Quản lý cửa hàng là gì? Công việc chính của quản lý cửa hàng là gì? Để trở thành quản lý cửa hàng cần những yêu cầu gì? Những thông tin chi tiết sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Quản lý cửa hàng là vị trí không thể thiếu của mỗi cửa hàng hay doanh nghiệp nào. Quản lý cửa hàng là ai? Bản mô tả công việc quản lý cửa hàng gồm những gì? Mức lương trung bình của việc làm quản lý cửa hàng là gì? Những câu hỏi nào sẽ xuất hiện khi phỏng vấn tuyển dụng quản lý cửa hàng? Tuyển quản lý cửa hàng ở đâu? Những thắc mắc trên của bạn về quản lý cửa hàng sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

I. Quản lý cửa hàng là gì?

quản lý cửa hàng

Việc làm quản lý cửa hàng

Quản lý cửa hàng hay cửa hàng trưởng được hiểu là một người đứng đầu của mỗi cửa hàng, họ có trách nhiệm quản lý mọi thứ, các đầu việc tại cửa hàng từ quản lý nhân sự đến hàng hóa, hoạt động kinh doanh, tiếp khách. Quản lý cửa hàng được quyền kiểm soát, quản lý, điều hành, đặc biệt khi xảy ra các sự cố, quản lý cửa hàng là người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho mọi tình huống.

II. Mô tả công việc quản lý cửa hàng 

Quản lý cửa hàng là người quản lý và có trách nhiệm với mọi hoạt động của cửa hàng, đảm bảo các nhân viên làm việc hiệu quả tại cửa hàng, nhằm tăng doanh số và sự hài lòng của khách hàng.

III. Việc làm quản lý cửa hàng gồm những gì?

Từ những mô tả công việc quản lý cửa hàng bên trên chúng ta có thể định dạng rõ ràng hơn về công việc chính mà quản lý cửa hàng cần làm dưới đây:

1. Quản lý nhân viên bán hàng

Trong một cửa hàng kinh doanh sẽ chia làm các bộ phận nhỏ chuyên trách khác nhau nên nhiệm vụ của quản lý cửa hàng là quản lý và điều tiết nhân viên. Công việc cụ thể là sắp xếp lịch làm việc, phân bổ phù hợp nhân công; kiểm tra, đánh giá thường xuyên thái độ và kỹ năng bán hàng của nhân viên; từ đó đề xuất đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên. Tổ chức các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng để báo cáo kết quả công việc, đề xuất cải tổ các vấn đề còn tồn đọng hoặc khen thưởng những nhân viên làm việc tốt,...

2. Huấn luyện kỹ năng, quy trình cho nhân viên

Khi tuyển dụng quản lý cửa hàng, nhân viên, tất nhiên năng lực cũng như kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau, chính vì vậy quản lý cửa hàng phải là người hiểu rõ nhân viên, trực tiếp đào tạo, hướng dẫn nhân viên về quy định, kiến thức, nghiệp vụ của nhân viên bán hàng, kỹ năng xử lý tình huống,... để việc kinh doanh diễn ra liên tục, hiệu quả. Khi một cửa hàng có sự chỉnh chu từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ, nhân viên thì khách hàng sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp và tin tưởng vào nhãn hàng hơn.

3. Giám sát và quản lý quy trình bán hàng

Mô tả công việc quản lý cửa hàng cần giám sát, theo dõi doanh thu bán hàng mỗi ngày, đánh giá sản phẩm bán chạy, sản phẩm nào không được người tiêu dùng ưa chọn, tìm lý do để đưa ra phương án cải thiện chất lượng, thúc đẩy doanh số cho sản phẩm đó.

Đồng thời quản lý cửa hàng cũng cần chỉ đạo, giám sát việc bày trí hàng hóa trong cửa hàng một cách khoa học, thẩm mỹ cao. Nghệ thuật sắp, bày biện cửa hàng là một trong những cách để thúc đẩy doanh thu sản phẩm, bày biện bắt mắt, hợp lý khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn mua.

4. Quản lý cửa hàng 

Quản lý ở đây bao gồm nhiều việc như đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ cho cửa hàng, nộp báo cáo hàng ngày, tháng, quý, năm cho cấp trên bảo gồm báo cáo doanh thu, số lượng hàng hóa tồn kho, số lượng hàng hóa hỏng, lỗi, các tài sản khác,... Đồng thời bảo đảm sản phẩm kỹ lưỡng, cẩn thận, tránh mất mát gây thâm hụt ngân sách.

Công việc chính cần làm khi tuyển quản lý cửa hàng

Công việc chính cần làm khi tuyển quản lý cửa hàng

5. Phối hợp với bộ phận khác để phát triển tổng thể doanh nghiệp

Cũng như những câu nói từ xưa "Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại lên hòn núi cao" hay  “Muốn đi nhanh thì đi một mình/Muốn đi xa thì đi cùng đồng đội”. Chính vì vậy dù làm bất cứ công việc gì, vị trí gì bạn cũng cần sự phối hợp, đoàn kết. Để có thể làm việc hiệu quả, quản lý cửa hàng cần phối hợp với các phòng ban khác như hỗ trợ về tuyển dụng, cập nhật thông tin về các chiến dịch Marketing, nghiên cứu thị trường, khách hàng,... để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tăng doanh số, lợi nhuận cũng như tăng hình ảnh đẹp về thương hiệu đến với khách hàng.

6. Nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng

  • Theo dõi tình hình hoạt động của các cửa hàng cạnh tranh trong cùng ngành
  • Cập nhật hàng hóa đang nổi lên trên thị trường, xem xét chúng có phù hợp với việc kinh doanh của cửa hàng
  • Tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng
  • Giải quyết tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát của nhân viên
  • Quản lý lượng “ khách hàng thân thiết”, đưa ra ưu đãi riêng để giữ chân khách hàng
  • Quản lý lượng khách sỉ của cửa hàng

7. Lập báo cáo và lập kế hoạch bán hàng

Quản lý cửa hàng phải là người theo dõi và nắm chắc tình trạng hoạt động kinh doanh của cửa hàng để từ đó lập ra báo cáo cho cấp trên. Trách nhiệm của cửa hàng trưởng là báo cáo về doanh thu, số lượng hàng hóa đang có, đang tồn kho, sản phẩm bán chạy, sản phẩm bán chậm,... Từ đó lập ra kế hoạch bán hàng phù hợp để thúc đẩy doanh số, bán chạy các sản phẩm còn tồn đọng. 

8. Điều chế lương và chính sách nhân sự

Quản lý cửa hàng có trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, kiểm tra việc chấm công của nhân viên để cuối tháng có thể điều chế, lập bảng lương, thưởng. Quản lý phải đặt tính toán đúng lương, KPIs, thưởng cho nhân viên đúng như khi tuyển quản lý cửa hàng đã nói theo vị trí, năng lực và thái độ mỗi người khác nhau.

9. Giải quyết tốt khiếu nại của khách hàng

Việc kinh doanh không thể không gặp những sự cố, khiếu nại từ khách hàng. Chăm sóc khách hàng, sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt bên trên khi kinh doanh, chính vì vậy khi khách hàng không hài lòng, có khiếu nại hay sự cố xảy ra thì bạn phải là người xử lý tốt các tình huống đó. Hãy đảm bảo việc hài lòng của khách hàng và lợi ích của 2 bên. 

10. Các công việc khác

Bên cạnh đó, quản lý cửa hàng còn tham gia vào một số hoạt động khác như:

  • Tham gia thực hiện các chương trình khuyến mãi của công ty đưa ra
  • Tham gia tuyển dụng nhân viên cho cửa hàng
  • Trong trường hợp đột xuất, cửa hàng trưởng có nhiệm vụ là theo các đề xuất của công ty đưa ra
  • Theo dõi, giám sát việc bố trí, sửa chữa cửa hàng,...

IV. KPI công việc với vị trí Quản lý cửa hàng

  • Doanh số cửa hàng theo tháng
  • Số lượng nhân viên làm việc tại cửa hàng
  • Doanh số trung bình trên nhân viên

V. Yêu cầu công việc của việc làm quản lý cửa hàng

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành liên quan
  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí việc làm quản lý cửa hàng hoặc các vị trí liên quan
  • Có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực kinh doanh là một lợi thế
  • Thành thạo kỹ năng giao tiếp
  • Thành thạo kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Có kinh nghiệm vận dụng kỹ năng xử lý xung đột và phát triển đội, nhóm
  • Trung thực, linh hoạt
  • Đặt khách hàng là trung tâm

VI. Những năng lực cần có để trở thành Quản lý cửa hàng giỏi

Những năng lực cần có khi tuyển dụng quản lý cửa hàng

Những năng lực cần có khi tuyển dụng quản lý cửa hàng

Học vấn: Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan. Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh

Kỹ năng:

Thái độ làm việc:

  • Đặt khách hàng là trung tâm
  • Trung thực
  • Bảo mật kinh doanh

VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng quản lý cửa hàng

  • Mô tả công việc quản lý cửa hàng trước đây bạn đã từng làm.
  • Giải thích lý do cùng 1 sản phẩm nhưng cửa hàng, chi nhánh khác bán chạy mà cửa hàng bạn lại bán ế. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?
  • Bạn đã có kinh nghiệm nào để triển khai giúp tăng doanh số cho cửa hàng.
  • Nếu nhân viên trong cửa hàng gian lận, bạn sẽ xử lý ra sao?
  • Mô tả lại một lần bạn giúp giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa các nhân viên
  • Các đồng nghiệp cũ có nhận xét, đánh giá như thế nào về bạn?
  • Có bao nhiêu nhân viên ở công ty, cửa hàng cũ bị bạn sa thải và lí do là gì?
  • Bạn sẽ hướng dẫn một nhân viên như thế nào về cách quản lý hàng trong kho.
  • Nhân viên thường xuyên đi muộn bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Cách tạo động lực làm việc cho nhân viên được bạn áp dụng là gì?
  • Yếu tố nào quan trọng nhất khi tuyển quản lý cửa hàng?

VIII. Download bản mô tả công việc quản lý cửa hàng tại đây

Bản mô tả công việc quản lý cửa hàng

IX. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến quản lý cửa hàng là gì? Mô tả công việc quản lý cửa hàng gồm những gì? Mức lương trung bình của việc làm quản lý cửa hàng là gì? Những câu hỏi nào sẽ xuất hiện khi phỏng vấn tuyển dụng quản lý cửa hàng? Tuyển quản lý cửa hàng ở đâu? Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về quản lý cửa hàng và giúp bạn có một công việc phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!