Đại học Luật Hà Nội là một trong những trường Đại học thuộc Top đầu Việt Nam. Không ít nhân tài đứng đầu ngành Luật đã được đào tạo từ ngôi trường này. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Đại học Luật Hà Nội nhé!
HLU là trường đại học gì? Đại học Luật Hà Nội có phải môi trường phù hợp không? Cơ sở vật chất, điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội là bao nhiêu?… là những câu hỏi trong số hàng ngàn thắc mắc do dự khác nhau về một tương lai sự nghiệp phía trước trong nỗi lòng của mỗi người phụ huynh và thí sinh cả nước trước và sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia.
Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nhiều trường cung cấp thông tin không đầy đủ về cơ sở vật chất, điểm chuẩn, học phí... khiến nhiều thí sinh khó xác định được môi trường phù hợp nhất cho mình. Vì vậy hôm nay 123job.vn sẽ review những thông tin chưa kể về Đại học Luật Hà Nội – ngôi trường đào tạo ngành nghề mơ ước của không ít những bạn trẻ ngày nay qua bài viết dưới đây!
I. Khái quát chung về trường Đại học Luật Hà Nội
Khái quát chung về trường Đại học Luật Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội hay HLU (thực chất là tên viết tắt tiếng Anh của ngôi trường Đại học Luật Hà Nội danh giá) được xác định là trường Đại học có quy mô đào tạo về ngành Luật lớn nhất Việt Nam - Hanoi Law University. Trường hiện nay đang trực thuộc Bộ tư Pháp và chịu sự quản lý của nhà nước về vấn đề giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ sở vật chất, các khoản học phí của trường Đại học Luật Hà Nội cũng cần sự công nhận của những tổ chức này.
Xem thêm: Review nhanh về trường đại học Tôn Đức Thắng - Có đáng để lựa chọn?
II. Môi trường đào tạo, cơ sở vật chất đại học Luật Hà Nội
Môi trường đào tạo, cơ sở vật chất đại học Luật Hà Nội
1. Về đội ngũ giảng viên
Không chỉ có trách nhiệm truyền đạt, định hướng kiến thức, mỗi giờ học quả thực đều cực kì lí thú, đặc biệt nhất chính là sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên là tuyệt vời. Sinh viên học tại trường Đại học Luật Hà Nội được tự do tranh biện dưới hướng dẫn của giảng viên, đưa ra câu hỏi để từ đó nhận được giải đáp từ giảng viên, thậm chí bạn còn có thể đưa ra ý kiến của mình với đáp án của bất cứ giảng viên nào.
Các thầy cô trường Đại học Luật Hà Nội thật sự rất rất rất tận tâm, chỉ dẫn từng khúc mắc một của sinh viên, ngoài giờ lý thuyết, thảo luận, mọi người còn có thể gửi câu hỏi cá nhân mình vào mail và được giảng viên check mail vô cùng nhiệt tình nữa.
2. Về cơ sở vật chất
Một điều nữa là điểm sáng của ngoài điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội là cơ sở vật chất rất tốt. Có thể nói, trường được mệnh danh là có khuôn viên chữ L to nhất Hà Nội. Thang máy được thiết kế dành riêng cho sinh viên và giảng viên rộng thoải mái. Nhà vệ sinh trường Đại học Luật Hà Nội cực kỳ sạch sẽ, mỗi tầng liên quan đều có máy lọc nước free cho sinh viên. Đặc biệt là chế độ wifi phủ sóng toàn trường.
3. Về các bạn sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội có không ít bạn có ngoại hình tốt, không chỉ xinh mà còn giỏi, có cá tính, tranh biện vô cùng sắc sảo, tư duy logic cao, có thể gọi tắt là “xuất sắc”. Khối thi tương ứng với điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội trải dài đủ các ban A B C D. Sinh viên từng khối thi cũng đều thuộc top đầu điểm cao trong cả nước, kết hợp với sự đào tạo chuyên nghiệp về luật, đây thực sự là bệ phóng tiềm năng cho bất cứ sinh viên nào.
4. Câu lạc bộ của trường
Âm nhạc và nghệ thuật, Luật gia trẻ, Câu lạc bộ thư viện trẻ, Máu hồng, Liên chi khoa pháp luật kinh tế, Liên chi khoa pháp luật hình sự, câu lạc bộ võ…. là những câu lạc bộ lớn trong trường. Các bạn còn có thể trực tiếp tham gia clb đồng hương của mình trong chính trường Đại học Luật Hà Nội.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hồ sơ xét tuyển đại học, xét tuyển học bạ mới nhất
III. Mức học phí trường Đại học Luật Hà Nội có gì đáng chú ý?
Mức học phí trường Đại học Luật Hà Nội
Trường không chỉ được nhiều thí sinh lựa chọn vì đam mê, vì thực hiện nguyện vọng mà còn bởi tương xứng với mức học phí trường Đại học Luật Hà Nội, thì điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội, chất lượng giảng dạy, quá trình cung cấp nền tảng kiến thức tối đa giúp sinh viên ngay sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, đối với mức học phí trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên được hưởng ở mức khá hợp lý và được đánh giá là phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó năm học 2019 - 2021 thì học phí trường Đại học Luật Hà Nội nhà trường thu theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là mức dành cho các trường công lập thông thường, vì vậy so với các cơ sở đào tạo ngành Luật khác nhau trên cả nước thì sinh viên hoàn toàn yên tâm tin tưởng mức học phí trường Đại học Luật Hà Nội là mức học phí thấp nhất.
Xem thêm: Đại học Phương Đông - Top 10 trường dân lập tốt nhất Hà Nội
IV. Cơ hội nào cho sinh viên Đại học Luật Hà Nội muốn theo đuổi nghề?
Cơ hội việc làm
Được đào tạo trong môi trường Đại học Luật Hà Nội là điều đem lại khá nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên, tình trạng thất nghiệp ở cử nhân ngành Luật chỉ xuất hiện khi những người học Đại học Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp không có đủ kiến thức về luật. Bạn có thể học luật một cách chăm chỉ, nhưng điều này cũng không ngăn cấm được việc kinh doanh của bạn. Bên cạnh đó, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể làm trong doanh nghiệp liên quan đến luật, và nếu cảm thấy tự tin hơn về kiến thức luật của mình bạn cũng hoàn toàn có thể chọn con đường tự mở công ty tư vấn luật.
Còn nếu bạn đã tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội và yêu thích công chức nhà nước, thì hãy tự tin lên vì cử nhân ngành luật luôn được chào đón ở mọi vị trí, mọi cơ quan. Và tất nhiên học luật tại Đại học Luật Hà Nội để trở thành một thầy cãi lý - luật sư thì bạn chỉ cần tham gia theo một khóa đào tạo luật sư, cũng như cùng tham gia vào đoàn luật sư. Hoặc một con đường khác sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội là bạn có thể là theo học một lớp đào tạo công chứng viên để trở thành công chứng viên tương lai, công tác trong văn phòng công chứng.
Xem thêm: Viện đại học Mở Hà Nội là trường gì? Có nên học Đại học Mở không?
V. Những yếu tố phải có của một cử nhân Đại học Luật Hà Nội
Những yếu tố phải có
1. Kỹ năng giao tiếp lưu loát
Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội, cơ sở vật chất và mức học phí trường Đại học Luật Hà Nội đem lại cho ngôi trường này một môi trường cực kỳ tốt cho sinh viên, bao gồm cả việc trau dồi kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động đòi hỏi sự tương tác không thể thiếu trong cuộc sống cơ bản của hầu hết mọi người. Đó là cách chúng ta có thể giao lưu với người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể, lời nói hằng ngày, sử dụng mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt một người có kỹ năng giao tiếp tốt cơ hội thành công cao hơn 70% so với người đang gặp phải hạn chế giao tiếp.
Trong ngành luật, cụ thể là những bạn trẻ đã tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội, kỹ năng giao tiếp thực sự tốt sẽ mang đến cho luật sư lợi thế rất lớn trong việc xây dựng lòng tin và sự an tâm với khách hàng cũng như việc thuyết phục họ trong quá trình ra quyết định.
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Quan điểm cá nhân của mỗi người thường là rất khác nhau khi trực tiếp tiếp xúc với mỗi sự việc, người luật sư giỏi khi được đào tạo tốt trong môi trường trường Đại học Luật Hà Nội sẽ tìm thấy cái không ổn từ đó đưa ra hướng giải quyết. Đây chính là lúc luật sư của chúng ta cần vận dụng kỹ năng để có thể đưa sự việc không theo kế hoạch về đúng lộ trình đã được định sẵn.
Để thành thạo kỹ năng này, các bạn trẻ tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội cần phải có sự hiểu biết về nghề và khả năng phân tích rõ ràng tính chất đúng sai của sự việc. Điều quan trọng hơn là luật sư phải nhìn vào đúng bản chất thật sự của sự việc, tránh tư duy kiên định tới mức bảo thủ để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
3. Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
Trong lúc làm việc, học tập và trải nghiệm tại Đại học Luật Hà Nội, bất kỳ ai đôi lúc cũng cần những người đồng đội cho mình để hỗ trợ nhau đẩy nhanh tiến độ và đối mặt với “nhiều cái đầu” thì sẽ có nhiều cách giải quyết, hướng đi tối ưu hơn. Luật sư tốt nghiệp từ trường Đại học Luật Hà Nội còn cần phải thấy được ưu điểm của từng người để có thể tận dụng nguồn lực hiệu quả nhất.
Thay vì làm việc nhóm, không ít trường hợp mà những người luật sư phải hoạt động độc lập. Thiếu kỹ năng này chính là nguyên nhân lớn nhất khiến luật sư cảm thấy dễ bị bế tắc trong quá trình giải quyết công việc. Người luật sư theo đó cần phân định rõ vấn đề đang gặp phải là gì và từng bước tiến hành giải quyết nó với tinh thần luôn vững vàng, quyết tâm cao độ để không bị cảm xúc chi phối.
4. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán
Đây là kỹ năng được cho là tối quan trọng đối với nghề tư vấn nói chung và lĩnh vực nghề luật nói riêng. Nếu bạn đã trải nghiệm môi trường trường Đại học Luật Hà Nội và muốn trở thành một luật sư giỏi, trên hết là bạn cần học cách thuyết phục được khách hàng hoặc đối tác tham gia ký kết hợp đồng. Vì luật sư mà chỉ có cho mình kiến thức từ trường, đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề nhưng không có khả năng trong việc thuyết phục người xung quanh thì hiệu quả cuối cùng vẫn chỉ là con số không.
5. Sự bản lĩnh, nhiệt tâm và uy tín đặt lên hàng đầu
Nghề luật sư tuy cao quý nhưng mặt trái của nó là luôn phải đối diện với muôn vàn cám dỗ, hiểm nguy. Đây là điều mà sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội ai ai cũng phải hiểu. Để trở thành một luật sư được mọi người coi trọng, tin tưởng thì bên cạnh trí tuệ uyên bác, bạn cần phải có đạo đức, đạo đức đối với nghề và cái tâm trong quá trình làm việc.
Nghề luật sư hiện nay thật sự không hề "dễ sống", do đó bạn phải tích cực học hỏi, tu dưỡng, phải hành nghề bằng toàn bộ tâm của mình và xây dựng uy tín cá nhân, coi đó là danh dự thực tế cần có của bản thân. Đừng để mình rơi vào vòng xoáy “cơm – áo – gạo – tiền” khó khăn và đầy thách thức của cuộc sống, nghề luật nói chung và sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng phải bảo vệ được quyền và lợi ích của người đang trong thế yếu, từ đó góp phần làm nên sự công bằng trong cuộc sống.
Xem thêm: Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: Gắn liền lý thuyết với thực hành
VI. Thông tin tuyển sinh Đại học Luật năm 2022
Trường đại học Luật Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh đại học dự kiến năm 2022. Theo đó, trường sẽ giữ 4 phương thức xét tuyển như năm trước để dự kiến tuyển 2.365 sinh viên.
Bên cạnh đó, trường còn xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên trong cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12, trong đó kết quả học tập học kỳ 1 năm lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển từ 7,5 điểm trở lên.
Các ngành học của Đại học Luật Hà Nội 2022
Đối với thí sinh tại các trường THPT khác, trường xét tuyển những em có hạnh kiểm Tốt, học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12. Trong đó kết quả học tập học kỳ 1 lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển từ 7,5 điểm trở lên. Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp A00 và C00 thì điểm trung bình chung học tập môn tiếng Anh trong cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12 từ 7 điểm trở lên.
Đối với các thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại phân hiệu của trường tại Đắk Lắk, các tiêu chí về điểm trung bình chung học tập đều thấp hơn 0,5 điểm so với cơ sở chính.
Trường cũng xét tuyển dựa trên kế quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với kết quả học tập bậc THPT đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình liên kết với Đại học Arizona, Mỹ.
Xem thêm: Bạn đã biết những gì về ngôi trường Đại học Sư phạm Hà Nội?
VII. Kết luận
Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội, cơ sở vật chất, học phí trường Đại học Luật Hà Nội là những thước đo không thể thiếu trong quá trình chọn trường học. Con đường đến thành công không hề dễ dàng đối với một cử nhân chuyên ngành luật vừa mới “chân ướt, chân ráo” vào nghề. Bạn cũng không nên quá lo lắng, vì với những kiến thức được học tại trường Đại học Luật Hà Nội cùng với những tố chất, kỹ năng có thể trau dồi thêm trong suốt quá trình làm việc, bạn sẽ nhanh chóng đạt được ước mơ của mình trong một tương lai tốt đẹp không xa.