Suy nghĩ tích cực là gì? Vai trò, tầm quan trọng của nó trong cuộc sống như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin về cách suy nghĩ tích cực trong cuộc sống trong bài viết dưới đây nhé!
Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có lúc bạn mệt mỏi, gặp những chuyện buồn, có thể là rời xa một người thân, có thể là việc làm của bạn gặp trục trặc,... Những lúc mệt mỏi, chán nản như vậy bạn sẽ suy nghĩ tích cực như thế nào và hành động ra sao? Có phải bạn sẽ nghĩ: Ôi cuộc đời mình thật bất hạnh, sao mình không được như thế này,... Vậy làm sao để chúng ta có những suy nghĩ tích cực nhất trong cuộc sống? Cùng 123job.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Bạn đã hiểu rõ suy nghĩ tích cực là gì chưa?
Suy nghĩ tích cực, hay một thái độ lạc quan, là suy nghĩ tập trung vào những điều vui vẻ, tốt đẹp trong bất kỳ tình huống nào. Suy nghĩ tích cực giúp chúng ta có một tinh thần cũng như sức khỏe trở nên tốt hơn sau khi trải qua một khó khăn nào đó. Đôi khi chỉ đơn giản hơn tích cực giúp cuộc sống trở nên tươi vui hơn, bản thân ta có tinh thần để làm những điều tốt đẹp.
Điều đó không có nghĩa là bạn bỏ qua thực tại, hay vấn đề bạn đang gặp phải. Nó đơn giản là bạn cố gắng suy nghĩ, tiếp cận đến những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống sẽ làm cho tâm trạng của bạn tốt hơn và có thể có thay đổi theo xu hướng tốt đẹp hơn.
II. Tầm quan trọng của việc suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực -hành động tích cực
Suy nghĩ tích cực là cách bạn nhìn sự vật, sự việc, hoặc một vấn đề nào đó trong cuộc sống với những khía cạnh tốt, lạc quan. Khi gặp khó khăn bạn thường không chán nản, kêu than mà nhanh chóng tìm cách giải quyết. Bạn ít khi đổ lỗi cho hoàn cảnh, bi quan, tuyệt vọng khi gặp những chuyện buồn. Bạn ít khi so sánh bản thân với người khác.
Một trong những suy nghĩ sai lầm của những người trẻ khi vấp ngã đó là bi quan về cuộc đời. Họ mang trong mình những mặc cảm về sự thất bại, suy nghĩ tiêu cực đến mức có ý định tự tử vì không chịu nổi áp lực cuộc sống. Họ không tìm được người để chia sẻ, cảm thông, họ không tìm thấy niềm vui, hy vọng trong cuộc sống.
Suy nghĩ tích cực hay sống tích cực giúp bạn luôn cảm thấy phấn chấn, vui vẻ mỗi ngày, giúp bạn có tinh thần tốt nhất để làm việc. Bạn có thêm nhiều năng lượng để làm được nhiều việc tốt, hoàn thành công việc một cách xuất sắc và luôn hướng về phía trước. Với cách suy nghĩ tích cực bạn cũng mang đến sự tích cực trong giao tiếp với mọi người, giúp lan tỏa tinh thần vui vẻ, hạnh phúc tới những người xung quanh. Theo khoa học, sống tích cực và suy nghĩ tích cực sẽ khiến bạn không bị các vấn đề về não bộ, tim mạch, bệnh thần kinh như trầm cảm, giúp bạn sống lâu sống khỏe.
Tuy nhiên nếu bạn là người có suy nghĩ tiêu cực thì bạn luôn nhìn mọi thứ với ánh mắt nghi ngại. Bạn luôn thấy mọi thứ thật khó khăn còn bản thân mình lại không có năng lực để làm. Ngoài ra suy nghĩ tiêu cực sẽ thu hẹp con người bạn, khiến bạn không dám đương đầu với thử thách, không có niềm tin vào khả năng của chính mình. Suy nghĩ tiêu cực của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác, khi bạn nói chuyện và truyền những năng lượng tiêu cực đến người khác thì sẽ tạo thành một cộng đồng, môi trường làm việc tiêu cực, không thể phát triển tốt được. Chính vì vậy bạn cần rèn luyện cho mình cách tư duy tích cực và sống tích cực để có được thành công trong công việc cũng như có một cuộc sống thanh thản, vui vẻ, hạnh phúc.
III. Học cách suy nghĩ tích cực bắt đầu từ những việc làm nhỏ
Tư duy tích cực
1. Luôn mỉm cười dù có chuyện gì xảy ra
Các cụ đã có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nên chúng ta hãy sống một cách vui vẻ nhất. Hãy đón mọi thứ dù tồi tệ đến đâu bằng một nụ cười. Nụ cười sẽ là một sức mạnh lớn, giúp bạn bình tĩnh, đối phó với những khó khăn, thử thách.
Theo khoa học, nụ cười có khả năng làm thay đổi cấu trúc não, khiến tinh thần bạn thư thái hơn đồng thời giúp suy nghĩ tích cực thông suốt, hiệu quả. Nụ cười của bạn cũng giúp mang đến những năng lượng, tư duy tích cực cho những người xung quanh bạn. Nụ cười cũng là một cách sống tích cực, thiện cảm mà bạn dành cho những người xung quanh. Hãy nở những nụ cười tự nhiên, chân thành đến mọi người nhé! Nụ cười sẽ khiến bạn thấy lạc quan, yêu đời hơn đấy. Đồng thời cũng nên giữ ý, biết cách cười đúng lúc đúng chỗ, cười nhẹ nhàng, có duyên nếu không nụ cười sẽ phản tác dụng đấy.
2. Tìm kiếm những giải pháp khắc phục
Những người có suy nghĩ tiêu cực thường đầu hàng, suy sụp khi gặp khó khăn còn những người lạc quan, luôn cách suy nghĩ tích cực thì sẽ chủ động tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề. Ví dụ nếu bạn mắc phải một sai lầm khiến liên lới các đồng nghiệp của bạn, thay vì than thân trách phận thì hãy khắc phục nó.
Trước hết hãy xin lỗi những đồng nghiệp của bạn để mong họ thông cảm. Tiếp theo hãy suy nghĩ tích cực thật kỹ để xem mình sai ở đâu để tìm cách khắc phục, sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để sửa chữa và hoàn thiện công việc. Có thể nhờ đồng nghiệp nhận xét, đánh giá lại về cách khắc phục của mình. Cuối cùng bạn hãy ghi nhớ lỗi sai này để lần sau không mắc phải. Suy nghĩ tích cực và sống tích cực sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra lối thoát thay vì ủ rũ, chán nản tự trách mình mà không tìm ra giải pháp khắc phục ngay.
3. Hãy duy trì sự chuyên nghiệp trong công việc
Trong công việc sẽ có những lúc bạn mắc sai lầm, có những thứ bạn không biết, không hiểu rõ nên sẽ không tránh khỏi cảm giác bất lực, tức giận, thất vọng, stress, áp lực công việc... Những lúc như vậy nếu bạn suy nghĩ tiêu cực, chán nản, buông bỏ thì mọi thứ sẽ càng tồi tệ hơn. Chính vì vậy hãy gạt bỏ những suy nghĩ tích cực đó để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Trong công việc, bạn cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng những hành động lịch sự, khéo léo, thân thiện. Để xử lý tốt các tình huống công sở khó nhằn, hãy suy nghĩ tích cực suy nghĩ kỹ trước khi nói để không làm tổn thương người khác. Dù bạn không thích, không thoải mái với việc đó đến đâu nhưng là nhiệm vụ được giao thì bạn cũng phải hoàn thiện nó một cách tốt nhất. Suy nghĩ tích cực sẽ là động lực giúp bạn hoàn thiện công việc một cách chuyên nghiệp, vì sự chuyên nghiệp luôn là một trách nhiệm, thái độ cần có trong môi trường làm việc.
4. Luôn tôn trọng đồng nghiệp của mình
Trong môi trường làm việc có rất nhiều người, mỗi người có một quan điểm, suy nghĩ tích cực tính cách khác nhau, chính vì vậy không thể tránh khỏi những mâu thuẫn trong suy nghĩ tích cực , nói chuyện. Đừng để sự khác biệt này cản trở công việc của bạn, cũng không nên có thái độ thù ghét với người khác nếu họ không giống bạn, không đồng tình với bạn.
Hãy biết cách tôn trọng đồng nghiệp của mình, thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong công việc, cùng hợp tác, phối hợp làm việc nhóm thật hiệu quả để cùng phát triển. Bạn hãy thể hiện tư duy tích cực của mình bằng cách chia sẻ quan điểm của mình, năng lượng vui vẻ, lạc quan đến mọi người. Đừng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì cuộc sống của chúng ta là luôn hướng về phía trước, tìm đến niềm vui, hạnh phúc để tận hưởng mà.
Suy nghĩ tích cực tạo nên thái độ làm việc chuyên nghiệp
Ngoài những cách trên, các bạn có thể rèn luyện cách suy nghĩ tích cực của mình bằng nhiều cách khác nhau. Có người rèn luyện suy nghĩ tích cực bằng cách dậy sớm, tận hưởng không khí trong lành, ngắm cảnh bình minh, tập thể dục thể thao để khởi đầu một ngày mới nhiều năng lượng hơn. Có người lại rèn luyện suy nghĩ tích cực bằng cách đọc nhiều sách, xem nhiều phim, chương trình hài giải trí để đầu óc được thư thái, đồng thời nạp thêm nhiều kiến thức. Có những người lại tìm bạn bè, người thân để lắng nghe, chia sẻ, nói chuyện, gạt đi những cảm xúc tiêu cực, có thêm năng lượng, động lực mới. Có người lại luôn biết ơn vì mình được sống trong cuộc đời với một cơ thể đầy đủ, nguyên viện, có gia đình bên cạnh, đây là nguồn động lực lớn để phát triển.
5. Ghi ra những điều khiến bạn biết ơn
Có một cuốn sổ biết ơn và ghi vào đó những gì bạn có để những lúc buồn bã, xem lại và bạn sẽ thấy mình "giàu có" đến mức nào là cách tuyệt vời để đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực. Rất nhiều người đã lập cho mình cuốn sổ này và họ đang sống rất vui vẻ, vậy tại sao bạn lại không?
6. Đừng cố dồn nén một núi những trở ngại tầm thường
Thực ra rất dễ để bi quan, đặc biệt là khi bạn bị stress hay là khi bạn bước quá nhanh
Và những trở ngại có thể trở thành một cái núi to đùng và đáng sợ trong tâm trí bạn
Một cách với 3 bước đơn giản có thể giải quyết được những tình huống như này nên chúng không thể thoát khỏi tay bạn được:
- Nói không: Trong đầu bạn, hãy hô lên “DỪNG LẠI!” hoặc “KHÔNG”, chúng ta sẽ không đi xuống con đường đó một lần nữa!” cho tới khi những suy nghĩ tích cực này bắt đầu ghim chặt vào đầu bạn.
- Thở: Sau khi bạn phá tung cái suy nghĩ tích cực bằng việc hét lên trong đầu, hãy ngồi xuống và giữ tư thế. Thở bằng bụng và tập trung vào hơi thở bên trong và bên ngoài trong 1 hoặc 2 phút để ổn định đầu óc và cơ thể bạn.
- Tập trung lại: Hãy tự vấn cái núi suy nghĩ tích cực của bạn bằng việc nói chuyện với ai đó gần gũi với bạn và dựa vào tình huống mà lựa chọn lời khuyên. Hoặc đơn giản nhất là hỏi chính mình về điều đó để mở rộng quan điểm hoặc để giải tỏa: vấn đề này trong 5 năm? Hay 5 tuần?
Tư duy tích cực để cuộc sống ý nghĩa hơn
7. Hãy thêm những giá trị và những điều tốt đẹp vào cuộc sống của một ai đó
Nếu bạn cho đi thứ gì đó thì sẽ nhận lại được từ thế giới và những người xung quanh. Không hẳn là từ tất cả mọi người. Và cũng không phải lúc nào cũng vậy. Nhưng những gì bạn gửi đi sẽ có một sự ảnh hưởng lớn. Cách mà bạn gửi đi cho họ và bạn đối xử với họ như thế nào sẽ là những gì mà bạn nhận lại. Và cách mà bạn đối xử với người khác hay là bạn nghĩ về họ như nào cũng sẽ có một ảnh hưởng lớn đến việc bạn tự đối xử và nghĩ về mình như nào.
Vì vậy hãy cho đi những giá trị và ban tặng những điều tích cực, ví dụ:
- Giúp đỡ. Đỡ người khác một tay khi họ đang vận chuyển. Cho một người bạn quá giang qua đường. Hoặc là nếu họ cần thông tin thì nên giúp bằng cách tìm kiếm thông tin trên Google hoặc hỏi những người bạn của bạn
- Lắng nghe. Đôi khi có người họ không muốn một sự giúp đỡ trực tiếp. Họ chỉ muốn ai đó ở đó để chú tâm lắng nghe những gì họ tâm sự để nhẹ lòng hơn một chút.
- Thúc đẩy tinh thần. Hãy cười. Hãy ôm ai đó khi họ thực sự cần. Chơi một bài nhạc hay khi đi chơi cùng bạn bè hoặc đề nghị một bộ phim thú vị cho buổi tối của bạn. Hoặc là động viên khi ai đó có một ngày khá tồi tệ hay đang trải qua thời kì khủng hoảng.
8. Học cách phê bình người khác theo hướng lành mạnh
Một trong những điều đáng sợ phổ biến là cảm giác sợ sự phê phán. Nó có thể kéo người ta trở lại trạng thái ban đầu từ vị trí họ đang làm để có được thứ mình muốn. Bởi vì một tâm trạng không tốt ảnh hưởng từ lời nói của ai đó hoặc email mà có thể làm bạn tổn thương hay phiền lòng. Và bị từ chối cũng là một nguyên nhân.
Nhưng nếu bạn muốn có một hành động từ những suy nghĩ tích cực thực sự nghiêm túc bên trong thì nỗi sợ cũng chẳng còn là vấn đề. Vậy thì bí mật là học cách quản lý theo một tâm trạng tích cực. Bằng việc làm những điều này thì nỗi sợ hãi sẽ thành ít đáng sợ hơn và sẽ ảnh hưởng ít hơn nếu bạn lắng nghe và chấp nhận những phê phán đó.
Chúng ta thường dùng bốn bước sau để nhận những lời phê bình. Có thể chúng sẽ giúp bạn thì sao:
- Bước 1:Đừng trả lời lại ngay. Khi bạn tức giận, buồn hoặc nổi giận thì hãy chờ thời gian để bình tĩnh một chút trước khi bạn trả lời. Hãy làm ít nhất là một nhịp thở hoặc thời gian để soạn tin nhắn trước khi bạn trả lời.
- Bước 2: Nghiêm túc lắng nghe những lời phê phán. Hãy cố gắng mở lòng và suy nghĩ tích cực xem cái tin nhắn đó có thể giúp bạn như thế nào. Hỏi lòng mình: Điều gì trong này mà chúng ta có thể học được? Có điều gì ở đây mà chúng ta không muốn nghe nhưng lại giúp chúng ta không?
- Bước 3: Hãy nhớ rằng lời phê phán không chỉ là về bạn. Đôi lúc phê phán lại rất hữu ích. Có lúc chúng chỉ đơn giản là chút tổn thương hoặc ai đó cáu gắt vì họ đang có một ngày, một năm buồn hoặc công việc cũng có sự không thuận. Để giảm bớt ác ý của những lời như vậy- thường thì nổi giận hoặc quá chú ý đến nó sẽ là một việc không thông suốt- hãy cố để hiểu. Chúng ta tự nhủ rằng người này chắc là đang không thoải mái lúc này.
- Bước 4: Trả lời lại hoặc mặc kệ. Không quan trọng bạn có bao nhiêu nội dung, ví dụ trong email, chúng ta cố để giữ ở mức độ mở lòng và quan tâm. Chúng ta có thể hỏi thêm một vài câu hỏi để nhận được những điều tốt hơn, cụ thể hơn. Và nếu họ không trả lời nữa hoặc chúng ta đơn giản là vô tình động chạm lại họ thì nên dừng lại câu chuyện và để thời gian trôi.
9. Hãy bắt đầu một ngày mới thật tích cực
Bạn khởi động ngày mới như nào thường sẽ ảnh hưởng cực lớn đến phần còn lại trong ngày.
Vậy nên hãy cẩn thận về việc bạn sử dụng buổi sáng của mình như nào. Nếu bạn khởi động hết tốc độ, sẽ mất nhiều vào cuối ngày và khi đó căng thẳng, việc nhận thức cũng sẽ mất dần trong đời sống của bạn, và như vậy thì những suy nghĩ tiêu cực cũng tìm đến rất nhanh.
Nếu bạn trong hoàn cảnh bắt đầu ngày mới khá chậm, bằng việc có một câu chuyện vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè hoặc bạn dành thời gian để đọc sách hoặc lắng nghe những thứ đầy cảm hứng trong bữa sáng, ở xe buýt trên đường đi làm thì sẽ có một sự khác biệt rất lớn cả ngày của bạn sẽ trôi đi như nào.
10. Đừng quan niệm sống cho qua ngày
Khi bạn dùng thời gian trong thời điểm hiện tại thì nó sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều trong việc tiếp cận với những cảm xúc tích cực và thực tại về việc bạn có thể làm gì cho cuộc sống của bạn. Khi bạn bị mất phương hướng về quá khứ hoặc tương lai giống như rất nhiều người trong chúng ta dành quá nhiêu thời gian cho việc lo lắng cho những thứ đơn giản trở nên phức tạp. Và những thất bại cũng như lỗi lầm trong quá khứ sẽ lại trở lại để dìm bạn xuống cùng sự bi quan.
Bằng việc khởi động một buổi sáng thật từ từ và hi vọng là có thể duy trì nhiều nhất có thể với phần còn lại trong ngày, điều này sẽ giúp bạn trở nên rất vững trí trong thời điểm hiện tại của bạn. Một cách đơn giản khác để quay lại rất nhanh với thời điểm bạn đang có và quay trở lại tập trung đó là chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh bạn ngay bây giờ trong một vài phút với tất cả tinh thần. Hãy nhìn nó. Nghe nó. Cảm nhận vị của nó. Cảm nhận ánh ban mai, mưa chiều hoặc những cơn gió mát trên làn da bạn.
Điều này có thể thoạt nghe giống như là một điều rất nhỏ hoặc chẳng có gì quan trọng cả. Nhưng đơn giản là quay lại kết nối với cuộc sống, với giây phút hiện tại thực sự mang đến một ảnh hưởng rất tích cực với khoảng thời gian còn lại trong ngày.
IV. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến cách suy nghĩ tích cực, tư duy tích cực, cách để suy nghĩ tích cực trong công việc cũng như cuộc sống. Hãy cùng nhau chia sẻ những năng lượng tích cực nhất đến những người xung quanh. Cuộc sống của bạn chỉ có một, thời gian cuộc đời thì có hạn, chính vì vậy đừng sống hời hợt cho qua ngày, hãy bắt đầu suy nghĩ tích cực mỗi ngày bằng những niềm vui, sống lạc quan, có lý tưởng để cống hiến cho cuộc đời nhé!