Mỗi con người đều có những tính cách khác nhau, từ đó có những cảm xúc và phản ứng xã hội khác nhau. Từ đó xuất hiện thuật ngữ EQ. Vậy, EQ là gì? Ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc ra sao? 

Mỗi con người đều có những tính cách khác nhau, từ đó có những cảm xúc và phản ứng xã hội khác nhau. Từ đó xuất hiện thuật ngữ EQ và dần dần trở thành yêu cầu của nhiều trong quản trị doanh nghiệp và các ngành khác nhau. Vậy, EQ là gì? Ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc ra sao? Và tại sao nó lại gây tác động lớn lên con người? Ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

I. Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc (còn gọi là EQ - Emotional Quotient) là một chỉ số đáng giá khả năng bạn có nhìn nhận, đánh giá cảm xúc của bản thân lẫn môi trường và những người xung quanh bạn rõ đến thế nào. Người có chỉ số EQ cao thường phân biệt rõ ràng các cảm xúc của bản thân và mọi người, từ đó điều chỉnh được cảm xúc phù hợp. Người có chỉ số EQ thấp thì ngược lại, là một người không thể phân biệt nổi cảm xúc của bản thân và thường khó kiếm soát nó một cách hợp lý.

EQ đang ngày càng được coi trọng

EQ đang ngày càng được coi trọng

Trí tuệ cảm xúc, hay EQ là gì, được xác định cơ bản qua 3 tiêu chí chính:

  • Khả năng nhận thức cảm xúc.
  • Khả năng kiểm soát cảm xúc.
  • Đánh giá cảm xúc.

Về nguồn gốc của trí tuệ cảm xúc, nhiều người cho rằng EQ có thể học tập và rèn luyện và dần hình thành trong thời gian dài, một số người khác lại cho rằng đây là một chỉ số bẩm sinh đã có của con người và không thể thay đổi được. Tuy nhiên, khoa học hiện nay đã hoàn toàn chứng minh rằng chỉ số trí tuệ cảm xúc này có thể được bồi đắp và cũng có thể bị mai một đi nếu không được rèn luyện hay sử dụng thường xuyên.

II. Lược sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc.

Mặc dù thuật ngữ trí tuệ cảm xúc mới xuất hiện và được sử dụng nhiều những năm gần đây, nhưng trí tuệ cảm xúc đã có những tiền đề từ rất sớm, từ những năm cuối XIX. Darwin đã để ý và nghiên cứu sâu hơn về các tác động của cảm xúc lên quy trình chọn lọc tự nhiên.

EQ đã được nghiên cứu từ rất sớm

EQ đã được nghiên cứu từ rất sớm

Sau đó, nhà tâm lý học David Wechsler đã có tuyên bố rằng trí thông minh sẽ có các phần tử nhỏ hơn, và mỗi phần sẽ có những tác dụng khác nhau vào sự thành công của mỗi con người vào năm 1940.

Năm 1950, tâm lý nhân văn học trỗi dậy. Các nhà tư tưởng thời này đã bắt đầu nhận ra rằng cảm xúc của con người ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời sau này và tương lai của họ.

Năm 1983, tác giả Howard Gardner đã nhắc đên yếu tố cảm xúc trong luận văn “những cơ cấu của nhận thức: lý thuyết về đa trí thông minh:
1985, lần đầu tiên đã giải thích EQ là gì từ Wayne Payne.

Từ sau đó, vấn đề về EQ là gì được quan tâm và nghiên cứu bởi nhiều người khác nhau và cũng có những cái nhìn khác nhau từ vấn đề này. Và dạo gần đây thì khái niệm EQ là gì cũng được làm rõ hơn, trí tuệ cảm xúc cũng được áp dụng hơn và phổ biến cho tới ngày nay.

III. Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc.

1. Hiểu rõ bản thân.

Những người có kết quả test EQ cao thường hiểu rõ cảm xúc là gì, phân biệt rành rọt được những cảm xúc của bản thân. Họ cũng có cái nhìn khách quan về mình, không bị mù quáng bởi những tự ti cá nhân và chấp nhận những điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Việc nhìn nhận được như vậy giúp những người có chỉ số EQ cao có thể phát triển và tu sửa bản thân rất nhiều.

2. Kiểm soát bản thân.

Việc kiểm soát cảm xúc bản thân rất quan trọng. Nếu bạn có thể kiếm soát bản thân, bạn có thể điều chỉnh cảm xúc phù hợp, không quá vui hay không quá buồn, không bị ảnh hưởng bởi không khí xung quanh và từ đó điều khiển hành động bản thân tốt hơn rất nhiều. Bạn cũng biết suy xét trước khi hành động, để bảo đảm việc làm là có lợi và không ảnh hưởng đến bán thân cũng như người bên cạnh.

EQ giúp con người cải thiện rất nhiều về mặt cảm xúc.

EQ giúp con người cải thiện rất nhiều về mặt cảm xúc.

3. Giàu nhiệt huyết

Ta có thể thấy rằng, những người có chỉ số EQ cao, hiểu cảm xúc là gì, thường là những người có cái nhìn xa, biết được tiềm năng của công việc mà gạt bỏ được cái lợi trước mắt. Họ thường sẽ cố gắng hết sức để phát huy hết sức những khả năng mà họ có thể có được, và bởi vì họ điều khiển cảm xúc tốt nên họ không phải con người dễ nản lòng hay cả thèm chóng chán.

4. Biết cảm thông.

Theo nhiều nghiên cứu, việc có kết quả test EQ cao đồng nghĩa với việc họ nắm bắt cảm xúc tốt hơn, không chỉ bản thân mà còn là xã hội. Họ có thể thấy được đối phương muốn gì, cần gì, và dễ dàng đồng cảm với đối phương. Họ cũng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về một con người mà không bị cảm xúc chi phối quá nhiều, từ đó không phát xét chụp mũ bất kì ai, mà còn biết làm sao để duy trì và xây dựng mối quan hệ vững chắc hơn rất nhiều.

5. Kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Những người này có một đặc điểm rất đáng trọng, đó là kỹ năng giao tiếp. Vì nằm bắt được tốt những gì người ta cảm thấy, họ có thể điều chỉnh lời nói và hành động làm sao để người đối diện cảm thấy thoải mải và gần gũi. Họ còn có thể phát triển và giúp đỡ mọi người xung quanh nhiều hơn bản thân họ rất nhiều và đóng góp to lớn trong công việc hay xây dựng hợp đồng vì họ có thể lấy lòng đối tác rất nhanh và bền chặt được mối quan hệ với khách hàng.

IV. Dấu hiệu của EQ cao.

Những người làm test EQ có điểm số cao thường là những con người nhạy cảm với những dấu hiệu từ môi trường bên ngoài, nhìn ra và xử lí nhanh chóng được những tình huống cảm xúc bất ngờ. Họ còn có thể nhìn rõ và gọi tên cảm xúc là gì đối với bản thân. Họ biết đồng cảm với nhiều trường hợp và khiến người nối chuyện cảm thấy được quan tâm, tin tưởng nhiều.

Họ là một người quen biết nhiều, mạng lưới quan hệ rộng và là một bậc thầy trong việc xây dựng và duy trì các mỗi liên hệ mới và có lợi cho mình và mọi người xung quanh.

V. Tầm quan trọng của EQ.

Theo nhiều nghiên cứu, EQ cao mang lại tỉ lệ thành công và cài thiện chất lượng cuộc sống rất tốt cho người sỡ hữu. Bởi vì nếu có một chỉ số EQ, nắm được cảm xúc là gì, bạn cũng sẽ dễ dàng có nắm được cảm xúc của người xung quanh, xây dựng và duy trì các mối quan hệ theo một cách tự nhiên và trôi chảy nhất.

Đồng thời, những người có kết quả test EQ cao cũng biết cách duy trì động lực và sự cố gắng cho bản thân, nên họ cũng có chỉ số đạt thành công cao hơn rất nhiều người và sẽ sớm có những thành tích nhất định trong công việc.

VI. Cách cải thiện trí tuệ cảm xúc.

Nếu bạn làm bài test EQ và có kết quả khá thấp thì không nên lo lắng, vì theo nhiều báo cáo, các chỉ số này hoàn toàn có thể cải thiện và nâng cao.

1. Chú ý cách bạn phản ứng với mọi người

Nghĩ kĩ lại thái độ của bạn xem, cách bạn đối xử với mọi người như thế nào, có khoan dung, tìm hiểu, cố gắng hiểu họ không? Bạn nên hình dung và tự đặt mình vào khung cảnh và trường hợp của họ, từ đó xây dựng lòng thấu cảm, chấp nhận được các quan điểm và cái nhìn của họ. Vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, bạn không thể đánh giá tất cả tính cách hay cái nhìn của họ dưới cái nhìn chủ quan được, đôi khi đây lại là một trường hợp buộc họ phải làm vậy vì gia cảnh hay các lý do khác bạn không biết được.

2. Quan sát môi trường làm việc

Hãy để ý đến môi trường làm việc của bạn. Không khí trong môi trường như thế nào, mọi người đang cảm thấy ra sao. Hãy cố để trung hòa không khí nếu quá căng thắng và khuấy động không gian nếu quá trầm. Điều này sẽ khiến mọi chuyện đỡ nặng nề và mọi người sẽ lại có nhiều động lực để làm nhiều hơn.

Hơn nữa, ở môi trường làm việc, bạn không nên thể hiện rằng quá tự tin vào bản thân. Hãy khiêm tốn, khiêm tốn không khiến bạn trở nên yếu đuối hay không có bản lĩnh. Khiêm tốn chỉ đơn giản thể hiện rằng bạn tôn trọng mọi người và vẫn luôn sẵn sàng học hỏi và thu lượm kinh nghiệm mà thôi.

3. Tự đánh giá bản thân.

Bạn nên nhìn nhận lại cách cư xử của bản thân, đồng thời nhìn ra và chấp nhận những điểm tốt và điểm xấu của mình. Muốn sửa đổi và phát triển bản thân thì bạn phải biết được những mặt yếu của mình để cải thiện và những mặt hay để phát huy nó nhiều hơn.

Bạn cũng nên nghe người khác góp ý về mình khi họ đã góp ý một cách chân thành. Bạn có thể tự đánh giá bản thân, nhưng dù có cố gắng nhìn khách quan cách mấy cũng sẽ có những điểm mà bạn không thể nhìn ra được Lắng nghe một con người có cái nhìn khách quan hoàn toàn cũng là một cách giúp bạn cải thiện bản thân tốt hơn rất nhiều đấy.

4. Xem xét cách bạn phản ứng với căng thẳng 

Hãy dừng lại và nhớ xem bạn đã có cảm xúc như thế nào khi phải thích ứng như với sự căng thẳng và sự mắc lỗi. Bạn có cáu lên nếu ai đó trong đội của bạn đến trễ trong một ngày làm việc? Hay cảm thấy khó chịu và quạu lên khi bạn đang chịu một áp lực từ deadline hay sự la mắng từ sếp?

Cố gắng kiềm chế cảm xúc của bạn đúng lúc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Cố gắng kiềm chế cảm xúc của bạn đúng lúc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Việc kiềm chế và kiểm soát cảm xúc của bạn là một điều vô cùng quan trọng trong những trường hợp như thế này. Việc không thể kiếm chế cảm xúc có thể khiến bạn làm mọi chuyện theo bản năng và khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bạn và sự nghiệp công danh của bạn, điều này còn ảnh hưởng rất nhiều đến những người xung quanh và làm không khí nơi làm việc trở nên tệ hơn và cáu bẳn hơn rất nhiều. Người có chỉ số EQ cao sẽ biết làm sao để trung hòa nổi giận và trở nên thoải mái hơn với mọi người.

5. Chịu trách nhiệm về hành động của bạn.

Nếu bạn có phạm lỗi và gây nên những bất lợi cho bạn, đừng cố gắng đổ lỗi cho một vấn đề khách quan nào, hãy nhìn thẳng vào vấn đề nguyên nhân từ chính bạn. Điều này không chỉ giúp bạn nhìn nhân được mình đã làm sai ở đâu, có thể sữa chữa thế nào, nó còn có thể giúp bạn thu lượm thêm kinh nghiệm và có thể vững chắc hơn cho những công việc như quản trị kinh doanh hay dự án lần sau rất nhiều.

Việc chịu trách nhiệm về hành động của bạn sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, dám làm dám chịu và trở thành một con người đáng tin cậy trong mắt các đồng nghiệp lẫn các sếp của bạn. Việc này đồng thời còn giúp bạn có một đời sống tinh thần đủ đầy hơn và chắc chắn hơn nhiều.

Học cách kiểm soát cảm xúc rất tốt cho bạn

Học cách kiểm soát cảm xúc rất tốt cho bạn

6. Suy xét việc bạn làm sẽ ảnh hưởng đến những người khác như thế nào trước khi hành động 

Việc bạn suy nghĩ đến người khác trước khi hành động sẽ tăng EQ của bạn lên nhiều. Vì nếu bạn chậm lại, suy nghĩ về cảm xúc của họ và những hậu quả của việc bạn mang lại đã là một điều rất tốt, thể hiện rằng bạn cũng không muốn một ai đó phải chịu những điều xấu do hành động của chính bản thân mình. Từ việc này, nó sẽ giúp bạn xem xét kĩ lưỡng hơn và những biện pháp thông minh hơn mà nếu thành công cả công ty bạn sẽ được lợi, mà bại thì cũng chẳng ảnh hưởng ai cả.

VII. Kết luận

EQ là một chỉ số rất quan trọng trong cuộc sống và có những tác động nhất định đến cả sự nghiệp và cuộc đời của bạn. Đây là một chỉ số có thể cải thiện được. Chúng ta hãy bồi dưỡng chỉ số cảm xúc của t qua từng ngày và để nó có thể tỏa sáng tốt nhất có thể nhé.