E-commerce thực chất là một loại hình thương mại mang rất phổ biến và đang bùng nổ trên thế giới. Hiện nay, E-commerce đang là xu thế thiết yếu, hãy cùng 123job tìm hiểu về nó qua bài viết dưới đây.
Là một người nghiên cứu hay quan tâm về kinh tế, chắc hẳn bạn đã rất nhiều lần nghe thấy thuật ngữ E-commerce, E-commerce Vietnam bùng nổ, ngành E-comm … Vậy, thực chất, E-commerce là gì và sức ảnh hưởng của E-commerce trên thị trường Việt Nam hiện nay là như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc của bạn.
I. E-commerce là gì?
E-commerce (hay còn gọi là e-comm hay EC) là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động tiến hành các giao dịch, mua bán sản phẩm và dịch vụ trên Internet, hoặc các mạng truyền thông khác. Nói cách khác, E-commerce là Thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại điện tử có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp, khách hàng (các nhân, hộ gia đình…), các tổ chức tư nhân.
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa chi tiết về thuật ngữ E-commerce, bạn nên tham khảo định nghĩa E-commerce của các tổ chức uy tín trên thế giới như WTO, APEC, Ủy ban Châu Âu ...
E-commerce là gì?
Một giao dịch E-commerce có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các ý sau:
- E-tailing (Electronic Retailing – bán lẻ điện tử), cửa hàng điện tử trên các web (E-commerce website) với các danh mục trực tuyến, đôi khi được tập trung lại thành các “trung tâm mua sắm ảo”.
- Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web.
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp.
- Sử dụng email, fax như các phương tiện để tiếp cận, xác lập và duy trì mối quan hệ với khác hàng.
- Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp, Doanh nghiệp với người tiêu dùng.
- Thực hiện và bảo mật các giao dịch kinh doanh.
Ngoài ra cần phân biệt giữa hai khái niệm Thương mại điện tử (E-commerce) và Kinh doanh điện tử (E-business) vì hai thuật ngữ này thường bị dùng lẫn lộn, thay thế cho nhau, trong khi về bản chất, chúng có sự khác nhau nhất định.
E-commerce bao gồm quá trình các trao đổi, mua bán giữa các khách hàng, doanh nghiệp và người bán hàng, ví dụ giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất, giữa người mua hàng và đại diện bán hàng.
E-business bao gồm toàn bộ các hoạt động đó, ngoài ra nó còn bao gồm các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp: đào tạo, nghiên cứu phát triển, quản trị sản phẩm, thương hiệu, nhân lực, quản lí cơ sở hạ tầng,… nói chung, nó bao gồm tất cả các hoạt động mà một tổ chức kinh doanh có thể thực hiện thông qua mạng máy tính hoặc các công nghệ xử lí thông tin số hóa khác.
II. Vai trò của E-commerce trong hoạt động kinh doanh
Sau khi hiểu rõ được khái niệm E-commerce là gì, ta đều có thể thấy được đây là một loại hình kinh doanh đang rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như sự phát triển của các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Thậm chí, hình thức thương mại này làm thay đổi mô hình kinh doanh trên toàn cầu.
Trong thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online rất lớn, vì vậy mà Thương mại điện tử ở Việt Nam (E-commerce Vietnam) cũng như trên thế giới được đánh giá là đang trong giai đoạn bùng nổ.
Mua hàng online thậm chí trở thành xu thế tại nhiều quốc gia. Người tiêu dùng ưa chuộng sự tiện dụng và các dịch vụ mà các web trực tuyến (E-commerce website) mang đến. Trên thế giới, các tập đoàn bán lẻ hàng đầu có thể kể đến như Ebay, Amazon, Alibaba… với doanh thu hàng tỉ đô.
E-commerce Vietnam
Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhu cầu mua sắm online để hạn chế đi lại càng là thiết yếu. Các nhà kinh tế, nhà kinh doanh, các Ngân hàng hay doanh nghiệp cần sáng suốt chú trọng đến E-commerce, đặc biệt là E-commerce Vietnam nhiều hơn, xây dựng các E-commerce website, E-commerce app hay liên kết với các nền tảng trực tuyến thành công hiện nay, để không bỏ lỡ thời điểm lên ngôi của Thương mại điện tử.
III. Các yếu tố cấu thành E-commerce là gì?
Tìm hiểu xong khái niệm, để hiểu rõ hơn E-commerce là gì, cần nắm được 2 yếu tố chính cấu thành nên E-commerce sau đây:
1. Khảo hàng trực tuyến
Khảo hàng trực tuyến (online shopping) là một dạng của E-commerce bao gồm toàn bộ các hoạt động tìm kiếm, xem xét sản phẩm và chọn hàng của khách hàng cũng như hoạt động cung cấp thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán thông qua Internet bằng các E-commerce website, app, mang lại giải pháp mua hàng hợp lý.
Khảo hàng trực tuyến là gì?
Người tiêu truy cập trực tiếp vào trang web của các nhà bán lẻ, hoặc các nhà cung cấp thay thế hoặc bằng các công cụ tìm kiếm mua sắm (các ứng dụng mua hàng online) để xem danh mục sản phẩm hoặc tìm kiếm mặt hàng mà người tiêu dùng quan tâm. Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị cùng một sản phẩm hoặc cùng một mức giá cả trên tất cả các cửa hàng và tất cả các sản phẩm riêng biệt trên nền tảng công nghệ đó.
Khảo hàng trực tuyến cũng có thể diễn ra giữa các cửa hàng trực tuyến với nhau (business to business) hay giữa cửa hàng trực tuyến với khách hàng (business to customer). Những năm gần đây, dặc biệt là năm 2020, khách hàng càng ngày càng có nhiều lựa chọn về các thiết bị công nghệ để mua sắm trực tuyến như các loại máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh, TV thông minh...
Người mua sắm thường sử dụng chức năng “tìm kiếm” mà được các cửa hàng ảo cung cấp để lọc ra các sản phẩm, dịch vụ theo các loại, các mẫu, thương hiệu… để việc khảo hàng online diễn ra thuận lợi, nhanh chóng
2. Mua hàng trực tuyến
Mua hàng trực tuyến (Online purchase) là một hình thức của E-commerce cho phép người tiêu dùng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web hoặc các nền tảng công nghệ khác.
Nó bao gồm các hành động liên hệ, trao đổi, yêu cầu mua hàng, giao hàng của khách hàng và hoạt động trao đổi, kiểm hàng và giao hàng của bên đại diện bán hàng thông qua các tiện ích hoặc quy định mà các E-commerce website, app… cung cấp.
Người tiêu dùng trước tiên sẽ khảo hàng trực tuyến sau đó nếu tìm thấy sản phẩm ưng ý sẽ quyết định mua hàng trực tuyến hay không. Thông qua các tiện ích trên các website, các ứng dụng... người tiêu dùng sẽ liên hệ với đại diện bán hàng để thỏa thuận về giá, cách thức thanh toán, giao hàng… Đến đây, người mua hàng có thể chọn thanh toán trực tiếp hoặc tiếp tục thanh toán trên các nền tảng trực tuyến. Sau đó bên bán hàng sẽ giao hàng tận nơi cho khách hàng.
Khách hàng mua hàng trực tuyến phải có khả năng truy cập Internet và có phương thức thanh toán hợp lệ để hoàn tất giao dịch. Chẳng hạn như thanh toán tiền mặt, qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc các dịch vụ thanh toán, ví điện tử như PayPal, MOMO, Viettel Pay…
Mua hàng trực tuyến là một hình thức của E-commerce
Các sản phẩm vật lý như sách bìa cứng, quần áo, mỹ phẩm, đồ ăn… sẽ được vận chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu thông qua các đơn vị phụ trách giao hàng.
Các sản phẩm kỹ thuật số như các file âm thanh, file tài liệu mềm, các phần mềm, trình duyệt quản lý điện tử, các tài khoản, thông tin bản mềm… thường được gửi bằng tệp hoặc bằng tin nhắn đến khách hàng qua mạng Internet, mạng viễn thông.
IV. Các mô hình E-commerce phổ biến nhất hiện nay
1. Mô hình B2B
Mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to business), hay còn gọi là mô hình B2B, mô tả các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, chẳng hạn như giữa người bán buôn với nhà sản xuất, hoặc giữa một người bán sỉ với người bán lẻ. Đây là mô hình E-commerce lớn nhất theo doanh thu vì có thể tạo ra hàng nghìn tỷ.
Mô hình Business to Business
Một sản phẩm được một doanh nghiệp sản xuất ra và cung cấp cho nhà phân phối, sau đó nhà phân phối lại bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ. Trao đổi giữa các doanh nghiệp được xảy ra nhiều lần trong một chuỗi cung ứng, thường là trao đổi, mua bán các nguyên vật liệu, máy móc các phụ tùng, chi tiết sản phẩm.
Ví dụ như một bên chuyên sản xuất lốp xe, bán cho một bên chuyên sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc một bên chuyên về công nghệ dệt vải sẽ bán vải may mặc cho một công ty may quần áo...
Việc sử dụng các công nghệ internet trong giao tiếp thương mại của các doanh nghiệp tạo ra các kết nối kinh doanh mới, liên kết nhiều doanh nghiệp hơn với nhau không chỉ qua mua bán hàng hóa, dịch vụ mà còn trong mảng truyền thông và phối hợp làm việc.
2. Mô hình B2C
Mô hình Doanh nghiệp với Khách hàng hay còn gọi là B2C (Business-to-Consumer) là một hình thức E-commerce bao gồm giao dịch giữa công ty, doanh nghiệp với người tiêu dùng (khách hàng). B2C là loại hình E-commerce ra đời đầu tiên và cũng là loại hình phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể là một siêu thị lớn, cửa hàng trực tuyến hoặc thậm chí là một chi nhánh nhỏ của một công ty cung cấp dịch vụ nào đó (tư vấn luật, dọn dẹp, tư vấn tour du lịch).
Mô hình Business to Costumer
Ban đầu, loại mô hình này bao gồm cả những hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa trực tiếp của khách hàng như việc đến các siêu thị, nhà hàng. Hiện nay, các dịch vụ bán lẻ qua Internet của các công ty, doanh nghiệp thường được thực hiện thông qua các dịch vụ tiếp thị.
3. Mô hình C2C
Mô hình Khách hàng với Khách hàng hay mô hình C2C (Consumer-to-Consumer) là hình thức E-commerce giữa những người tiêu dùng với nhau. Mô hình kinh doanh này bao gồm các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các bên hoặc có thể thông qua bên thứ ba.
Mô hình C2C
Ban đầu, mô hình C2C có ý nghĩa là mua bán hàng trực tiếp giữa các cá thể tiêu dùng. Ngày nay, nó có nghĩa là bán hàng trực tuyến giữa các cá nhân nhiều hơn.
4. Mô hình C2B
Mô hình Khách hàng với doanh nghiệp hay C2B (Consumer-To-Business) là một mô hình E-commerce hơi bất thường, ở đó, người tiêu dùng (cá nhân) tạo ra giá trị và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Ví dụ: người tiêu dùng nghĩ ra ý tưởng nào đó hợp lí và có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp thì chính là tạo ra giá trị doanh nghiệp.
Mô hình C2B
C2B là mô hình ngược lại với B2C, bao gồm đấu giá ngược hoặc thu thập nhu cầu, cho phép người mua tự đặt tên và định giá riêng cho hàng hóa hoặc dịch vụ của họ. Do đó, công ty, doanh nghiệp giống như một nhà môi giới, tìm kiếm các bên khác sẵn sàng bán hàng hóa hoặc dịch vụ với giá thầu (theo khách hàng).
Một hình thức khác của C2B là người tiêu dùng cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội dựa trên phí tiếp thị sản phẩm trên blog … của họ. Ví dụ, một nhãn hàng về đồ ăn nhanh phải trả tiền cho một foodbloger để anh ta quảng cáo đồ ăn của họ.
V. Những xu hướng kinh doanh E-commerce mới nhất hiện nay
1. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
CRO lọc dữ liệu khách hàng chính là công cụ tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. CRO sàng lọc data tất cả các khách hàng, từ đó chọn ra tệp khách hàng tiềm năng và đem đến lượng khách thực cho shop online của bạn.
CRO là trải nghiệm tuyệt vời các nhà bán hàng khi bán được nhiều sản phẩm hơn cho các khách hàng tiềm năng hơn. Google analytics là một công cụ như thế , nó mang đến nhiều data giá trị cho người bán. Tuy các chi phí quảng cáo tối ưu cho CRO khá đắt đỏ, nhưng nó đem lại hiệu quả rất cao.
2. Hình thức thanh toán tiện lợi, nhanh gọn
Những năm gần đây thật sự là giai đoạn bùng nổ của ví điện thử trong thị trường E-commerce Vietnam. Những cái tên như Zalo Pay, Momo, Timo, Viettel pay… không còn xa lạ đối với người tiêu dùng.
Thanh toán trở nên vô cùng tiện lợi
Việc thanh toán online qua các ví điện tử, ngân hàng điện tử này vô cùng dễ dàng khi chỉ cần liên kết số tài khoản ngân hàng với ví điện tử thanh toán nhanh chỉ trong 1 lần chạm tay. Việc ngại thối lại tiền hay chia tiền không còn là vấn đề nữa.
3. Tăng tỷ lệ nhấp chuột vào hình ảnh
Đa phần các công ty E-comm từ trước đến nay đều xây dựng trang đích của họ dưới dạng giao diện phù hợp với khách hàng tiềm năng. Trên các trang web thông thường thường có:
- Tin nhắn tạm biệt đơn giản
- Biểu tượng bày tỏ cảm xúc (cảm ơn)
Số ít các công ty khác tạo trang đích với các hình ảnh thu hút, video giật gân kéo người xem online, không cần là khách hàng tiềm năng. Theo các chuyên gia, thị trường E-commerce Vietnam trong năm 2018 trên các nền tảng website sẽ xuất hiện nhiều hơn các hình ảnh, chủ đề thú vị nhằm nâng cao trải nghiệm và tỷ lệ nhấp chuột của khách hàng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nội dung video, hình ảnh hấp dẫn sẽ tăng tỷ lệ nhấp chuột 2 đến 3 lần và cũng gia tăng ý định mua 97%.
4. Quản lý đa kênh
Hiện nay, người ta muốn kinh doanh, mua hàng online trên nhiều sàn thương mại điện tử như Lazdala, Tiki, Shopee, Sen đỏ,… hay các trang web bán hàng khác. Hợp nhất các nền tảng bán hàng bằng 1 phần mềm quản lý đa kênh thì sao nhỉ? Ở thị trường E-commerce Vietnam hiện nay, các phần mềm như vậy có thể kể đến là Omnichannel, Sapo Ommichannel, Haravan OmniChannel… Những phần mềm mua sắm đa kênh này vừa tiết kiệm thời gian quản lý vừa mang lại hiệu quả cao.
5. Giao hàng nhanh trong ngày
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội của E-commerce, một nhược điểm rất lớn của hình thức thương mại này là khách hàng phải chờ một khoảng thời gian mới có thể lấy được hàng. Vì vậy, tốc độ giao hàng chính là yếu tố quyết định cho các kênh mua sắm online. Khách hàng luôn kỳ vọng nhận được hàng nhanh nhất có thể. Hiện nay, Tiki có dịch vụ Tiki now, giao hàng chỉ trong 2 giờ nhưng phí giao hàng lại khá cao.
Giao hàng luôn trong ngày thực sự là một thách thức lớn trong khâu logistic. Nếu bạn giao hàng chậm hơn đối thủ cạnh tranh thì bạn đã lập tức mất điểm trong mắt khách hàng dù ít hay nhiều.
VI. Lợi ích của E-commerce mang lại cho doanh nghiệp
Sự bùng nổ của E-commerce trong những năm gần đây trên thị trường là một minh chứng rõ ràng cho những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại. Dưới đây là những lí do khiến E-commerce trở nên vô cùng hấp dẫn trước mắt của các doanh nghiệp:
Tiết kiệm chi phí hoạt động, duy trì doanh nghiệp:
Rõ ràng, với sự trợ giúp tích cực và hiệu quả từ Internet, từ các công cụ công nghệ cao, việc kinh doanh E-comm tốn chi phí thấp hơn rất nhiều so với kinh doanh offline truyền thống. Bạn không phải trả tiền thuê nhiều địa điểm, mặt bằng hay chi phí nhân sự cũng sẽ giảm bớt, các chi phí vận hành, khấu hao cơ sở vật chất cũng được rút lại đáng kể.
Quản lý hàng tồn kho tự động
Kinh doanh dưới hình thức E-commerce giúp cho việc quản lý hàng tồn kho trở nên dễ dàng hơn với các công cụ tự động hóa, chi phí cho một số khâu logicstic cũng được cắt bớt. Các nhân viên không còn cần ngồi tính toán, đo đạc chi li như trước nữa.
Lợi nhuận khổng lồ:
Thời đại 4.0, công nghệ bùng nổ, quỹ thời gian rảnh của người tiêu dùng bị thu hẹp nhưng nhu cầu mua hàng lại tăng cao. Mua sắm online trở nên là xu thế, là thiết yếu cho mọi khách hàng. Người ta thậm chí sẵn sàng trả nhiều hơn rất nhiều để mua hàng online so với đi mua trực tiếp để tiết kiệm thời gian đi lại.
Lợi nhuận khổng lồ từ E-commerce
Việc người người nhà nhà mua sắm hàng hóa, thuê dịch vụ online sẽ khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh E-comm trở nên cao hơn bao giờ hết. Lấy ví dụ điển hình là lợi nhuận mỗi năm lên tới hơn 200 tỉ USD của Amazon. Và việc tất cả các công ty, doanh nghiệp lao vào E-commerce là một điều tất yếu.
VII. Những khó khăn mà E-commerce đang phải đối mặt
Lòng tin của khách hàng
Việc kinh doanh trực tuyến đòi hỏi sự tin tưởng của người tiêu dùng rất nhiều. Khách hàng không được trực tiếp xem xét, đánh giá sản phẩm ngoài đời thực trong quá trình chọn hàng nên thường có xu hướng nghi ngại, sợ rằng chất lượng hàng không như kỳ vọng. Thậm chí, hiện nay, việc lừa đảo qua mua bán online diễn ra tràn lan trên thị trường E-commerce Vietnam.
Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một khách hàng mới trong kinh doanh online khó hơn gấp nhiều lần so với việc giữ chân một khách hàng cũ mặc dù chất lượng hagf hóa của bạn là không có gì bàn cãi. Doanh thu đến từ khách hàng quen cũng thường đạt tới 60-70% trong khi chỉ 5-20% đến từ khách hàng mới.
Vấn đề về kỹ thuật
Đây là khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp E-comm hiện nay. Vấn đề kỹ thuật có thể là công cụ công nghệ hoạt động sai lệch, tốn nhiều chi phí vào các nền tảng quản lý hiện đại hơn.
Nếu những vấn đề kỹ thuật đó liên quan đến bảo mật dữ liệu, thì nó là một cơn ác mộng. Những kẻ tấn công không chỉ có thể lây nhiễm virus vào web bán hàng của bạn mà còn có thể tiết lộ dữ liệu bí mật, lợi dụng các data khách hàng để chuộc lợi. Ví dụ phi vụ vi phạm bảo mật lớn nhất của Facebook trước đây, hacker để lộ thông tin cá nhân của khoảng 50 triệu người dùng.
Lỗ hổng bảo mật gây rủi ro lớn
Đối thủ cạnh tranh
Chi phí giảm, lợi nhuận tăng khiến cho việc khởi đầu kinh doanh Thương mại điện tử không còn là vấn đề. Chính vì các doanh nghiệp thi nhau chuyển sang hình thức E-commerce nên các đối thủ cạnh tranh với trang web bán hàng của bạn ngày một nhiều. Ví dụ điển hình là sự cạnh tranh của các nền tảng mua sắm online trên thị trường E-commerce của Việt Nam Tiki, Shopee, Sen đỏ, Lazada ...
Vấn đề liên quan đến thanh toán
Việc bùng hàng là một vấn đề quen thuộc hiện nay phải không nào? Các hình thức thanh toán điện tử, các dịch vụ giao hàng đang hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp, công ty trong việc kinh doanh dưới hình thức E-commerce. Các phát sinh khi thanh toán và giao hàng có thể không thành vấn đề đối với các nhà bán lẻ khổng lồ như Ebay hay Amazon vì họ có đủ nguồn lực để giao hàng, nhận tiền đúng giá, để vận chuyển trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, các khó khăn như không rõ ràng trong thanh toán, bùng hàng, giao hàng sai hay thậm chí lừa đảo là các vấn đề thanh toán đau đầu đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
VIII. Kết luận
E-commerce quả thật đang trở thành xu hướng kinh doanh bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức E-commerce là gì, giúp bạn nắm vững các đặc điểm, loại hình của nó. Đương nhiên, bất kỳ một hình thức nào nếu là hình thức kinh doanh thì đều có nhiều mặt lợi ích, rủi ro. Nếu bạn đang cân nhắc kinh doanh theo hình thức E-comm, hy vọng, bài viết trên đã góp phần cho bạn định hướng đúng!