Bạn đang theo đuổi vị trí trưởng phòng nhân sự giỏi, nhưng lại gặp khó khăn khi không biết vai trò, kỹ năng, tố chất nào cần phải có. Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, chức vụ trưởng phòng nhân sự cũng đóng vai trò rất quan trọng. Họ biết kỹ năng lắng nghe tốt, đôn đốc và là cầu nối vững chắc giữa mọi người trong công ty. Nhưng liệu bạn đã biết đầy đủ sắc màu trong bức “chân dung” của một trưởng phòng nhân sự hay chưa? Bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn lăng kính rõ nét nhất về vị trí trưởng phòng nhân sự

I. Trưởng phòng nhân sự là ai?

Liệu bạn đã biết trưởng phòng nhân sự là ai?Liệu bạn đã biết trưởng phòng nhân sự là ai?

Trưởng phòng nhân sự hay HR Manager là gì? Họ chính là những người có trách nhiệm quán xuyến tất cả vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự (bao gồm tuyển dụng, giám sát, đào tạo) cũng như các chính sách, quyền lợi của từng nhân viên trong tổ chức. Đồng thời trưởng phòng nhân sự cũng có vai trò xây dựng mối quan hệ gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong công ty, và biến họ thành một tập thể đoàn kết, luôn làm việc hướng tới lợi ích chung. 

Các mảng HR Manager trực tiếp quản lý trong công ty gồm:

  • Quản lý công tác tuyển dụng.

  • Quản lý trực tiếp đào tạo nhân sự.

  • Quản lý chính sách của nhân sự.

  • Đưa ra định hướng cho nhân sự.

II. Vai trò của người quản lý nhân sự

1. Đối với con người

a) Quy trình tuyển dụng

Trưởng phòng nhân sự sẽ trực tiếp thực hiện kiểm soát, đồng thời tham gia vào một vài vị trí trong các bước sau:

  • Đánh giá và đưa ra tiêu chí, đề xuất về công tác tuyển dụng nhân sự.

  • Thu hút ứng viên bằng chiến lược kinh doanh phát triển khẳng định thương hiệu. 

  • Soạn các bản mô tả công việc và thông tin tuyển dụng cho các vị trí cần thiết. 

  • Thực hiện việc phỏng vấn và tuyển chọn.

  • Hỗ trợ, đào tạo nhân viên mới để họ dễ dàng hòa nhập và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. 

  • Quản lý biểu mẫu và thông tin về quy trình tuyển dụng nhân sự.

b) Đào tạo, phát triển nhân sự

Việc Onboarding cho nhân viên mới và khuyến khích họ phát triển bản thân là vai trò không thể thiếu của trưởng phòng nhân sự. Trong thế giới kinh doanh hiện nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin, việc đội ngũ nhân viên mặc dù đã có kinh nghiệm, cũng cần phải trau dồi kỹ năng chuyên môn thường xuyên. Là một HR Manager, bạn nên kích thích tinh thần ham học hỏi, và tự hoàn thiện bản thân của mọi thành viên trong công ty.

Thiết lập chương trình đào tạo nhân viên là một vai trò quan trọng của trưởng phòng nhân sựThiết lập chương trình đào tạo nhân viên là một vai trò quan trọng của trưởng phòng nhân sự

Vậy trưởng phòng nhân sự làm gì? Bao gồm toàn bộ các mặt cơ bản nhất là:

  • Chú tâm quan sát và đưa ra kế hoạch đào tạo: Bạn cần đưa ra các “khung xương sống” được thiết lập sẵn cho một lớp học đào tạo. Chẳng hạn như: Các hình thức dạy học online hay offline, việc thuê các diễn giả, giảng viên giỏi…

  • Tổ chức chương trình đào tạo: HR Manager cần quan tâm đến những vấn đề về địa điểm, cách thức, thời gian, chi phí… để đào tạo nhân sự.

  • Kiểm tra đầu ra và khảo sát khi khóa học hoàn thành: Bạn cần nắm rõ những kiến thức mà nhân viên đã lĩnh hội được là gì? Có thể ứng dụng vào thực tiễn công việc hay không? Và trưởng phòng nhân sự cần đưa ra bảng khảo sát để nhận định xem có nên tiếp tục đào tạo theo phương thức đó nữa không?

  • Quản lý thông tin liên quan đến khóa đào tạo: Các giấy tờ về chứng nhận hoàn thành khóa học; chi phí thuê địa điểm, diễn giả; các mẫu thu hoạch cho nhân viên trong các buổi học… 

c) Đánh giá và quản lý đội ngũ nhân viên

Một kế hoạch hay, một định hướng đúng đắn về bộ phận nhân sự, buộc phải đi đôi với quy trình đánh giá nhân viên cụ thể mới đem lại hiệu quả, và HR chính là người đưa ra khung tiêu chuẩn đó. Việc này vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi nó theo dõi quá trình tiến bộ của nhân viên trong suốt thời gian gắn bó với công ty, cũng như hỗ trợ quá trình cắt giảm và tuyển dụng nhân sự mới trở nên phân minh hơn. 

2. Đối với tổ chức, doanh nghiệp

a) Bản sắc văn hóa doanh nghiệp

Có thể trưởng phòng nhân sự không phải người tiến tạo hay xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp, nhưng chắc chắn là người nắm rõ nhất về nó. Bạn sẽ đưa ra các đề xuất và cố gắng gắn kết các chính sách đào tạo, tiêu chí tuyển dụng với văn hóa doanh nghiệp. 

Trưởng phòng nhân sự phải biết kết nối văn hóa doanh nghiệp vào các chính sách quản lýTrưởng phòng nhân sự phải biết kết nối văn hóa doanh nghiệp vào các chính sách quản lý

b) Các chính sách phúc lợi, chế độ lương thưởng cho nhân viên

Các doanh nghiệp cũng đòi hỏi rất cao trưởng phòng nhân sự hiểu rõ những kiến thức về luật kinh doanh, để vận hành chơn chu kế hoạch kinh doanh cũng như các chính sách, không để xảy ra lỗ hổng khiến công ty chịu thiệt thòi trong quan hệ với người lao động. Cụ thể các HR Manager sẽ chịu trách nhiệm những khía cạnh sau:

  • Bảng thống kê công và chấm lương: Bạn hoàn toàn có thể nhờ vào các công cụ kế toán để hỗ trợ. 

  • Thành thạo việc tính lương Gross và Net: Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát chặt chẽ chất lượng công việc của nhân viên cấp dưới. 

  • Tổ chức xếp hạng chấm lương thưởng theo đội/nhóm: Nhằm giúp công việc chấm lương của quản lý trở nên nhanh gọn và minh bạch nhất. 

  • Hoạch định các chính sách bổng lộc, phụ cấp Lễ tết, số ngày nghỉ phép…: Trưởng  phòng nhân sự ngoài việc đưa ra các chính sách lương thưởng phù hợp, cần lắng nghe những phản hồi từ cấp dưới để có mức thưởng phạt tương ứng và phân minh, tránh những đố kỵ không cần thiết giữa các nhân viên. Thêm vào đó, các hoạt động du lịch tập thể, tham quan ngoại khóa… cũng nên được cân nhắc tổ chức dựa trên tinh thần tự nguyện, vui vẻ và phù hợp với kết quả kinh doanh của tổ chức. 

c) Lãnh đạo và hỗ trợ quy trình lãnh đạo

Trưởng phòng nhân sự luôn được coi là “cánh tay phải” của ban lãnh đạo và chủ đầu tư. Bởi HR Manager luôn nắm rõ các vấn đề về nguồn nhân lực và hầu hết các kế hoạch liên quan trong chiến lược kinh doanh của công ty. Bạn sẽ là người tạo dựng nên hành lang kết nối giữa nhân viên với các lãnh đạo cấp cao, và chịu trách nhiệm lớn trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trưởng phòng nhân sự làm việc với con người và là người thuộc về công chúng. Nếu có kỹ năng lãnh đạo giỏi, HR sẽ nâng cao việc lắng nghe và kết nối mọi người trong công ty. Chính vì lý do đó, các doanh nghiệp luôn trọng dụng và dành ưu đãi lớn cho vị trí trưởng phòng nhân sự. 

III. Những kỹ năng chuyên môn và tố chất cần có của trưởng phòng nhân sự

Bạn muốn trở thành một trưởng phòng nhân sự giỏi, phải biết nắm bắt những quy luật dung hòa, hay nói cụ thể hơn là sự hòa hợp giữa cảm xúc và lý trí, tư duy và tình cảm gắn kết. Trong đó, các tố chất của người làm nhân sự cơ bản mà bạn cần phải có như: 

  • Tố chất trong lãnh đạo: HR Manager cần biết kỹ năng lắng nghe tốt, tôn trọng người khác, xây dựng được niềm tin cho nhân viên; những ý kiến, quyết định đưa ra phải có trọng lượng và tính thuyết phục cao. 

  • Tố chất có tư duy logic: Khối lượng công việc của trưởng phòng nhân sự là không hề nhỏ, vậy nên bạn cần có tư duy khoa học, rõ ràng, tránh bị rối bời, gây mất phương hướng khi quyết định một vấn đề nào đó. 

  • Tố chất của sự thấu hiểu: Bạn cần đưa ra các đánh giá công tâm nhất, tức là bên cạnh nhận xét lý trí, bạn cũng nên cân nhắc chữ “tình” với nhân viên trong công việc. 

Đi đôi với các tố chất then chốt trên, là những kỹ năng sống còn của một trưởng phòng nhân sự tài ba. Bao gồm các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ… buộc các HR Manager phải thuần thục. 

IV. Kết luận

Hình mẫu trưởng phòng nhân sự lý tưởng đối với các doanh nghiệp không giống nhau, nhưng đứng trước kỷ nguyên 4.0 như hiện nay, đòi hỏi ở các HR Manager là ngày càng cao. Nếu như bạn hiểu rõ trưởng phòng nhân sự là gì, các vai trò, kỹ năng và tố chất cần phải có, nhất định sẽ không bỏ lỡ những cơ hội vàng trong sự nghiệp. Hy vọng, trong bài viết trên đây, 123job đã cung cấp cho bạn cái nhìn khái quát nhất về vị trí trưởng phòng nhân sự. Chúc bạn thành công!