Bệnh trầm cảm theo mùa là bệnh hết sức đặc biệt, nguyên nhân gây ra bệnh đến từ sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa trong năm. Vậy trầm cảm theo mùa là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé
Đã bao giờ bạn cảm thấy uể oải hơn khi mùa đông tới, hoặc vào mùa mưa thì cảm thấy buồn bã, ngái ngủ hơn các mùa khác trong năm? Đừng vô tư nghĩ rằng đấy đều là những triệu chứng của “bệnh lười”, vì rất có thể chúng là “trầm cảm theo mùa”, tiếng Anh gọi là Seasonal Affective Disorder (SAD). Dù SAD vẫn còn là căn bệnh lạ lẫm với nhiều người ở Việt Nam, nhưng nó đã được các nhà nghiên cứu quốc tế về dịch tễ học coi là một bệnh rối loạn cảm xúc thường gặp.
I. Trầm cảm theo mùa là gì?
SAD là một căn bệnh có những rối loạn cảm xúc xảy ra theo chu kỳ. Bình thường người mắc vẫn có sức khỏe tâm lý ổn định, nhưng vào một khoảng thời gian nhất định hàng năm, họ sẽ bộc lộ triệu chứng trầm cảm. Khoảng thời gian phát bệnh phổ biến và nhanh chóng nhất là vào mùa đông hoặc mùa mưa.
Google trend cho thấy từ khóa “trầm cảm theo mùa” hoặc Seasonal Affective Disorder thường được tìm kiếm nhiều nhất vào các tháng mùa đông 10, 11, 12.
Tùy vào chu kỳ phát bệnh, SAD có thể được gọi là Winter SAD (trầm cảm mùa đông), Winter (nỗi buồn mùa đông), Monsoon Depression (trầm cảm mùa mưa). Theo Psychology Today, trầm cảm theo mùa này xảy ra do sự thiếu hụt ánh nắng vào mùa đông hoặc mùa mưa, từ đó sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lý của con người ví dụ như: thay đổi đột ngột đồng hồ sinh học của cơ thể, giảm dần nồng độ serotonin - chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới cảm xúc của cơ thể, làm mất cân bằng nồng độ melatonin - hormone điều khiển chu kỳ của giấc ngủ.
Như thế nào là trầm cảm theo mùa?
Bên cạnh đó, các giả thuyết khác cho thấy rằng có quá nhiều ánh nắng vào mùa hè cũng gây ra hiện tượng “trầm cảm theo mùa ngược: hay Summer SAD (trầm cảm mùa hè) do nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự sản sinh melatonin. Đừng chủ quan khi bạn cho rằng nó đơn giản chỉ là một tình trạng cảm xúc tồi tệ do thời tiết. Bởi lẽ đây là một căn bệnh và nó có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn mà bạn không ngờ tới. Do đó, các biện pháp để có thể giữ tâm trạng và tinh thần ổn định trong suốt cả năm thật sự quan trọng và cần thiết. Điều trị trầm cảm theo mùa có thể bao gồm nhiều biện pháp như liệu pháp quang học, thuốc men và vật lý trị liệu.
Xem thêm: Gaslighting là gì? Cách để đối phó khi bị thao túng tâm lý
II. Triệu chứng và ảnh hưởng của trầm cảm theo mùa
Theo Psychology Today, những dầu hiệu trầm cảm mùa đông (Winter SAD) thường gặp bao gồm:
- Cảm giác vô vọng và buồn bã.
- Suy nghĩ về tự sát
- Có hiện tượng Hypersomnia (Hội chứng Kleine - Levin hay còn gọi là Hội chứng Người đẹp ngủ) khiến cho bệnh nhân ngủ li bì cả ngày lẫn đêm và tính tình thay đổi thường xuyên, hoặc có xu hướng ngủ thừa giấc.
- Thay đổi khẩu vị, đặc biệt là dấu hiệu thèm các món ăn có đường hoặc chứa nhiều tinh bột.
- Tăng cân.
- Cảm thấy tay chân nặng nề và giảm lượng hoạt động
- Giảm các hoạt động thể chất
- Khó tập trung, thấy bực bội
- Thu mình trong những tình huống xã hội, cộng đồng
Còn có triệu chứng trầm cảm mùa hè (Summer SAD) có thể bao gồm:
- Mất khẩu vị
- Sụt cân
- Mất ngủ
- Căng thẳng và sợ hãi
Các triệu chứng của SAD thường xuất hiện với chu kỳ nhất định , đa số là ở mức nhẹ tới vừa phải. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các dấu hiệu trầm cảm có thể nặng tới mức sẽ làm tê liệt nhịp sống bình thường của người mắc SAD.
Bên cạnh đó, có một nghiên cứu chỉ ra rằng vào các tháng mùa hè khi các rối loạn không xảy ra, một số bệnh nhân Winter SAD vẫn cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình vào mùa đông sắp tới. Như vậy, dù mắc SAD ở mức nào, căn bệnh này vẫn có thể gây ra dấu hiệu trầm cảm và có nhiều tác động tiêu cực, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Xem thêm: 19 video truyền cảm hứng giúp bạn “vực dậy” tinh thần nhanh nhất
III. Làm sao để phân biệt với trầm cảm theo mùa với mệt mỏi thông thường?
Rất dễ nhầm các triệu chứng của SAD với cảm giác chán chường thông thường, ví dụ: chân tay nặng nề, cạn kiệt năng lượng, khó tập trung, thèm ngủ. Vì thế, bạn cần quan sát thật kỹ những thay đổi bất thường trong cảm xúc và thói quen của mình để có thể sớm tìm ra giải pháp thích hợp để điều trị trầm cảm. Nếu nhận thấy các biến đổi bất thường về chu kỳ giấc ngủ, cân nặng và cách tương tác với các tình huống xã hội, bạn nên cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân và chuyên gia điều trị trầm cảm
IV. Nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm theo mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa được nhiều chuyên gia lý giải là do sự mất cân bằng sinh hóa trong bộ não của con người, điều đó sẽ được thúc đẩy bởi sự rút ngắn lại của thời gian nắng vào ban ngày và sự thiếu hụt nguồn ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Điều này sẽ tương tự như việc ánh nắng mặt trời làm ảnh hưởng đến các hoạt động theo mùa ở các loài động vật.
Có thể thấy, rối loạn cảm xúc SAD là do tác động của sự thay đổi ánh sáng theo mùa đến cơ thể con người. Khi thay đổi mùa trong năm, con người cũng sẽ trải sự chuyển đổi về đồng hồ sinh học nội tại hay nhịp sinh học, thay đổi thời gian biểu hàng ngày.
Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng ánh sáng chói sẽ tạo ra một sự khác biệt trong các chất hóa học của não, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết. Một vài bằng chứng đã cho rằng nếu con người sống càng xa xích đạo thì càng có khả năng cao phát triển chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Rối loạn cảm xúc theo mùa hiện nay có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào trong cuộc đời bạn, tuy nhiên phổ biến nhất độ tuổi là từ 18 - 30 tuổi.
Melatonin là nội tiết tố có liên quan đến giấc ngủ và có mối liên kết chặt chẽ với bệnh trầm cảm, nội tiết tố này được sản xuất khi cấp độ bóng tối tăng lên. Vào những tháng mùa đông, khi thời gian ban ngày trở nên ngày ngắn hơn và trời có xu hướng tối hơn, melatonin sẽ được sản xuất nhiều hơn. Vì vậy, đây là nội tiết tố gắn với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.
Bên cạnh đó, việc giảm serotonin - một hóa chất có trong não giúp dẫn truyền xung thần kinh có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng con người. Serotonin cũng có thể là một trong nhiều nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong dấu hiệu trầm cảm theo mùa. Khi ánh sáng mặt trời giảm có thể gây ra sự sụt giảm serotonin, từ đó dẫn đến những dấu hiệu trầm cảm.
Xem thêm: Hiệu ứng Dunning Kruger là gì? Liệu bạn có mắc hiệu ứng này?
V. Những ai thường mắc bệnh trầm cảm theo mùa
Những thường sẽ mặc bệnh trầm cảm theo mùa
Bất cứ ai trên trái đất cũng có thể mắc trầm cảm theo mùa. Trong đó thì tỷ lệ nữ giới có dấu hiệu trầm cảm mắc bệnh cao hơn ở nam giới. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm:
- Người nằm trong độ tuổi từ 15 - 55 tuổi
- Người có người thân từng mắc bệnh trầm cảm theo mùa
- Những người sống ở khu vực có thời gian ánh sáng chiếu trong ngày quá ít và có sự thay đổi mức độ ánh sáng rõ rệt, đột ngột giữa các mùa trong năm.
Xem thêm: Bệnh OCD là gì? Những lầm tưởng thường gặp về người bệnh OCD
VI. Những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm theo mùa?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây trầm cảm theo mùa, chẳng hạn như:
- Giới tính. Trầm cảm theo mùa thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhưng nam giới có thể có các triệu chứng nặng hơn;
- Độ tuổi. Những người trẻ tuổi sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa đông cao hơn và trầm cảm theo mùa đông thường ít xảy ra ở người lớn tuổi;
- Tiền sử gia đình. Người có quan hệ huyết thống đối với bệnh nhân đã mắc bệnh trầm cảm theo mùa hoặc các bệnh trầm cảm khác có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm theo mùa cao hơn người bình thường;
Ngoài ra, có trầm cảm lâm sàng hoặc rối loạn lưỡng cực. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể trầm trọng hơn theo mùa nếu bạn có một trong những yếu tố này.
Xem thêm: Áp lực cuộc sống đó là gì? Cách để có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống
VII. Các phương pháp phòng và chữa trị
Vì nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ sự thiếu hụt ánh sáng mặt trời nên liệu pháp ánh sáng sẽ là một lựa chọn điều trị phổ biến hiện nay. Vào thời điểm phát bệnh, hàng ngày người bệnh phải ngồi trước một thiết bị chiếu sáng nhân tạo tương tự như ánh sáng mặt trời trong vòng 30 - 60 phút. Việc sử dụng liệu pháp này cần phải có sự theo dõi và chỉ dẫn của bác sĩ để xác định được thời gian, thời kỳ điều trị chính xác và có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi,...
Một phương pháp điều trị cũng hay được sử dụng là bổ sung vitamin D bởi có giả thuyết cho rằng nguyên nhân chính của trầm cảm theo mùa là do thiếu vitamin D. Ngoài ra, việc tự chăm sóc bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị SAD, ví dụ như lên kế hoạch những hoạt động, thói quen thú vị, bổ ích vào chu kỳ xảy ra rối loạn, hoặc có thể thúc đẩy bản thân nhìn chu kỳ này theo mọi hướng tích cực hơn.
Phương pháp self - care được khuyến khích cho những người bệnh SAD là Hygge - một lối sống có nguồn gốc từ Đan Mạch, chủ yếu hướng về cảm giác thoải mái, vui vẻ và ấm cúng. Bạn có thể thắp một cây nến thơm, nhâm nhi cùng với một món đồ uống nóng, tập yoga, hay cuộn tròn trong chăn ấm cũng chính là những bước đơn giản hàng ngày của phong cách sống Hygge này, Ngoài ra, thiền cũng là thói quen rất tốt để người bệnh tự chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, giúp vượt qua không chỉ trầm cảm theo mùa mà còn nhiều cảm xúc tiêu cực khác.
Xem thêm: 10 lợi ích tuyệt vời từ việc áp dụng những cách sống tối giản trong cuộc sống
VIII. Kết luận
Rối loạn trầm cảm theo mùa là căn bệnh trầm cảm và có thể điều trị trầm cảm và kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm. Do đó, nếu bạn có một trong các triệu chứng kể trên, hãy tới khám bác sĩ sớm nhất để được tư vấn và điều trị trầm cảm kịp thời. Trên đây 123job.vn đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh trầm cảm theo mùa, hãy quan tâm tới sức khỏe của bạn thân và hiểu về bản thân để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.