
“ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe”
Có thể thấy lời nói hay, khả năng giao tiếp tốt là thước đo nhân cách của mỗi con người, là cầu nối mọi người sát lại với nhau. Điều này luôn đúng trong mọi môi trường từ gia đình đến công sở. Nếu trong công ty của bạn có những nhân viên luôn chiếm được cảm tình từ mọi người được đồng nghiệp tin tưởng, có khả năng giao tiếp tốt, đối nhân xử thế, biết ăn nói đúng mực thì ắt hẳn người đó sẽ là một ứng viên sáng giá cho vị trí quản lý nhân sự.
III. Có sự hòa đồng
Sự hòa đồng với tất cả mọi người sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện mọi công việc. Từ những nguồn chia sẻ đáng tin cậy thì hơn nửa số nhân viên nghỉ việc trong những công ty là do họ cảm thấy áp lực, không thể chịu được người sếp của mình. Từ điều trên cho thấy một nhà quản lý nhân sự giỏi không thể thiếu sự hòa đồng với mọi người. Việc hòa đồng không phải là thân thiết, tạo thiện cảm với từng người vì điều này vô cùng khó, không ai có thể vừa lòng tất cả mọi người được. Vì thế sự hòa đồng của một nhà quản lý nhân sự với nhân viên có nghĩa là tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ, an tâm khi làm việc cùng nhau. Nhân viên và quản lý cùng vui vẻ hợp tác thì công việc mới có thể dễ dàng thực hiện được.
IV. Khả năng cao trong việc tự tạo động lực làm việc
Bạn có thể chắc chắn một điều rằng, những người lười nhác, đùn đẩy công việc, chỉ làm việc khi được phân công và hoàn thành công việc của mình, không quan tâm đến những việc khác thì không bao giờ có thể trở thành một nhà quản lý nhân sự tài giỏi được. Một nhân viên phù hợp cho vị trí quản lý nhân sự phải có khả năng cao trong việc tự tạo động lực làm việc. Những con người này sẽ luôn có cái nhìn tổng thể bao quát mọi vấn đề, biết định hướng công việc của mình, giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra theo phương án tốt nhất. Từ đó mà thúc đẩy họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả, dễ dàng hơn.
V. Có thái độ tiếp nhận công việc đúng đắn
Cách nhìn nhận công việc là một kĩ năng rất cần có trong sự phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một người luôn luôn cảm thấy đắn đo với tiền lương và thực hiện công việc uể oải, chỉ làm đúng yêu cầu đưa ra thì khó mà trở thànhnhà quản lý nhân sự được. Vì thế một nhân viên có tiềm năng trở thành quản lý nhân sự phải luôn có thái độ tiếp nhận công việc tích cực, luôn biết đặt bản thân vào những thử thách để nỗ lực không ngừng. Bởi khi giao việc những nhà quản lý đã nhìn nhận được thực lực mới giao phó, nên thái độ tích cực sẽ giúp dễ dàng ghi điểm trong mắt đồng nghiệp hơn.
VI. Tính cam kết với công việc cao
Sự cam kết với công việc là một yếu tố mà phần ít nhân viên có được. Một nhà quản lý nhân sự tốt phải luôn là tấm gương sáng về tính cam kết trong công việc, có như vậy những nhân viên ỷ lại, lười nhác mới có thể chấn chỉnh được bản thân mình, mới có thể theo được công việc mà không có ý định bỏ dở hay xin nghỉ.
Nhà quản lí nhân sự giỏi là người biết biến ý tưởng của mình thành hiện thực và thực hiện nó thành công
VII. Luôn có tinh thần học hỏi
“Học, học nữa, học mãi” là câu tục ngữ với tất cả mọi người, trong đó có những nhân viên của doanh nghiệp. Là một cá nhân hay là một nhà quản lý nhân sự mỗi chúng ta cần không ngừng trau dồi tri thức, học hỏi ở mọi lúc mọi nơi, trên mọi ngành nghề khác ngoài kinh doanh và trong cuộc sống. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng định hướng được trong quá trình nghiên cứu thị trường, thấu hiểu tâm lý khách hàng, từ đó tạo nên thương hiệu của mình một phần nào trở nên đơn giản hơn. Vì thế tinh thần học hỏi là yếu tố hàng đầu để xem xét việc thăng cấp từ một nhân viên lên chức quản lý.
VIII. Chủ động giải quyết những công việc khó khăn
Công việc nào cũng sẽ có cái khó của nó, nếu ai cũng nhận phần dễ để làm thì công việc khó dành cho ai? Phần lớn các nhân viên đều né tránh những công việc "khó nhằn” vì cho rằng nó quá sức hay mất thời gian mà không nghĩ theo hướng tích cực đó là cơ hội để bản thân trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý thời gian. Nếu một cá nhân luôn biết chủ động xung phong giải quyết việc khó khăn thì đây sẽ là một sự lựa chọn khá đúng đắn cho người có thể ngồi vào vị trí quản lý nhân sự.
IX. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân
Sống vì cá nhân, tập thể không phải là việc ai cũng dễ dàng thực hiện được. Một nhân viên tiềm năng sẽ luôn có cái nhìn khách quan đặt lợi ích của tập thể lên trên hết, họ luôn biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến những người xung quanh, ngay cả hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của tập thể. Trái lại những nhân viên luôn đặt lợi ích mình lên hàng đầu, sống vì bản thân sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà quản lý nhân sự được. Ắt hẳn ở đâu cũng có cạnh tranh trong môi trường công sở, nhưng điều đó thúc đẩy sự phát triển ở mỗi cá nhân và không ảnh hưởng đến lợi ích tập thể là điều khuyến khích làm.
X. Tự đặt mục tiêu cho bản thân và hoàn thành nó
Gallup cho thấy rằng có 17% nhân viên gắn kết hơn với công việc nếu cấp trên hỗ trợ đặt ra mục tiêu cho chính mình. Như vậy, một cá nhân biết đặt ra mục tiêu cho bản thân và thực hiện tốt nó sẽ góp phần tạo động lực cho cả tập thể, giúp những người khác cũng có thể tạo nên động lực chính như vậy. Đó là điều cần có của một người quản lý nhân sự tài ba.
Một nhà quản lý tài ba là phải biết cách đặt mục tiêu và hoàn thành nó
XI. Biết chịu trách nhiệm với cuộc sống và công việc
Trong cuộc sống con người không thể nào không gặp phải những sai lầm, nhưng cách bạn nhìn nhận và xử lý nó như thế nào mới thực sự quan trọng. Bởi không ai đánh giá người khác qua sai lầm, điều mà chứng tỏ bản thân mỗi người chính là qua thái độ và cách xử lý những sai lầm đó.
Một nhân viên luôn cố gắng che đậy, biện minh cho những sai lầm của mình không bao giờ có thể ngồi vào chiếc ghế quản lý nhân sự được. Chỉ có những cá nhân dám làm dám chịu, thẳng thắn nhận lỗi và rút ra được bài học từ những lỗi lầm của mình mà cải thiện bản thân mới có thể thành công.
XII. Có thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc
Thái độ làm việc sẽ quyết định 50% việc một nhà quản lý nhân sự có làm tốt công việc của mình hay không. Đây là một yếu tố vô cùng cần thiết đối với quản lý nói riêng và những nhân viên nói chung. Một cá nhân có thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc sẽ thể hiện như sau: Luôn đúng giờ, ăn mặc lịch sự, luôn sống tích cực, khiêm nhường, biết làm chủ bản thân khi đối mặt với mọi tình huống, luôn có thái độ tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp... Một nhân viên chuyên nghiệp sẽ luôn phấn đấu vì doanh nghiệp sẽ luôn đặt doanh nghiệp lên hàng đầu và làm việc vì đam mê chứ không phải chỉ vì đồng lương của bản thân.
XIII. Khao khát mãnh liệt được lãnh đạo
Một cá nhân có đủ tất cả những yếu tố trên nhưng lại không khao khát để trở thành một nhà quản lý thì cũng như không. Điều này chứng tỏ họ chỉ thích an vị với chức vụ của mình, không muốn thăng tiến, vẫn có những lo lắng về trách nhiệm hay thực lực của bản thân, đôi khi là sự rụt rè không đáng có. Như vậy, những người này cũng khó mà trở thành nhà quản lý nhân sự tài ba được.
Chưa ai sinh ra đã trở thành một lãnh đạo, tất cả đều do quá trình cố gắng phấn đấu. Trong cuộc sống mỗi người cần có kỹ năng lập kế hoạch và luôn đặt mục tiêu cao hơn cho cuộc sống thì mới có thể phát triển được. Đối với một nhân viên tiềm năng bạn luôn phải giữ suy nghĩ “người khác làm được bạn cũng làm được” hay ý thức luôn muốn đóng góp nhiều hơn cho công ty. Có như vậy bạn mới bộc lộ hết được tài năng của mình, và ngày càng thành công. Có vị thế và tiếng nói, ắt sẽ được mọi người tôn trọng và có chỗ đứng trong xã hội.
Để trở thành một nhà quản lý nhân sự bạn phải luôn khao khát mãnh liệt được lãnh đạo
XIV. Kết luận
Để trở thành một nhà quản lý nhân sự thì không hề đơn giản, bạn cần phải có đủ những yếu tố trên. Nếu bạn nhận thấy mình làm tốt tất cả điều đó thì chiếc ghế quản lý nhân sự sẽ không còn là xa xôi đối với bạn. Hãy gạt bỏ những suy nghĩ rằng người làm việc thâm niên sẽ được đề bạt lên chức quản lý và phấn đấu ngay từ bây giờ. Việc đánh giá một nhà quản lý phải dựa vào cả năng lực, tài năng cũng như phẩm chất, nhân cách của họ. Bởi người đứng đầu làm tốt mới có thể chèo lái một con thuyền đi đến bến bờ thành công. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn khái quát hơn để đánh giá một nhân viên tiềm năng lên làm quản lý nhân sự cũng như giúp hoàn thiện bản thân mình để có thể trở thành một nhân viên tiềm năng.