Cúng rằm tháng 7 được xem là ngày rằm lớn trong năm của người dân Việt Nam với ý nghĩa báo hiếu công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành. Do đó, ở bài viết này, 123job sẽ chia sẻ đến bạn cách chuẩn bị đồ cúng và văn khấn rằm tháng 7 đầy đủ nhất.

Lễ cúng rằm tháng 7 là lễ cúng quan trọng trong năm của mọi gia đình, vì vậy, gia chủ cũng đừng nên bỏ qua việc tham khảo các bài văn khấn rằm tháng 7 tại nhà và công ty, cơ quan. Dưới đây là tổng hợp những bài văn khấn rằm tháng 7 chuẩn, đúng nghi thức mà chúng tôi muốn chia sẻ, bạn hay tham khảo nhé!

I. Cúng rằm tháng 7 là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của ngày “xá tội vong nhân"

1. Ngày rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 Âm lịch (tức 15 tháng 7 Âm lịch) được biết đến là một ngày rằm đặc biệt bởi đây là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, đồng thời là Tết Trung nguyên (theo văn hóa của người Hoa) và cũng là ngày xá tội vong nhân. Chính vì thế, ngày rằm tháng 7 này có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa của người Việt.

Ngày rằm tháng 7 mang một nét đẹp văn hóa cổ truyền, chứa đựng những tính nhân văn đầy tốt đẹp. Đây là dịp để những người con báo hiếu, bày tỏ tình cảm với cha mẹ, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Đây cũng là dịp để những người còn sống cứu độ chúng sinh, giúp đỡ các vong hồn vất vưởng, không có người thờ cúng.

2. Ý nghĩa cúng rằm tháng 7 

Quan niệm con người được chia làm 2 phần, phần xác và phần hồn. Khi con người nằm xuống, thể xác trở về với cát bụi, nhưng còn linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Linh hồn này đi về đâu còn phụ thuộc vào nghiệp khi ở sinh thời gây nên.

Khi sống làm điều thiện linh hồn sẽ được chuyển kiếp đầu thai sang kiếp khác, nhưng khi sống tạo nghiệp nặng thì có thể khi sinh thời con người đó còn nhiều vướng bận thì linh hồn bạn không thể siêu thoát, vất vưởng trên gian. Hoặc có những linh hồn vô tội, không được cúng kiến trở thành nhũng cô hồn lang thang.

3. Cúng rằm tháng 7 vào thời gian nào?  

Theo vị sư ở chùa nổi tiếng, theo quan niệm dân gian của người Việt thì tháng bảy âm người ta coi đó là tháng của những hồn ma (hay còn gọi là tháng của quỷ). Thường thì từ mùng 2 đến 12 tháng bảy, Diêm Vương đã có lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma giới và sẽ kết thúc đóng cửa vào ngày 15/7 âm lịch lúc 12 giờ đêm.

Khi bắt đầu mở cửa thì ma quỷ sẽ được xóa tội lỗi, được thả về trần gian, tự do trên dương thế. Chính vì những hồn ma thường sợ ánh sáng, không dám trực tiếp đến đón nhận các lễ vật cúng vào buổi sáng và buổi trưa. Vì vậy mà nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn thì sẽ dễ dàng nhận được những đồ cúng đó.

4. Mâm lễ cúng rằm tháng 7 

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm những món như: gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, nem, canh miến mọc,… và thường bao gồm ba lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.

- Cúng bàn Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế  m Bồ Tát, thường thờ ở mỗi gia đình. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ chuyện tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.

Đối với cúng bàn Phật thì bạn cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường được gia đình thụ lộc ngay tại gia.

- Cúng trong nhà

Cúng trong nhà còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm những món như xôi, gà luộc, canh, cơm, món xào, cá kho, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, rượu, nước, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

- Cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời còn gọi là cúng chúng sinh, cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa và nơi nương tựa.

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 - 15/7 âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện văn khấn rằm tháng 7.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm lễ vật như sau:

  • Muối gạo (1 dĩa). Văn khấn cúng rằm tháng 7
  • 12 chén cháo trắng nấu loãng.
  • Hoa quả (5 loại 5 màu).
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Quần áo chúng sinh nhiều màu.
  • Tiền trần (là tiền thật) và vàng mã.
  • 3 ly nước, hương nhang và nến.

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 là nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian cúng đồ mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của những vong hồn. Mâm cúng thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu những loại nhang, trầm sử dụng trong mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3–5 hoặc 7 cây hương. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hoặc đường, sau đó là đốt vàng mã.

Xem thêm: Sao Thái Âm là gì? Hướng dẫn cách cúng sao Thái Âm đúng lễ nghi nhất hiện nay

II. Tổng hợp 4 bài văn khấn rằm tháng 7 tại nhà

1. Văn khấn rằm tháng 7 tại nhà

Thông thường, vào ngày rằm và mùng 1 hằng tháng, mọi gia đình tại Việt Nam thường làm lễ cúng thần linh, gia tiên trong nhà, những gia đình thờ Phật còn có thể thêm một lễ chay riêng để cúng Phật. Sắm lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà cũng không cần cầu kỳ, chủ yếu vẫn phải đủ những thứ cơ bản như là: Hương, hoa, rượu, xôi, vàng mã, quần áo, hài giấy... và mâm hoa quả. Một số gia đình có điều kiện có thể thắp hương cả mâm cỗ (cỗ chay hay cỗ mặn) tuy nhiên đây không phải là bắt buộc.

Trong quá trình lễ bái rằm tháng 7 tại nhà không thể thiếu những văn khấn rằm tháng 7 cho từng ban. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn bài văn khấn rằm tháng 7 ban gia tiên và văn khấn rằm tháng 7 ban thần linh tại nhà chuẩn để bạn tham khảo cho lễ cúng của gia đình. 

Văn khấn chúng sinh rằm tháng 7

Bài khấn chúng sinh

2. Bài cúng chúng sinh vào rằm tháng 7

Cúng chúng sinh là một nghi lễ chỉ có trong dịp rằm tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam chúng ta. Theo quan niệm dân gian ta thì tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn, trong dịp này, cửa Âm phủ sẽ mở để linh hồn trở lại dương gian thăm người nhà, nhưng số các linh hồn trở lại nhân gian cũng có không ít dã quỷ không nơi nương tựa. Chúng quay lại nhân gian thường sẽ đi quấy phá nên người dân phải làm lễ cúng chúng sinh cho cô hồn, quỷ đói đó để mong chúng không ở lại nhân gian quấy nhiễu cuộc sống của gia đình.

Lễ cúng chúng sinh thường được làm ngoài trời và thường được cúng vào khoảng chiều tối là lúc âm hồn bắt đầu hoạt động. Thời gian cúng có thể bắt đầu từ đầu tháng Âm lịch cho đến ngày rằm tháng 7 nhưng dù cúng lúc nào thì phải xong trước 12h đêm ngày rằm tháng 7. Dưới đây là bài văn khấn cúng rằm tháng 7 tại nhà cho các gia đình tham khảo:

Văn khấn rằm tháng 7 tại nhà

Văn khấn rằm tháng 7 tại nhà

3. Văn cúng Thần Tài rằm tháng 7

Với các gia đình làm kinh doanh thì việc cúng ban Thần Tài ngày rằm và mùng 1 là việc không thể bỏ qua. Dưới đây là bài văn khấn rằm tháng 7 Âm lịch chuẩn cho ban Thần Tài, bạn cùng tham khảo.

Văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 tại nhà

Văn khấn Thần Tài tại nhà

4. Bài khấn hóa vàng rằm tháng 7 

Dưới đây bài văn khấn rằm tháng 7 đốt quần áo, văn khấn rằm tháng 7 đốt vàng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mời các bạn tham khảo nhé!

Văn khấn hóa vàng rằm tháng 7 tại nhà

Văn khấn hóa vàng tại nhà

Xem thêm: Mách bạn cách cúng khai trương kinh doanh hồng phát

III. Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan

1. Cúng rằm tháng 7 tại các cơ quan và cửa hàng

Khi cúng bạn nên đọc bài văn khấn rằm tháng 7 tại cơ quan, cửa hàng dưới đây để lễ cúng được trang nghiêm và đúng nghi thức hơn.

Văn cúng Rằm tháng 7 tại công ty

Văn khấn rằm tại công ty

2. Bài văn khấn Rằm tháng 7 ở công ty

Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn bài văn khấn cúng rằm tháng 7 tại công ty. Hãy theo dõi văn khấn rằm tháng 7 bên dưới nhé.

Bài văn cúng rằm tháng 7

Bài văn cúng rằm tháng 7

3. Văn cúng rằm tháng 7 tại cửa hàng

Tương tự như cúng tại công ty thì phần chuẩn bị đồ lễ, văn khấn cúng rằm tháng 7 cũng như vậy. Tại các cửa hàng thì người chủ trong quá trình đọc văn khấn cúng rằm tháng 7 nhớ nói rõ tên cửa hàng, địa chỉ (trong trường hợp là chuỗi cửa hàng thì cúng tại đâu đọc rõ ràng địa chỉ ở đó). Tuy nhiên, ở tại một số tỉnh thành hiện đang thực hiện giãn cách xã hội thì gia chủ chỉ cần tấm lòng thành làm một cái lễ nhỏ hoặc lược bỏ lễ cúng chúng sinh bên ngoài trời.

Xem thêm: Rằm Tháng Chạp là gì? Cần chuẩn bị đồ gì để cúng rằm tháng chạp?

IV. Kết luận 

Trên đây là các bài Văn khấn Rằm tháng 7 chuẩn nhất hiện nay. Hãy cùng tham khảo ngay bài văn khấn rằm tháng 7 này để lễ cúng thêm trọn vẹn, thành tâm. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau của 123job.vn!