Các mẫu hợp đồng thử việc chuẩn là đề tài được rất nhiều người lao động và nhà tuyển dụng cùng quan tâm. Khi soạn thảo hợp đồng thử việc cần lưu ý những điểm gì và thủ tục chấm dứt hợp đồng như thế nào? Hãy cùng 123job khám phá nhé.

I. Những nội dung trong hợp đồng thử việc

hợp đồng thử việcNhững nội dung trong hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc là yêu cầu bắt buộc mà người lao động và tổ chức sử dụng lao động cần phải thỏa thuận và ký kết trước khi chính thức làm việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa 2 bên. Theo quy định của Bộ luật lao động mới nhất thì một mẫu hợp đồng thử việc chuẩn sẽ bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tên cá nhân, tổ chức sử dụng lao động hoặc người đại diện về mặt pháp luật của tổ chức đó.

  • Địa chỉ đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp về mặt pháp luật.

  • Các thông tin cá nhân cơ bản của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng cùng một số giấy tờ cá nhân khác theo yêu cầu.

  • Tên công việc, bản mô tả công việc chi tiết và ghi rõ thời gian, địa điểm làm việc. 

  • Nêu rõ thời gian thử việc (không quá 12 tháng) và thời hạn chấm dứt hợp đồng thử việc (ghi rõ ngày tháng năm cụ thể)

  • Chế độ đãi ngộ cơ bản dành cho người lao động: mức lương cứng hoặc mức lương theo KPIs, mức lương thưởng và các chế độ trợ cấp theo quy định của công ty.

  • Những quyền lợi mà người lao động được hưởng trong quá trình làm việc: Trợ cấp xăng xe, tiền gửi xe, trợ cấp ăn trưa, đóng bảo hiểm...

  • Các yêu cầu cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên cùng các cam kết lao động.

II. Các lưu ý trong hợp đồng thử việc

Khi tìm hiểu về các mẫu hợp đồng thử việc mới nhất trong vài năm trở lại đây thì bạn có thể thấy mẫu hợp đồng thử việc 2017 và mẫu hợp đồng thử việc 2018 không có quá nhiều sự thay đổi đáng kể so với mẫu hợp đồng thử việc 2019. Các mẫu hợp đồng này đều có điểm chung là đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ luật lao động mới nhất. Tuy nhiên với những công ty hoặc doanh nghiệp có yêu cầu riêng hoặc với một số công việc mang tính chất đặc thù cần bổ sung thông tin thì bạn nên tự soạn thảo một hợp đồng thử việc cho phù hợp. Khi đó bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

hợp đồng thử việc

Các lưu ý trong hợp đồng thử việc

1. Quy định của pháp luật về thử việc và hợp đồng thử việc 

Theo quy định tại khoản 1 điều 26 Bộ luật lao động 2012 thì cá nhân, tổ chức sử dụng lao động và người lao động có quyền thảo luận và đi đến thống nhất về vấn đề thử việc cũng như xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc. Những thông tin đã được thống nhất giữa 2 bên sẽ được lập thành hợp đồng thử việc có hiệu lực kể từ ngày làm việc chính thức. 

Các nội dung của hợp đồng thử việc về cơ bản đều giống với quy định trong hợp đồng lao động chính thức, tuy nhiên sẽ không có các thông tin như chế độ nâng bậc lương, chế độ đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cũng như các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động.

2. Hợp đồng thử việc cần đảm bảo các nội dung cơ bản

Dù có một số thay đổi so với các mẫu hợp đồng thử việc chuẩn hoặc thêm các khoản mục riêng do yêu cầu của công ty nhưng các nội dung cơ bản đã được quy định trong Bộ luật lao động 2012 vẫn cần phải được đảm bảo để tránh xảy ra các vấn đề nảy sinh do thiếu thông tin trong quá trình làm việc. Do đó, khi ký kết hợp đồng thử việc thì người lao động cần rà soát lại các thông tin đúng và đủ theo quy định để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bản thân.

3. Quy định về chế độ lương và thời gian thử việc

Mức lương mà người lao động được hưởng trong quá trình thử việc hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên và dựa trên đặc thù, tính chất công việc. Tuy nhiên người lao động cần lưu ý là mức lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc mà bạn đảm nhận và chỉ được thử việc duy nhất 1 lần, nếu tiếp tục làm việc hoặc đối với các công việc mùa vụ thì cả hai bên cần tiến hành ký kết hợp đồng lao động không thời hạn hoặc có thời hạn.

Về thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được phép ký kết hợp đồng thử việc trong thời hạn tối đa là 2 tháng, do vậy những mẫu hợp đồng thử việc 3 tháng phải được chuyển thành hợp đồng thời vụ. Như đã trình bày ở trên thì người lao động không cần thử việc với các công việc thời vụ và quá trình thử việc cũng chỉ được phép diễn ra 1 lần với các điều kiện sau đây:

  • Không quá 60 ngày đối với các công việc phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

  • Không quá 30 ngày đối với các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

  • Không quá 6 ngày đối với các công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc có trình độ chuyên môn thấp hơn.

4. Hợp đồng thử việc không phải tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại Công văn số 1734/BHXH-QLT ban hành ngày 16/08/2017 thì người lao động khi ký kết các mẫu hợp đồng thử việc lần đầu do không có nội dung liên quan tới bảo hiểm nên sẽ không phải tham gia đóng BHXH trong suốt thời gian thử việc. Tuy nhiên với các loại hợp đồng lao động khác có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng mà không phải hợp đồng thử việc mới nhất 2018 trở đi thì phải có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc kể từ ngày 01/01/2018 theo quy định.

5. Thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng thử việc

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 25 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/08/2013 thì các khoản thuế thu nhập cá nhân đối với lao động ký hợp đồng thử việc sẽ được xác định như sau:

  • Tổ chức sử dụng lao động được phép khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập của người lao động trước khi chi trả lương theo quy định đối với mức lương từ 2tr/tháng trở lên.

  • Trường hợp người lao động có duy nhất một khoản thu nhập nằm trong diện phải khấu trừ thuế 10% theo quy định (thu nhập trước thuế trên 2tr/tháng) nhưng sau khi giảm trừ gia cảnh thì mức thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế (dưới 2tr/tháng) thì có thể làm bản cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN tại thông tư 92/2015/TT-BTC nộp cho tổ chức sử dụng lao động để không phải bị khấu trừ thuế.

III. Hướng dẫn viết Hợp đồng thử việc 

 hợp đồng thử việcHướng dẫn viết hợp đồng thử việc

Để soạn thảo hợp đồng theo các mẫu hợp đồng thử việc chuẩn thì bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Ghi đầy đủ và chính xác tên công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có hiệu lực.

  • Ghi rõ họ tên người đại diện về mặt pháp luật của công ty. Trong trường hợp có ủy quyền thì người viết phải nêu cụ thể họ tên và chức danh theo Giấy ủy quyền.

  • Ghi rõ địa chỉ số, đường/phố, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố của trụ sở chính công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

  • Ghi chính xác họ tên của người lao động theo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân khi ký kết hợp đồng thử việc.

  • Ghi rõ trình độ cao nhất của người lao động tính cho đến thời điểm ký hợp đồng: 12/12, trung cấp hoặc cao đẳng hay trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…

  • Ghi rõ chuyên ngành học theo trình độ cao nhất của người lao động tính đến thời điểm ký kết hợp đồng (nếu có). 

  • Căn cứ vào đặc thù và tính chất công việc để xác định thời gian thử việc theo quy định (60 ngày, 30 ngày hay 6 ngày).

  • Ghi rõ ngày, tháng, năm người lao động bắt đầu thử việc và kết thúc thử việc. Ngoài ra bạn cũng phải ghi rõ địa điểm lao động thường xuyên và ghi chi tiết phòng/ban hoặc bộ phận làm việc chủ yếu.

  • Ghi rõ chức danh khi thử việc tùy vào vị trí tuyển dụng: tạp vụ hoặc nhân viên, chuyên viên, phó phòng hay trưởng phòng… và ghi rõ họ tên của Trưởng phòng/ban, người phụ trách bộ phận, người quản lý trực tiếp hay người giám sát trong suốt quá trình thử việc.

  • Về thời gian làm việc thì các mẫu hợp đồng thử việc phải tuân thủ theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 như sau: 

- Thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần đối với các công việc văn phòng hoặc các công việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Thời gian làm việc không quá 6 giờ/ngày và 36 giờ/tuần đối với các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm theo quy định.

  • Về chế độ nghỉ trong giờ, nghỉ phép, nghỉ lễ:

- Người lao động được hưởng chế độ nghỉ giữa giờ theo quy chế làm việc của từng cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

- Nghỉ hàng tuần: Người lao động làm việc theo ca sẽ được nghỉ tối thiểu là 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác; mỗi tuần sẽ được nghỉ tối thiểu 24 giờ liên tục hoặc nghỉ bình quân ít nhất là 04 ngày/tháng.

- Người lao động có quyền được nghỉ trong các ngày lễ, tết theo quy định chung của Nhà nước. 

  • Mức lương thử việc sẽ được căn cứ vào đặc thù và tính chất công việc do hai bên thỏa thuận và ký kết nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương làm việc chính thức của công việc đó hoặc các công việc tương đương khác. Lương hàng tháng sẽ được tổ chức sử dụng lao động chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong thời gian xác định theo thỏa thuận giữa 2 bên và quy định của công ty.

  • Các khoản trợ cấp, phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động trong thời gian thử việc sẽ được căn cứ theo điều kiện và chế độ chính sách của công ty: tiền ăn, tiền trợ cấp xăng xe, tiền trợ cấp điện thoại, trợ cấp ốm đau, tai nạn, thăm hỏi hiếu hỉ, sinh nhật...

  • Người lao động cần phải cam kết bảo mật thông tin của công ty trong suốt quá trình thử việc, không cung cấp hoặc làm việc cho bất cứ đối thủ nào khác của công ty trên thị trường, không lạm dụng hoặc tiết lộ thông tin cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào về bí mật kinh doanh và công nghệ của công ty.

  • Sau khi kết thúc quá trình thử việc, hai bên có thể tiếp tục tiến hành giao kết hợp đồng lao động theo các loại: hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

IV. Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

Tiếp theo, để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo thì chúng tôi sẽ giới thiệu mẫu hợp đồng thử việc 2019 và mẫu hợp đồng thử việc song ngữ mới nhất hiện nay. Đây là những mẫu hợp đồng thử việc chuẩn và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Bạn đọc có thể download hoặc tự soạn thảo dựa theo thông tin trên các mẫu hợp đồng này để sử dụng trong quá trình làm việc.

1. Mẫu hợp đồng thử việc 2019 

hợp đồng thử việchợp đồng thử việchợp đồng thử việchợp đồng thử việc

2. Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ 

hợp đồng thử việchợp đồng thử việchợp đồng thử việchợp đồng thử việchợp đồng thử việchợp đồng thử việc

V. Các điều kiện chấm dứt mẫu hợp đồng thử việc 

Căn cứ theo quy định tại điều 27 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động và tổ chức sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng thử việc trong các trường hợp sau:

  • Hai bên tự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thử việc nếu cảm thấy không phù hợp sau một thời gian thử việc.

  • Nếu trong suốt thời hạn của hợp đồng thử việc mà người lao động đã đạt đúng như yêu cầu của hợp đồng đã đề ra và hai bên cùng thống nhất tiếp tục hợp tác thì phải ký kết hợp đồng lao động mới theo thỏa thuận.

  • Trường hợp người lao động ký kết mẫu hợp đồng thử việc 3 tháng có kèm theo sổ bảo hiểm xã hội và giấy tờ cá nhân khác thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo quản nguyên vẹn và hoàn trả lại toàn bộ cho người lao động sau khi kết thúc hợp đồng.

  • Trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thử việc thì hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ quyền lợi của mỗi bên. Với những trường hợp đặc biệt không thể thanh toán trong thời hạn kể trên thì tổ chức sử dụng lao động phải thanh toán hết cho người lao động trong thời gian không quá 30 ngày.

  • Cả hai bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường hợp đồng.

VI. Các câu hỏi thường gặp về hợp đồng thử việc  

Trong quá trình ký kết hợp đồng thử việc với cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp thì chắc hẳn người lao động vẫn còn một số thắc mắc liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết để giải đáp một số câu hỏi phổ biến nhất về hợp đồng thử việc như sau:

Người lao động có phải tham gia đóng BHXH trong thời gian thử việc hay không?

Như chúng tôi đã trình bày ở trên thì trong thời hạn của hợp đồng thử việc dưới 3 tháng, người lao động sẽ không phải tham gia đóng BHXH. Đối với các loại hợp đồng lao động khác có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng mà không phải hợp đồng thử việc thì người lao động vẫn phải có trách nhiệm đóng BHXH đầy đủ theo quy định.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được nhận lương không?

Trong các điều kiện chấm dứt hợp đồng thử việc thì Bộ luật lao động 2012 đã quy định rõ rằng cả hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Do đó khi người lao động chấm dứt hợp đồng thì tổ chức sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán lương cho người lao động trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng. Các trường hợp đặc biệt khác sẽ được thanh toán trong thời hạn tối đa là 30 ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các mẫu hợp đồng thử việc mới nhất và những lưu ý mà người lao động cần quan tâm liên quan khi ký kết hợp đồng thử việc. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã nắm bắt được về cơ bản các nguyên tắc khi soạn thảo hợp đồng thử việc theo quy định. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này và hẹn gặp lại bạn ở những tin tức đầy thú vị và bổ ích của 123job!