5 giai đoạn của nỗi buồn là như thế nào? 5 giai đoạn của nỗi buồn" là một lý thuyết được phát triển bởi bác sĩ tâm thần Elisabeth Kübler-Ross, để hiểu rõ hơn về giai đoạn này hãy cùng với 123job tìm hiểu thông qua bài viết phía dưới đây nhé.

1. Khám phá mô hình của Kubler-ross về sự thay đổi

Mô hình đường cong thay đổi của Kubler-Ross ban đầu được phát triển để mô tả quá trình tâm lý của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của mô hình này đã được mở rộng để giải thích các phản ứng cảm xúc của con người trước mọi loại nỗi buồn đau, mất mát và thay đổi đáng kể.

Khám phá mô hình của Kubler-ross về sự thay đổi

2. 5 giai đoạn của nỗi buồn 

Mô hình 5 giai đoạn của nỗi buồn, được phát triển bởi Elizabeth Kübler-Ross, là một khung lý thuyết giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình cảm xúc mà con người trải qua khi đối mặt với mất mát. Dù được áp dụng ban đầu cho bệnh nhân ung thư, mô hình này sau đó được mở rộng để giải thích các phản ứng cảm xúc của con người trước mọi loại mất mát và thay đổi lớn trong cuộc sống.

5 giai đoạn của nỗi buồn bao gồm:

2.1. Giai đoạn 1 trong 5 giai đoạn của nỗi buồn: Chối bỏ (Denial)

Giai đoạn đầu tiên trong 5 giai đoạn của nỗi buồn đó chính là chối bỏ. Khi lần đầu tiếp xúc với một sự kiện mang có tính gây sốc, các giác quan của cơ thể đặc biệt là não bộ, bắt đầu xử lý những thông tin được nhận. Chúng ta thường xuyên có xu hướng từ chối các tin tức và thực tế, cảm thấy như bị tê liệt trước nó vậy. Trong giai đoạn này, chúng ta thường thắc mắc về cách mà cuộc sống sẽ tiếp diễn. Rất nhiều hình dung về tương lai được xây dựng dựa trên những gì vừa trải qua. Đây là một hình thức từ chối thông tin nhận được một cách gián tiếp sau khi sự kiện đã xảy ra, nhằm giảm bớt cảm giác đau thương trong bản thân. 

Tại đây giai đoạn đầu tiên của nỗi buồn, một yếu tố được gọi là nước mắt cảm xúc sẽ xuất hiện. Trong giai đoạn này, nước mắt không chỉ có chức năng sinh học là đẩy lùi vi khuẩn và bảo vệ giác mạc khỏi tổn thương. Nó còn có một lớp lipid bên ngoài, giống như một lớp dầu mỏng, giúp bề mặt màng mắt luôn mịn màng, tạo điều kiện cho con ngươi nhìn rõ và ngăn chặn sự bốc hơi. Hơn nữa, nước mắt cũng chứa nhiều hormone liên quan đến stress, như ACTH, enkephalin, endorphin và các chất giảm đau tự nhiên. Trong bối cảnh này, nước mắt cảm xúc không chỉ làm dịu con ngươi mà còn giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn khi đối diện với thông tin mà bản thân chưa thể chấp nhận.

2.2. Giai đoạn 2 trong 5 giai đoạn của nỗi buồn: Giận dữ (Anger) 

Giai đoạn thứ hai trong 5 giai đoạn của nỗi buồn đó là giận dữ. Khi sự việc xảy ra và gây ra nỗi buồn, con người thường phản ứng theo bản năng bằng cách tập trung vào bản thân, dẫn đến nhiều cảm xúc như giận dữ, ấm ức, cảm giác bất công, tủi thân và những cảm xúc tiêu cực khác. 

Trong giai đoạn thứ hai của nỗi buồn, những câu hỏi liên quan đến bản thân thường xuất hiện như: 
“Tại sao lại như thế?” 
“Tại sao lại là tôi?” 
“Tại sao tôi phải chịu đựng điều này?” 
“Tại sao cuộc sống lại bất công như vậy?” 
“...”

Các câu hỏi này nhằm phủ nhận thực tế xảy ra, như thể đó không phải do bản thân họ gây ra - và họ không phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Nhiều trường hợp, nỗi buồn thậm chí có thể bắt nguồn từ chính họ, nhưng những câu hỏi này thường tập trung vào một thế lực "siêu nhiên" nào đó, mà họ cảm thấy đã khiến họ trải qua những đau đớn không đáng có. 

Cảm giác tức giận lúc này thường khó kiểm soát và dễ dàng được hướng vào những người hay vật xung quanh. Trong giai đoạn này, nhiều người có xu hướng tìm đến các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn để làm xao lạc tâm trí khỏi hoàn cảnh hiện tại. Cũng trong giai đoạn thứ hai của nỗi buồn, một số người có thể lựa chọn cách thể hiện cơn giận thông qua hành động phá hoại, la hét, tức giận hoặc thậm chí tự làm tổn thương chính mình.

2.3. Giai đoạn 3 trong 5 giai đoạn của nỗi buồn: Thương lượng (Bargaining)

Giai đoạn thứ ba trong 5 giai đoạn của nỗi buồn là sự thương lượng với chính bản thân mình. Khi mà bản thân phải đối mặt với sự mất mát, bạn có thể cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giảm bớt hoặc làm dịu nỗi đau. Việc mất đi một người thân yêu có thể khiến chúng ta suy nghĩ về bất kỳ cách nào để thoát khỏi nỗi buồn đau đang phải trải qua. 

Các phản ứng tự nhiên trước cảm giác bất lực và dễ tổn thương thường dẫn đến nhu cầu khôi phục tạo cảm giác kiểm soát. Nếu mình phát hiện bệnh sớm hơn,... Nếu mình tham khảo một bác sĩ khác,...

Trong quá trình thương lượng, chúng ta thường đặt ra những yêu cầu cao mà có thể dẫn đến kết quả trái ngược với thực tế. Nhưng sau đó, chúng ta nhận ra rằng bản thân không thể làm gì để thay đổi hiện tại, dù cảm thấy đau đớn và hối tiếc rất nhiều.

2.4. Giai đoạn 4 trong 5 giai đoạn của nỗi buồn: Trầm cảm (Depression)

Giai đoạn tiếp theo trong 5 giai đoạn của nỗi buồn đó là trầm cảm. Thời điểm này, sự giận dữ, phủ nhận và thỏa hiệp đang dần nguôi ngoai, con người bắt đầu chấp nhận thực tại. Họ cảm nhận rõ ràng nỗi mất mát này, cảm xúc của họ trào dâng và trở nên khó có thể né tránh hơn bao giờ hết.

Những cảm giác thất vọng và chán nản trở thành biểu hiện quen thuộc, như một phần thiết yếu trong quá trình tự chữa lành của mỗi người.

2.5. Giai đoạn 5 trong 5 giai đoạn của nỗi buồn: Chấp nhận (Acceptance)

Giai đoạn cuối cùng trong 5 giai đoạn của nỗi buồn đó là bản thân sẽ chấp nhận nó. Khi không còn khả năng phủ nhận sự thật, con người buộc phải chấp nhận nỗi buồn mà họ đang phải đối mặt. Họ trải qua những cảm giác buồn bã và hối tiếc, nhưng những cảm xúc ở giai đoạn trước đó đã không còn. 

Họ sẽ tiếp tục cuộc sống của mình và bắt đầu nhìn nhận những điều cần thay đổi để cải thiện chất lượng cuộc sống. 

5 giai đoạn của nỗi buồn đau không nhất thiết phải diễn ra theo một trình tự rõ ràng hay trong khoảng thời gian cụ thể. Đôi khi, chúng có thể trùng lặp với nhau trước khi tâm lý và cảm xúc được xử lý đến một mức độ nhất định. 

Mỗi cá nhân có khả năng và cách thức riêng để đối mặt với và chịu đựng nỗi đau. Sự mất mát và tổn thương là những vấn đề khó tránh khỏi trong cuộc sống, do đó, chúng ta cần dành một khoảng thời gian hợp lý và từ bỏ những kỳ vọng về cách mình nên đối diện với nỗi đau.

5 giai đoạn của nỗi buồn

3. Cách xoa dịu nỗi buồn, nỗi đau mất mát 

Nỗi buồn mất mát là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Khi đối mặt với nỗi đau này, mỗi người sẽ có những cách ứng phó khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp bạn xoa dịu nỗi đau và dần vượt qua giai đoạn khó khăn này:

Cho phép bản thân cảm nhận

  • Đừng kìm nén cảm xúc: Khi nỗi buồn đến với bạn thì hãy cho phép bản thân được khóc, tức giận, hoặc bất cứ cảm xúc nào đang trỗi dậy. Việc kìm nén cảm xúc chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
  • Chia sẻ với người khác:  Khi nỗi buồn đến với bạn thì hãy thử nói chuyện với những người bạn tin tưởng, như người thân, bạn bè, hoặc một chuyên gia tâm lý, có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ lòng hơn.

Chăm sóc bản thân

  • Ăn uống lành mạnh: Khi nỗi buồn đau đến với bạn đừng quên rằng dinh dưỡng tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tinh thần thư thái hơn.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphin, hormone mang lại cảm giác hạnh phúc.
  • Thư giãn: Thử các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc nghe nhạc để giảm căng thẳng.

Tôn vinh ký ức

  • Tạo một không gian tưởng nhớ: Tạo một góc nhỏ trong nhà để đặt những vật kỷ niệm về người đã mất.
  • Viết nhật ký: Viết về những kỷ niệm đẹp với người đã mất có thể giúp bạn cảm thấy gần gũi hơn với họ.
  • Tham gia các hoạt động tưởng niệm: Tham gia các hoạt động tưởng niệm có thể giúp bạn kết nối với cộng đồng và tìm thấy ý nghĩa trong việc mất mát.

Tìm kiếm những mục tiêu cuộc sống  ý nghĩa

  • Tìm thấy mục đích mới: Tìm kiếm những hoạt động mới, những mục tiêu mới có thể giúp bạn tập trung vào tương lai và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.
  • Cống hiến: Tham gia vào các hoạt động tình nguyện có thể giúp bạn cảm thấy mình có ích và kết nối với cộng đồng.

Quá trình chữa lành bản thân là một hành trình cá nhân và không có một khuôn mẫu chung. Mỗi người sẽ có cách vượt qua nỗi buồn khác nhau. Hãy kiên nhẫn với bản thân và cho phép mình được cảm nhận mọi cung bậc cảm xúc bạn nhé