Kế toán có một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp thông qua việc thu thập, xử lý, kiểm tra, cũng như là phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính. Do đó, sẽ cần nguyên tắc kế toán để phục vụ cho công việc kế toán cho các doanh nghiệp.

Có lẽ các bạn đã từng nghe thấy các nguyên tắc ngành kế toán như là: nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc nhất quán.... Thực chất, có 7 nguyên tắc kế toán quan trọng nhất trong luật kế toán mà bạn cần phải biết. Vậy nên ở bài viết dưới đây 123job sẽ bật bí với bạn đọc các nguyên tắc ngành kế toán và đặc biệt là 7 nguyên tắc kế toán quan trọng nhất nhé.

I. Nguyên tắc kế toán là gì?

Nguyên tắc kế toán là gì

Nguyên tắc kế toán là gì

Nguyên tắc kế toán thì nó được hiểu là những tuyên bố chung, và các nguyên tắc ngành kế toán có vai trò như là những chuẩn mực, mực thước đo, sự chỉ dẫn hay hướng dẫn mà các nhân viên Kế toán của từng phần hành cần phải áp dụng để có thể phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính mà có liên quan đến công việc nhằm tạo ra được tính thống nhất cao ở trong hệ thống.

II. Những nguyên tắc ở trong ngành kế toán

1. Nguyên tắc giá gốc (History cost)

Nguyên tắc đầu tiên trong 7 nguyên tắc kế toán là  nguyên tắc giá gốc. Tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc hay là tài sản phải được kế toán theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được hình thành, nó được tính theo số tiền hoặc là khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc là sẽ tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm mà tài sản được ghi nhận.

Các nguyên tắc ngành kế toán đầu tiên là nguyên tắc giá gốc. Giá trị của các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, hay chi phí,… được phản ánh theo giá ở thời điểm mà mua tài sản đó, nó không phải giá trị tại thời điểm xác định  mà giá tài sản sẽ được tính theo giá thị trường. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình đã mua ngoài sẽ được doanh nghiệp xác định dựa vào nguồn hình thành tài sản đó:

Nguyên giá của TSCĐ = Giá mua tính dựa trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, hoặc chạy thử – Chiết khấu, giảm giá (nếu có).

Giá gốc của tài sản sẽ không được thay đổi trừ khi mà có quy định khác ở trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

2. Nguyên tắc phù hợp (Matching)

Nguyên tắc phù hợp (Matching)

Nguyên tắc phù hợp (Matching)

Nguyên tắc tiếp theo trong 7 nguyên tắc kế toán là nguyên tắc phù hợp. Nguyên tắc này sẽ yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí thì phải được phù hợp với nhau. Khi mà ghi nhận một khoản doanh thu thì cần phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng mà có liên quan đến việc tạo ra được doanh thu đó. Chi phí cần phải tương ứng với doanh thu, nó sẽ gồm chi phí trong kỳ tạo ra doanh thu và dựa theo chi phí của các kỳ trước hoặc là chi phí phải trả nhưng cũng phải liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

– Chi phí sẽ tương ứng với khoản doanh thu bao gồm:

+ Chi phí trong kỳ tạo ra doanh thu, đó là các khoản chi phí đã phát sinh thực tế ở trong kỳ và cũng phải liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kỳ đó.

+ Các chi phí của kỳ trước hoặc là chi phí phải trả nhưng cũng phải liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Như vậy, chi phí sẽ được ghi nhận ở trong kỳ là toàn bộ của các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra được doanh thu và cả thu nhập của kỳ đó mà không phụ thuộc khoản chi phí đó là được chi ra vào trong kì nào.

Quy định hạch toán phù hợp giữa cả doanh thu và chi phí nhằm có thể xác định và đánh giá được đúng kết quả kinh doanh của từng thời kỳ kế toán để giúp cho các nhà quản trị có được những quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.

Xem thêm: Kế toán tổng hợp là gì ? Hé lộ mô tả công việc bạn chưa biết

3. Nguyên tắc nhất quán (Consistency)

Các nguyên tắc ngành kế toán trong đó có nguyên tắc nhất quán. Các chính sách và cả các phương pháp kế toán của doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất ở trong một kỳ kế toán năm nhé. Trường hợp mà có sự thay đổi chính sách và cũng như phương pháp kế toán đã chọn, thì doanh nghiệp phải giải trình lý do và cả ảnh hưởng của sự thay đổi đó ở trong phần thuyết minh báo cáo tài chính của mình.

– Theo như nguyên tắc nhất quán, các chính sách, cũng như phương pháp kế toán của doanh nghiệp đã chọn thì phải được áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác nhé. Chỉ nên thay đổi được chính sách và phương pháp kế toán khi mà có lý do đặc biệt và ít nhất phải khi sang kỳ kế toán sau.

Trường hợp mà có sự thay đổi về chính sách và phương pháp kế toán đã chọn trước đó, thì cần phải giải trình lý do (phải Thông báo với cơ quan thuế) và công bố đầy đủ được ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị ở trong các báo cáo tài chính.

– Nguyên tắc nhất quán đảm bảo cho thông tin được mang tính ổn định và cũng có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và cả giữa kế hoạch với nhau, dự toán với thực hiện. Trường hợp mà thay đổi về chính sách và phương pháp kế toán thường sẽ do doanh nghiệp chuyển đổi được hình thức sở hữu, hay thay đổi kế toán…

4. Nguyên tắc thận trọng (Prudence)

Nguyên tắc tiếp theo trong 7 nguyên tắc kế toán là nguyên tắc thận trọng. Nguyên tắc thận trọng phải đề cập đến vấn đề các việc cần phải xem xét, cân nhắc, cũng như có những phán đoán cần thiết để có thể lập các ước tính kế toán ở trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng yêu cầu trong việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi mà có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu thì phải được ghi nhận từ khi mà có chứng cứ về khả năng đó có thể xảy ra.

– Đặc điểm theo nguyên tắc thận trọng thì kế toán cần phải:

+ Phải lập được các khoản dự phòng đúng với nguyên tắc quy định: lập dự phòng mà không phản ánh cao hơn giá trị của tài sản thực tế có thể thực hiện.

Nguyên tắc thận trọng (Prudence)

Nguyên tắc thận trọng (Prudence)

Bởi vì thực tế các khoản tổn thất đã phát sinh (hoặc nhiều khả năng là đã phát sinh) nên cần phải lập một khoản dự phòng (được trích vào chi phí) để có thể đảm bảo tính phù hợp được giữa doanh thu và chi phí thực tế. Đảm bảo được tính đúng kỳ của chi phí nữa. Lập khoản dự phòng còn đảm bảo được doanh nghiệp sẽ không có sự biến động lớn về vốn kinh doanh (có đủ nguồn để bù đắp) khi mà xảy ra tổn thất.

+ Không được đánh giá cao so hơn giá trị của các tài sản và cả các khoản thu nhập.

+ Không được đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và cả các khoản chi phí.

+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi mà đã có các bằng chứng chắc chắn.

+ Chi phí sẽ phải được ghi nhận khi mà có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí đó. Việc tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho doanh nghiệp được bảo toàn nguồn vốn, đồng thời hạn chế rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục.

5. Nguyên tắc trọng yếu (Materiality)

Nguyên tắc tiếp theo trong 7 nguyên tắc kế toán là nguyên tắc trọng yếu. Nội dung của Nguyên tắc trọng yếu chỉ rõ việc kế toán phải thu thập, xử lý và đồng thời cung cấp đầy đủ những thông tin mà có tính chất trọng yếu, còn với những thông tin mà không mang tính chất trọng yếu, hoặc ít có tác dụng hay là có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì hoàn toàn có thể bỏ qua. Thông tin mà được coi là trọng yếu ở trong trường hợp nếu như thiếu thông tin hoặc là thông tin bị thiếu độ chính xác có thể làm sai lệch đáng kể trong Báo cáo tài chính và nó sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin đó nhé.

Tính trọng yếu của thông tin sẽ được xem xét trên cả 2 phương diện về định lượng và định tính, nó còn phụ thuộc vào độ lớn và cũng như tính chất thông tin hoặc là các sai sót trong kế toán được đánh giá ở trong hoàn cảnh cụ thể

Nguyên tắc này là một trong các nguyên tắc ngành kế toán vận dụng vào trong việc trình bày ở trên báo cáo tài chính. Những khoản mục mà có cùng nội dung, cùng bản chất kinh tế, và không phụ thuộc vào quy mô thì hoàn toàn có thể gộp lại thành một khoản mục. Song bên cạnh đó, có những khoản mục mà có quy mô nhỏ nhưng nó lại có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, đồng thời mang tính trọng yếu và được trình bày riêng biệt ở trên báo cáo tài chính.

6. Nguyên tắc cơ sở dồn tích (Accruals)

Nguyên tắc tiếp theo trong 7 nguyên tắc kế toán quan trọng là nguyên tắc cơ sở dồn tích. Mọi nghiệp vụ về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp mà liên quan đến tài sản, hay nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, hoặc doanh thu, chi phí thì cần phải được ghi vào trong sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, nó sẽ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc là thực tế chi tiền (hoặc tài sản tương đương tiền). Báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai

7. Nguyên tắc kế toán: Hoạt động liên tục (Going concern)

Nguyên tắc kế toán: Hoạt động liên tục (Going concern)

Nguyên tắc kế toán: Hoạt động liên tục (Going concern)

Một trong các nguyên tắc ngành kế toán tiếp theo là hoạt động liên tục. Báo cáo tài chính phải được lập dựa trên cơ sở là giả định doanh nghiệp đang hoạt động một cách liên tục và họ sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường ở trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp sẽ không có ý định, cũng như họ không buộc phải ngừng hoạt động hoặc là phải thu hẹp đáng kể về quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế sẽ lại khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính cũng phải được lập dựa trên một cơ sở khác và họ cũng phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập trên báo cáo tài chính.

Nguyên tắc này còn làm sẽ cơ sở cho các phương pháp cho việc tính hao mòn để có thể phân chia giá trị tài sản cố định vào các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của nó nhé. Trường hợp, khi mà doanh nghiệp chuẩn bị bán, sáp nhập, hay giải thể…thì nguyên tắc hoạt động liên tục này sẽ không còn được vận dụng vào việc lập báo cáo tài chính nữa.

Trường hợp mà doanh nghiệp không còn hoạt động một cách liên tục thì những vấn đề khác cũng sẽ phát sinh như là dữ liệu về thông tin kế toán, giá cả, hoặc chi phí hao mòn,…

Nguyên tắc này thì nó còn có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc giá gốc. Đặc điểm về giả thiết doanh nghiệp hoạt động một cách liên tục mà liên quan đến việc phản ánh tài sản, thu nhập, hay chi phí của doanh nghiệp đúng theo giá gốc mà không phản ánh theo giá thị trường. Mặc dù, giá thị trường của của những tài sản mà doanh nghiệp đã mua về hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian.

Giả thiết này sẽ được đặt ra với lập luận là doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản sẽ được sử dụng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh và nó cũng không được bán, nên giá thị trường của tài sản sẽ là không phù hợp và đồng thời không cần thiết để phản ánh được. Nếu như phản ánh tài sản theo mức giá thực tế, báo cáo tài chính của các đơn vị sẽ chỉ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trong thời điểm hiện tại mà thôi.

Xem thêm: Kế toán nội bộ và những bí mật được hé lộ!

III. Kết luận

Qua những thông tin trên đã giúp cho các bạn đọc hiểu được nguyên tắc kế toán là gì, các nguyên tắc ngành kế toán và hiểu được 7 nguyên tắc kế toán quan trọng như nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc nhất quán… Rất hy vọng những thông tin trên do 123job cung cấp về các nguyên tắc ngành kế toán sẽ thật hữu ích, nhất là những bạn đang theo học ngành này!