Trường Đại học Kinh tế - Luật đào tạo những chuyên ngành gì? Chương trình đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của trường được đánh giá ra sao? Ngôi trường này có cơ sở vật chất như thế nào? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu về ngôi trường này nhé.
Đại học là ngưỡng cửa cuối cùng mà mọi người phải bước qua nếu muốn có một công việc tốt, một cuộc sống đủ đầy sau này. Nhưng chọn trường, chọn ngành thế nào cho phù hợp với bản thân mỗi người lại là vấn đề được quan tâm nhất. Trước khi nộp hồ sơ, đăng ký nguyện vọng thì các bạn sĩ tử luôn xem xét chỉ tiêu tuyển sinh để chắc chắn cơ hội.
Bài viết dưới đây thì 123job.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc một ngôi trường là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ trên cả nước, đặc biệt là những bạn đam mê kinh doanh và luật. Đó chính là trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM. Vậy ngôi trường này có gì đặc biệt về chương trình đào tạo mà thu hút nhiều bạn trẻ đến vậy. Hãy cùng 123job.vn đi giải đáp thắc mắc này nhé.
I. Thông tin cơ bản về Đại học Kinh tế - Luật TP HCM bạn cần biết
Trường Đại học Kinh tế - Luật là thành viên của cụm trường Đại học Quốc gia TP HCM thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với lịch sử hình thành và quá trình phát triển vẻ vang thì trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM đã tạo dựng được tiếng tăm với chương trình đào tạo các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực luật, quản lý, kinh tế với nhiều thành tựu nổi bật về nghiên cứu khoa học cũng như công tác giảng dạy, học tập. Đại học Kinh tế - Luật TP HCM luôn có tầm nhìn rộng lớn phát triển theo hướng đại học nghiên cứu nên trường luôn chủ động trong việc hội nhập và phát triển. Đặc biệt, nhà trường còn luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên được phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng sống, khả năng tư duy sáng tạo bằng các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện, hội thảo.
Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
1. Giới thiệu chung
Vào ngày 24/03/2010 trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM ra đời với tiền thân là Khoa Kinh tế trực thuộc trường Đại học Quốc gia TP HCM được thành lập vào năm 2000. Mặc dù trong thời gian đầu thành lập thì trường còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực thì hiện nay trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM trở thành một trong những trường trọng điểm của khu vực phía Nam và cả nước về lĩnh vực quản lý, luật và kinh tế.
Chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM hiện đang bao gồm 15 chương trình đào tạo ở trình độ đại học, 8 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 4 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ với gần 6.500 sinh viên hệ chính quy, gần 900 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh. Với sự nỗ lực phát triển không ngừng nghỉ thì trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng của nhà nước.
2. Sứ mệnh và tầm nhìn
Sứ mệnh và tầm nhìn
Trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM có sứ mệnh là thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội thông qua nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.
Trường luôn phát triển theo hướng đại học nghiên cứu và đến năm 2020 trường đã trở thành:
- Cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, được xếp hạng trong số các trường đại học uy tín khu vực ASEAN, nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ năng lực để làm việc trong môi trường toàn cầu.
- Là trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách có uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.
3. Thành tựu
Thành tựu nổi bật của trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
Tại buổi tổng kết của Hội nghị Kinh tế trẻ lần III năm 2016, trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM đã đạt giải ba với bài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách pháp luật và quản lý nhà nước về du lịch - Vấn đề cấp bách trong thời kỳ hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và giải nhất với bài nghiên cứu “Vị trí ngành dệt may Việt Nam trong khu vực ASEAN nhìn từ góc độ lợi thế so sánh”.
Bên cạnh các giải thưởng về công trình nghiên cứu thì trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen như:
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bằng khen của Giám đốc ĐHQG - HCM trong nhiều năm liên tục
Xem thêm: Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn Hà Nội có gì đáng chú ý
II. Điều kiện chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
1. Đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân sự trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
Với lịch sử hình thành và phát triển lừng lẫy thì trường Đại học Kinh tế - Luật hiện đang có một đội ngũ nhân sự hùng hậu và vô cùng chất lượng là những cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao với một số chuyên gia đầu ngành có uy tín, đáp ứng được yêu cầu chương trình đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao thuộc các lĩnh vực kinh tế, quản lý và luật. Không dừng lại ở đó khi mà việc xây dựng đội ngũ nhân sự và cơ cấu tổ chức của trường vẫn đang ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn.
Hiện nay trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM đang có 347 cán bộ, giảng viên trong đó có 227 giảng viên và 122 chuyên viên, nhân viên. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ có trình độ giảng dạy sau đại học chiếm 90% với 1 Giáo sư, 10 Phó Giáo sư, 56 Tiến sĩ và 143 Thạc sĩ và hơn 45% cán bộ trẻ sau đại học được đào tạo tại nước ngoài, 25% cán bộ có khả năng dạy chuyên môn bằng tiếng anh, tiếng pháp và có tham gia vào các chương trình đào tạo có liên kết với nước ngoài.
2. Cơ sở vật chất
Tòa nhà điều hành và học tập trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
Trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM có cơ sở chính tọa lạc tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức nằm trong khu đô thị ĐHQG - HCM. Khuôn viên trường tại cơ sở này gồm có Tòa nhà điều hành và học tập của Hội trường. Tòa nhà này có tổng diện tích sử dụng lên đến 13.000m2 với 70 phòng học, 2 thư viện, 6 phòng máy tính, 11 phòng ngoại ngữ, 3 phòng thực hành và các văn phòng làm việc khác. Đặc biệt, Hội trường lớn với diện tích 2.100m2 có sức chứa lên đến 500 chỗ ngồi. Tại trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM thì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin luôn được trang bị đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu chương trình đào tạo của giảng viên và sinh viên.
Toàn bộ các phòng học lý thuyết đều được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu và bảng trượt. Còn các phòng học chuyên đề, phòng học chương trình đào tạo chất lượng cao, phòng học chương trình đào tạo cử nhân tài năng đều được lắp đặt điều hòa. Hiện tại, trường đang có 6 phòng máy với 412 máy tính nối mạng có cấu hình cao nhằm phục vụ việc học tập chuyên đề.
Hình ảnh sinh viên học tập tại thư viện
Với 2 thư viện thì mỗi thư viện của trường Đại học Kinh tế - Luật lại nằm tại những địa chỉ khác nhau. Cụ thể:
- Cơ sở 1: nằm trong tòa nhà trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM tại phường Xuân Liên, quận Thủ Đức.
- Cơ sở 2: 45 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1.
Với 2 cơ sở này thì tổng diện tích sử dụng thư viện của trường là 940m2 với 550 chỗ ngồi, 20 máy tính nối mạng, phục vụ cho việc tra cứu tìm kiếm thông tin. Đặc biệt, nguồn tài liệu tại thư viện cũng rất phong phú, đa dạng với 25.000 đầu sách thuộc đủ thể loại như sách chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp, luận án, báo cáo, tạp chí,...
Ký túc xá của trường Đại học Kinh tế - Luật cũng đáp ứng được chỗ ở cho 60.000 sinh viên với cơ sở vật chất hiện đại và các dịch vụ tiện ích như trạm y tế, khu thể thao, khu dịch vụ công cộng, bến xe buýt,... Ngoài ra, sinh viên của trương có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm để rèn luyện các kỹ năng sống, các kỹ năng mềm và đặc biệt là trau dồi, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo trong học tập để hoàn thành tốt chương trình đào tạo.
3. Hoạt động sinh viên
Hoạt động của sinh viên
Trong chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM, bên cạnh những chương trình đào tạo hàn lâm thì trường cũng có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các câu lạc bộ như ECS - Câu lạc bộ Kinh tế học, IBC - Câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế, FBG - Câu lạc bộ Tài chính ngân hàng, ITB - Câu lạc bộ Công nghệ thông tin trong kinh doanh, GPA - Câu lạc bộ Quản trị tiền năng, ERC - Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học Kinh tế - Luật,...
Đặc biệt, trường Đại học Kinh tế - Luật còn có sàn giao dịch chứng khoán và Đội CLE_EUL - Chương trình thực hành luật. Đây là 2 sân chơi khẳng định chất lượng chương trình đào tạo của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM. với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ngoài những hoạt động trong lĩnh vực học thuật thì trường Đại học Kinh tế - Luật còn có các hoạt động thể thao, văn hóa - văn nghệ và các chương trình giao lưu quốc tế - trao đổi du học sinh.
Xem thêm: Đại học Ngoại thương - ngôi trường nhiều "hoa hậu" nhất Việt Nam
III. Các ngành và bậc đào tạo tại Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
Các ngành và bậc đào tạo tại trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
Hiện tại, chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM đang có 9 khoa với 16 ngành đào tạo với các bậc đào tạo khác nhau:
- Khoa Kinh tế với các chương trình đào tạo là: Kinh tế học, Kinh tế và Quản lý công
- Khoa Kinh tế đối ngoại với 2 chương trình đào tạo là: Kinh tế đối ngoại và Kinh doanh quốc tế.
- Khoa Tài chính ngân hàng: tài chính, ngân hàng và chuyên ngành Công nghệ tài chính
- Khoa Kế toán - Kiểm toán với 2 chương trình đào tạo là: Kế toán và Kiểm toán
- Khoa Hệ thống thông tin có Hệ thống thông tin quản lý và Thương mại điện tử
- Khoa Quản trị kinh doanh gồm 2 ngành và 1 chuyên ngành là: Quản trị kinh doanh, Marketing và Quản trị du lịch và Lữ hành
- Khoa Luật kinh tế với 2 chương trình đào tạo là Luật Kinh doanh và Luật Thương mại quốc tế
- Khoa Luật với 2 ngành chính là Luật Dân sự và Luật Tài chính ngân hàng
- Khoa Toán kinh tế: toán ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý, kinh tế, luật.
Về bậc đào tạo thì trường Đại học Kinh tế - Luật chia ra làm 4 bậc chương trình đào tạo như sau: Bậc đại học chương trình quốc tế, bậc thạc sĩ, bậc thạc sĩ chương trình quốc tế và bậc tiến sĩ.
- Đối với chương trình quốc tế bậc đại học thì sinh viên sẽ được đào tạo và cấp chứng chỉ tại Việt Nam với sự liên kết của 2 trường đại học là Birmingham City và Gloucestershire - Anh.
- Đối với bậc thạc sĩ thì sẽ bao gồm 5 chương trình đào tạo sau đây: Ngành luật kinh, luật dân sự & tố tụng dân sự; Quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng; Kinh doanh quốc tế; Ngành kinh tế học, kinh tế chính trị, chuyên ngành kinh tế và quản lý công.
- Đối với bậc thạc sĩ chương trình quốc tế thì trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM có liên kết chương trình đào tạo với các trường Paris 2, Paris 1 của Pháp
- Đối với bậc tiến sĩ trường có các ngành đào tạo như: Kinh tế học và Kinh tế chính trị, Kinh tế quốc tế, Tài chính - ngân hàng, Luật kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Xem thêm: Những điều chưa kể về Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
IV. Phương án tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế-Luật năm 2022
Các hình thức xét tuyển của trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM
Qua rất nhiều màu tuyển sinh thì đến nay trường Đại học Kinh tế - Luật đang có 5 dạng tuyển sinh sau đây:
- Phương thức thứ nhất: Xét tuyển thẳng đối với các thí sinh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đối tượng được ưu tiên xét tuyển đối với hình thức đại học chính quy
- Phương thức thứ hai: Xét tuyển đối với các thí sinh được ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG - HCM chiếm 5% trên tổng số chỉ tiêu
- Phương thức thứ ba: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia chiếm 50-60% tổng chỉ tiêu
- Phương thức thứ tư: Xét tuyển dựa vào kết quả thi của kỳ thi ĐHQG - HCM về đánh giá năng lực chung chiếm khoảng 30% tổng chỉ tiêu
- Phương thức thứ năm: Xét tuyển dwuaj vào kết quả học bạ của các thí sinh tại các môi trường giảng dạy quốc tế bằng tiếng anh
Xem thêm: Đại học Công ngiệp Hà Nội: ngành học đa dạng, điều kiện học tập tốt
V. Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, 123job đã cung cấp những thông tin bổ ích nhất và mới nhất về trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM như chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo của trường được đánh giá ra sao, những ngành học phổ biến tại trường,... Mong rằng bài viết sẽ đem đến một lựa chọn mới mẻ dành cho các bạn sĩ tử.