Bánh mochi Nhật Bản là một trong những nét đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Bánh mochi được coi là loại bánh truyền thống được sử dụng ở trong rất nhiều dịp từ lễ tết đến các lễ hội truyền thống hay nó được dùng làm món bánh tráng miệng.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn chưa biết được bánh Mochi là gì? Bánh Mochi Nhật Bản có ý nghĩa gì? Nguồn gốc của bánh Mochi Nhật Bản  là do đâu? Và cách làm bánh Mochi Nhật Bản như thế nào? Vậy các bạn hãy cùng 123job đi tìm hiểu về bánh Mochi là gì và những sự thật thú vị về bánh Mochi nhé.

I. Tổng quan về bánh Mochi

1. Bánh Mochi là gì?

Mochi là gì? No là một loại bánh giầy nhân ngọt rất phổ biến ở xứ Phù Tang – đây cũng là một loại bánh truyền thống nổi tiếng ở Nhật. Bánh Mochi chính là vật cúng không thể thiếu ở trong mỗi gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới.

Bánh Mochi là gì?

Bánh Mochi là gì?

Tại đất nước này, thì từ xa xưa, mọi người đã luôn trân trọng những hạt gạo bởi vì đó là loại thực phẩm nuôi dưỡng họ. Và chính vì lẽ đó, mà bánh mochi được làm từ gạo không chỉ dùng để ăn ở trong đời sống hàng ngày, mà nó còn là vật phẩm để dâng lên thần linh. Bánh Mochi là gì? Thì nó đã xuất hiện cách đây từ rất lâu, tầm giữa thế kỷ 18 tại kinh thành Edo.

2. Nguồn gốc của bánh Mochi 

Bánh mochi thì không chỉ có ở Nhật Bản mà tại nhiều quốc gia khác cũng rất thịnh hành loại bánh này như là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc …Nếu nói về nguồn gốc của bánh Mochi, theo nhiều nghiên cứu thì người ta thấy rằng loại bánh Mochi này cũng không phải có nguồn gốc từ Nhật Bản, mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bởi vì chịu ảnh hưởng văn hóa và nhiều yếu tố khác, nên bánh mochi được cho là đã du nhập vào Nhật Bản từ khoảng năm 300 TCN. Khi đó loại bánh này đã được làm từ loại gạo nếp thượng hạng và có nhân đậu đỏ ở trong chỉ dùng để phục vụ cho tầng lớp quý tộc mà thôi.

3. Cấu tạo bánh Mochi truyền thống 

Thông thường, bánh Mochi Nhật Bản truyền thống sẽ có phần vỏ bên ngoài được làm từ một loại bột gạo nếp của Nhật Bản, nó khá giống với bánh dày của Việt Nam.

Cách làm bánh Mochi là gì? Nhân của bánh Mochi có thể được làm từ nhiều loại như là đậu đỏ, đậu trắng, dâu tây hoặc có thể là  các loại trái cây khác kết hợp với đậu đỏ. Bánh Mochi sẽ có lớp vỏ ngoài được làm từ gạo nếp và trộn với một chút đường, nó được hấp chín rồi đem giã nhuyễn ngay khi mà gạo đen còn nóng để có thể thu được một khối bột trắng dẻo, mịn màng, dai ngon. Tùy vào sở thích của từng người mà bánh Mochi có thể hấp, luộc hay nướng để cho ra là các loại Mochi khác nhau.

Cấu tạo bánh Mochi truyền thống

Cấu tạo bánh Mochi truyền thống

Bánh mochi được nặn thành hình tròn, nằm nhỏ gọn ở trong lòng bàn tay người lớn và nó thường được làm bằng 3 lớp:

  • Lớp ngoài cùng: bánh được làm bằng gạo nếp được chọn lọc và được làm rất kỹ, nên lớp vỏ bánh dẻo.

  • Lớp giữa: chính là lớp nhân đậu đỏ.

  • Lớp lõi bên trong: thì thường sẽ là kem lạnh.

4. Bánh Mochi có bao nhiêu loại 

Dưới đây là một số loại bánh Mochi: Daifuku Ichigo, Daifuku, Kusa Mochi, Mochi Ice cream (Mochi kem), Shiruko, Chikara Udon, Zoni, Kinako Mochi, Kirimochi hoặc Kakumochi, Dango Warabi Mochi, Uiro Mochi, Hishi mochi, Sakura mochi, Hanabira Mochi, Kusa Mochi

Xem thêm: Bột matcha là gì? Bột trà xanh là gì? Tìm hiểu cách sử dụng và nguồn gốc

II. Top 5 loại bánh Mochi nổi tiếng hiện nay

Daifuku Mochi – đây là loại bánh Mochi nhân đậu đỏ được nấu với đường hoặc là mứt đậu trắng với đường. Bánh Mochi Daifuku thì thường có màu nâu hoặc là màu trắng. Bên ngoài của nó sẽ được thêm một lớp áo bằng bột bắp hoặc là bột gạo để giúp cho các chiếc bánh không bị dính lại với nhau. Món ăn này thường sẽ được bày trên các bàn ăn hàng ngày của người Nhật và nó cũng thường được dùng làm quà khi mà đi du lịch Nhật Bản.

Kusa mochi: Nó về hình thức khá giống với Daifuku Mochi nhưng sẽ có thêm lá ngải cứu nên rất tốt cho sức khỏe. Bánh sẽ có màu xanh xanh tự nhiên của ngải cứu, nó khá giống với bánh trà xanh.

Mochi Ice Cream (Mochi kem): Đây có lẽ là món ăn mà được trẻ em Nhật bản mê tít bởi vì màu sắc sặc sỡ của nhân kem. Bánh Mochi Ice Cream thì sẽ được làm từ một loại bột đặc biệt đó là bột Mochiko – đây là loại bột chuyên dụng làm bánh mochi và thay thế cho bột gạo. Các nhân thường được dùng ở trong Mochi Kem như là trà xanh, vani, kem socola, đậu đỏ,…

Top 5 loại bánh Mochi nổi tiếng hiện nay

Top 5 loại bánh Mochi nổi tiếng hiện nay

Sakura Mochi: Nó gồm bánh gạo màu hồng và sẽ có nhân là bột đậu đỏ anko, bọc bên ngoài của nó chính là lá hoa anh đào muối. Nhưng thực ra thì Sakura Mochi chỉ có phần bọc ở ngoài là lá hoa anh đào, còn màu hồng ở trên bánh chính là do màu thực phẩm tạo nên. Sakura Mochi ở mỗi vùng thì sẽ có mỗi kiểu biến tấu và có một loại hương vị khác nhau. Nhưng hiện chỉ có hai loại Sakura Mochi đó chính là Chomeiji (Sakura Mochi phổ biến ở tại vùng Kanto) và Domyoji (được phổ biến tại vùng Kansai)

Hishi Mochi: Đây là loại Mochi đặc trưng trong lễ hội búp bê ở Nhật Bản với nhiều lớp màu sắc khác nhau. Về hình dáng, chiếc bánh Hishi Mochi tái hiện dáng vẻ của kim cương bởi cũng theo quan niệm của người Nhật Bản, kim cương là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh viễn, mang theo mong ước về một cuộc sống thật trường thọ và sung túc. Hishi Mochi thì thường được các ông bố và bà mẹ mua ở tại các cửa tiệm làm bánh wagashi có lịch sử lâu đời ở trong vùng. Hãy cùng “thưởng thức” vẻ ngon lành của chiếc bánh vào ngày mùa xuân này nhé!!! 

Trên đây chính là top 5 loại bánh Mochi được người dân ưa thích nhất, bởi vì độ bắt mắt và hấp dẫn của nó. Mochi không chỉ được dùng  trong các ngày lễ tết mà nó còn được dùng như 1 món bánh tráng miệng. Nếu như có một lần đặt chân đến Nhật Bản thì các  bạn nhất định phải nếm thử ngay những món bánh này nhé. Chắc chắn rằng các bạn sẽ phải trầm trồ bởi vì độ công phu và do tính thẩm mỹ cao của chiếc bánh Mochi này.

Xem thêm: Hạt Quinoa là gì? Có thể ăn hạt diêm mạch thay cơm không, cách chế biến?

III. Những điều thú vị về bánh mochi Nhật Bản

1. Giã gạo bánh Mochi công phu

Hầu hết mọi công đoạn để làm ra được những chiếc bánh mochi thì sẽ được đầu tư rất tỉ mỉ bởi bàn tay lành nghề của những người thợ làm bánh. Sau khi mà người ta đã hấp gạo với đường cát, thì họ sẽ tiến hành đến công đoạn giã hỗn hợp đó.

 Giã gạo bánh Mochi công phu

 Giã gạo bánh Mochi công phu

Cách làm bánh Mochi là gì? Người Nhật sẽ giã hỗn hợp gạo vào trong một cối gỗ lớn, công việc này đòi hỏi được sự phối hợp của cả 2 người. Một người sẽ làm nhiệm vụ đó là nhấc và đảo đảo khối bột gạo ở trong cối, còn một người khác sẽ nhấc chày gỗ lên giã, sao cho công việc giã gạo được diễn ra một cách liên tục và nhanh nhất có thể

Công đoạn này tưởng chừng là dễ nhưng thực chất lại rất khó, bởi vì người đảo bột phải thực sự có kinh nghiệm về cả kỹ năng và tính toán được thời gian sao cho phối hợp được cùng với nhịp gõ chày của người kia.

2. Bánh Mochi hình vuông thay vì hình tròn

Bánh Mochi ngày nay thì thường có hình tròn, nhỏ trong lòng bàn tay nhưng trước đó thì loại bánh này sẽ được làm bằng hình vuông và nó có kích thước khá lớn. Theo bạn, vì sao lại thế?

Có lẽ nó bắt nguồn từ những người nội trợ làm bánh Mochi ở giai đoạn mới xuất hiện. Lúc đó, nhiều bà nội trợ sẽ thường rủ nhau đi làm bánh ở sân sinh hoạt chung (bởi vì nhà bếp rất nhỏ), mỗi người sẽ lại góp ít nguyên liệu để làm bánh và ra sức cùng làm chung nên những chiếc bánh mochi có hình vuông và khá to. Mỗi người sẽ chia một ít để ăn, và do đó bánh mochi lúc bấy giờ là biểu tượng cho tình làng xóm.

Ngày nay, bánh mochi sẽ có hình tròn vì mô phỏng trăng tròn, nó biểu tượng cho sự viên mãn và sự sung túc, thịnh vượng của người Nhật Bản.

3. Ngày bánh Mochi 10/10 

Ngày bánh Mochi 10/10 Ngày bánh Mochi 10/10 

Nếu như bạn để ý thì ngày 10/10 chính là ngày Hội thể thao toàn quốc, và ngày này cũng sẽ được gọi là ngày bánh Mochi.

Do bánh Mochi làm từ gạo, mà gạo lại  là thực phẩm cung cấp dưỡng chất để giúp cho cơ thể có được năng lượng ở trong một khoảng thời gian dài.

Đồng thời, đây cũng chính là loại bánh rất được các tuyển thủ điền kinh và cả những người Nhật Bản hoạt động thể thao rất yêu thích.

4. Bánh Mochi có nhiều phiên bản và có nhiều cách thưởng thức 

Bánh Mochi không đơn giản chỉ được làm bởi một loại nhân, mà nó còn có rất nhiều loại nhân khác nhau tùy theo nhu cầu của người ăn và theo mỗi địa phương ở Nhật, thậm chí cũng có những cách thưởng thức loại bánh này cũng độc đáo và không thua kém gì so với các loại bánh khác:

Bánh Dango: người Nhật Bản sẽ ăn vào ngày Trung Thu.

Bánh Kashiwamochi: nó giống như bánh giầy nhân bọc đậu đỏ và được phủ lá sồi bên ngoài, người Nhật sẽ thường ăn nó vào ngày Tết Thiếu Nhi.

Bánh Iwai Mochi: nó sẽ có nhân đậu đỏ, thường được ăn vào các ngày lễ, hay mừng thọ, nhập học,…

Oshiruko: nó trông hơi giống chè trôi nước của Việt Nam, và nó có kèm thêm theo đậu Azuki của Nhật.

Bánh Nagamashi: nó có lớp vỏ bánh thường có 4 màu (đó là vàng, hồng, trắng và xanh lá), trên mặt bánh thường có đóng dấu hình hoa anh đào, đây chính là đặc sản của tỉnh Toyama (Nhật).

Bánh Mochi có nhiều phiên bản và có nhiều cách thưởng thức

Bánh Mochi có nhiều phiên bản và có nhiều cách thưởng thức

Bánh Zundamochi: là dạng bánh mochi ăn kèm với đậu nành nghiền nhuyễn có được trộn với đường và thêm một ít muối.

Natto Mochi: đây là bánh mochi có nhân đậu nành lên men.

Bánh Kusa Mochi: nó có mùi cây ngải cứu và sẽ có màu xanh đặc trưng, còn nhân của nó là mứt đậu đỏ.

Hanabiramochi: hay nó còn gọi là bánh mochi cánh hoa, trông bánh dẹp, lớp bánh ở bên ngoài trắng sẽ để lộ lớp bánh mocha màu đỏ ở bên trong và nhân thường là lớp mứt đậu đỏ Anko ở bên trong.

Xem thêm: Espresso là gì? Hướng dẫn bạn cách pha và thưởng thức Cafe Espresso đúng chuẩn

IV. Cách làm bánh Mochi Nhật Bản truyền thống

Cách làm bánh Mochi là gì? Người ta sẽ chọn loại gạo nếp thật ngon, sau đó đồ kỹ (có thể là đồ hai lần), rồi sẽ giã ở trong cối cho tới khi nào ra được một khối bột chín và dẻo quánh. Thường thì chỉ có những nam thanh niên mới có thể làm điều này, bởi vì nếu giã không nhuyễn thì khi mà ăn sẽ mất ngon, còn dễ bị hỏng bánh. Đối với loại mochi mà có nhân: chúng ta sẽ pha một giọt màu thực phẩm với 1 chén nước sao cho chén nước này có màu sắc tùy ý.

Tiếp theo là sẽ trộn đều bột nếp, đường và nước màu.

Lưu ý với cách làm bánh Mochi này thì bột nếp làm để vỏ bánh sau khi mà hấp sẽ rất dẻo và dính nên chúng ta cần cho từ từ từng chút nước vào và cho đến khi mà hỗn hợp bột này sẽ thành 1 khối dẻo hơi khô.

Cách làm bánh Mochi Nhật Bản truyền thống

Cách làm bánh Mochi Nhật Bản truyền thống

Sau đó, lấy màng bọc thực phẩm để bọc bột sau khi đã nhào xong. Sau đó cho nó vào trong lò vi sóng quay 3 phút. Sau đó chúng ta lấy bánh ra và trộn lại lần nữa bằng muỗng gỗ trong khoảng 20 giây. Tiếp đến cần phải lấy màng bọc kín lại, cho nó vào lò vi sóng một lần nữa rồi quay trong vòng 1 phút mới lấy ra, nhanh tay khuấy bột theo hình đường tròn ở trong khoảng 30 giây nữa để có thể làm bột dai hơn.

Nếu như không có lò vi sóng thì chúng ta có thể cho bột vào trong tô hoặc lấy bọc màng thực phẩm bọc cho thật kín và hấp cách thủy nó cho đến khi mà bột chín và trong lại là được rồi. Rải đều một lớp bột nếp rang chín lên thớt, rồi cho tiếp phần bột lên, xong có thể dùng dao cắt hoặc là nhúng tay ướt để giúp cho bột không dính vào tay, rồi sẽ chia bột thành các phần nhỏ. Nhớ xoa một ít bột nếp rang lên tay cho bớt dính nhé.

Bước vào công đoạn để làm bánh này đó là nặn bánh, chúng ta lấy từng phần vỏ bánh, sau đó đập dẹt ra, rồi cho nhân (trà xanh, kem viên nhỏ, đậu đỏ…) vào trong rồi đóng bánh lại.

Xem thêm: Cajun là gì? Khám phá ẩm thực Cajun – Phép màu gia vị của phương Tây

V. Bảo quản bánh Mochi để luôn được tươi ngon

Khâu bảo quản bánh là vô cùng quan trọng để giúp cho lúc nào chúng ta cũng có thể được thưởng thức những chiếc bánh Mochi tươi ngon, và mềm mịn đúng điệu nhé.

Bảo quản bánh Mochi để luôn được tươi ngon

Bảo quản bánh Mochi để luôn được tươi ngon

Cùng điểm qua những tips sau đây để có thể bảo quản bánh thật đúng cách nha:

  • Bánh phải được bảo quản ở trong tủ lạnh nhiệt độ từ 0-4 °C.

  • Bánh để ở nhiệt độ phòng được trong khoảng 8 tiếng (nếu như có đá gel là 12 tiếng)

  • Bánh bảo quản được ở trong ngăn mát 3 ngày và còn trong ngăn đông sẽ là 10 ngày.

  • Sau khi lấy bánh từ ra khỏi tủ lạnh, nên chờ khoảng 20 phút (nếu vào mùa hè) và khoảng 40 phút (nếu vào mùa đông) để khiến cho vỏ bánh trở nên mềm dẻo.

  • Không bỏ lại bánh vào ngăn đông sau khi mà vỏ bánh đã mềm

Nhớ cách để bảo quản đúng cách để lúc nào cũng sẽ được “măm măm” những chiếc bánh Mochi ngon lành tròn vị nha các bạn!

Xem thêm: Nhụy hoa nghệ tây saffron là gì? Cách sử dụng saffron hiệu quả nhất?

VI. Kết luận 

Qua những thông tin trên về bánh Mochi là gì, nguồn gốc và cấu tạo của bánh Mochi là gì, cách làm bánh Mochi Nhật Bản và hướng dẫn bảo quản bánh Mochi để giữ cho nó luôn được tươi ngon. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job cung cấp về bánh Mochi là gì, cách làm bánh Mochi và những sự thật thú vị về bánh Mochi Nhật Bản sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc.