Bạn đang loay hoay không biết viết CV xin việc như thế nào cho đúng? Bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm xin việc?Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để trình bày một bản CV hoàn hảo và tránh những lỗi thường mắc phải.
Trước khi xin việc ở bất cứ đâu bạn cũng cần một bộ hồ sơ xin việc chuyên nghiệp gồm: sơ yếu lý lịch, CV, đơn xin việc… CV luôn là điểm nhấn mà nhà tuyển dụng đọc đầu tiên để quyết định có mời bạn đến phỏng vấn hay không. Chính vì vậy bạn cần phải viết CV xin việc một cách sáng tạo, hấp dẫn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin CV xin việc là gì, cách trình bày một mẫu CV xin việc đẹp và các lưu ý quan trọng khi viết CV xin việc.
I. Các lỗi nghiêm trọng khi viết CV xin việc
Viết CV xin việc chuẩn nhất
1. Cách đặt tiêu đề cho CV
Nhiều người vẫn có thói quen viết CV xin việc với tiêu đề là “sơ yếu lý lịch” nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Vậy CV xin việc là gì và nó có gì khác sơ yếu lý lịch? Bản sơ yếu lý lịch có sự khác biệt với CV ở chỗ mẫu CV xin việclà một bản giới thiệu những điểm nổi bật nhất về bản thân ứng viên như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cá nhân còn sơ yếu lý lịch là bản khai về lý lịch xuất thân, gia đình,... Vì vậy viết CV xin việc bạn nên để tiêu đề là tên của mình hoặc vị trí bạn ứng tuyển như content marketing, nhân viên bán hàng,...
2. Bạn không kiểm tra đường link gắn kèm với CV
Một mẫu CV xin việc bao giờ cũng có các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email, facebook,... có gắn link đi kèm. Vậy nên bạn cần chú ý khi viết CV xin việc gắn những đường link này phải thật chuẩn để bên tuyển dụng dễ liên hệ với bạn. Chỉ nên để các địa chỉ email, website hay facebook mà bạn thường xuyên cập nhật và có nội dung phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.
3. Không sử dụng từ khóa khi viết CV xin việc
Từ khóa ở đây được hiểu là những phần được chọn lọc từ bản mô tả công việc trong phần tổng quan nghề nghiệp. Vì hiện nay các nhà tuyển dụng đều sử dụng các phần mềm online để tìm ứng viên nên việc sử dụng từ khóa đúng để nhà tuyển dụng tìm thấy bạn là vô cùng quan trọng. Hãy viết CV xin việc với những từ khóa mà bạn lọc được từ bản mô tả công việc.
Phần kinh nghiệm làm việc là phần được nhà tuyển dụng để ý nhất vậy nên hãy trình bày nó sao thật hấp dẫn, bắt mắt và rõ ràng. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ đọc lướt CV nên hãy viết CV xin việc với những công việc quan trọng, kinh nghiệm tốt nhất mà bạn có ở phần đầu để nhà tuyển dụng ấn tượng.
4. Viết quá nhiều công việc trong một thời gian ngắn
Viết CV xin việc với quá nhiều kinh nghiệm làm việc trong một thời gian ngắn là một sai lầm trầm trọng của bạn. Việc bạn thường xuyên thay đổi công việc sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về sự tập trung, nỗ lực, cống hiến cho công việc là không nhiều. Bạn là người dễ chán hoặc có năng lực chưa tốt, hoặc là người không có đam mê. Vậy nhà tuyển dụng có muốn thuê một nhân viên thích “nhảy việc” không?
5. Thừa thông tin khi viết CV xin việc
Một mẫu CV xin việc tốt chỉ nên ở trong 1 mặt giấy A4, các thông tin cần ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn nhất. Phần thông tin cá nhân viết CV xin việc bạn chỉ cần liệt kê họ tên, năm sinh, địa chỉ liên hệ ngoài ra nên loại bỏ những thông tin như quê quán, dân tộc, tôn giáo… đó là những thông tin sẽ có trong sơ yếu lý lịch. Phần kỹ năng cá nhân nên liệt kê những kỹ năng bạn có và nó cần phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển, không nên ôm đồm quá nhiều và thừa thãi.
6. Đánh giá thấp các kinh nghiệm khác
Ngoài kinh nghiệm làm việc bạn nên để thêm các kinh nghiệm khác như các hoạt động tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ chuyên môn cùng với các kỹ năng, thành tựu mà bạn đạt được thông qua các hoạt động đó. Rất nhiều nhà tuyển dụng ưa thích một nhân viên năng động, không chỉ làm tốt công việc chuyên môn mà còn có những năng khiếu, kỹ năng hoạt động xã hội đa dạng. Đừng quên viết CV xin việc với những thành tựu này nhé!
Ví dụ bạn từng tham gia công tác tình nguyện, bạn học được ở đó kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian. Hoặc nếu bạn từng làm chủ nhiệm CLB hay trưởng nhóm hãy viết CV xin việc ngay nhé nhé vì điều đó khẳng định bạn có kỹ năng lãnh đạo. Nếu có những thành tựu đạt được như tổ chức, CLB của bạn tổ chức và mời thành công các nhà tài trợ cho chương trình của bạn thì đó sẽ là điểm nhấn đẹp cho mẫu CV xin việc của bạn.
Những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì kinh nghiệm tham gia các CLB hay hoạt động xã hội sẽ là một cứu cánh hiệu quả cho CV của bạn thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng đó!
7. Ngôn ngữ buồn tẻ
Để tránh sử dụng những ngôn ngữ buồn tẻ, cứng nhắc trong viết CV xin việc bạn nên dùng các động từ mạnh đặt đầu câu. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, nhấn mạnh vào những kỹ năng, kinh nghiệm từng làm để có một mẫu CV xin việc hấp dẫn, thú vị. Ngoài ra bạn cũng nên đọc lại các thông tin mình đã viết, chọn lọc những từ ngữ chuẩn xác và ngắn gọn nhất.
8. Sắp xếp thông tin không đúng trật tự, không khoa học
Viết CV xin việc như thế nào để nhà tuyển dụng dừng lại xem kỹ CV của bạn cũng là một điều khá khó. Viết CV xin việc nên có bố cục các phần rõ ràng, các thông tin cá nhân nên để phần đầu hoặc bên trái của CV, kinh nghiệm làm việc nên để ở trung tâm. Cách sắp xếp thứ tự thông tin về thời gian làm việc cũng cần phải lưu ý. Bạn nên viết CV xin việc theo thời gian làm việc từ gần nhất đến xa nhất, những thông tin quan trọng, các thành tựu lên trên để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
9. Lỗi chính tả
Sai lầm nghiêm trọng nhất khi viết CV xin việc là mắc lỗi về chính tả. Sai chính tả là lỗi không nên mắc phải vì nhà tuyển dụng sẽ đánh gái bạn không chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết đặc biệt là không tận tâm với cơ hội xin việc này. CV xin việc là gì trong trừng hợp này? Nó như một đại diện cho bạn, nếu bạn không trang trí nó thật đẹp thì nhà tuyển dụng sẽ không để tâm đến bạn. Mắc lỗi này đôi khi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp khả năng của bạn và có thể loại bỏ ngay hồ sơ xin việc của bạn.
10. Nhân tố tình cảm
Một mẫu CV xin việc chuyên nghiệp thì cần những thông tin khách quan, tránh kèm theo những yếu tố tình cảm. Đặc biệt là những lí do bạn nghỉ việc chỗ làm cũ vì không mâu thuẫn với đồng nghiệp, không hòa hợp với môi trường, văn hóa công ty hay thậm chí là chê trách sếp cũ…
11. Gửi CV xin việc không có mục tiêu rõ ràng
Trong hồ sơ xin việc bao giờ cũng cần có phần mục tiêu, định hướng làm việc, bạn nên viết một cách ngắn gọn, rõ ràng các mục tiêu của mình. Hãy viết CV xin việc có cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn trong mẫu CV xin việc. Một người có mục tiêu làm việc sẽ biết mình cần làm gì để đạt mục tiêu đó và cống hiến như thế nào với công ty. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn tuyển một nhân viên luôn ỉ lại vào người khác, không năng động và không quan tâm đến thăng tiến.
II. Lưu ý khi viết CV xin việc
Những điểm cần lưu ý khi viết CV xin việc
1. Hoàn thiện cả thiết kế và hảo hảo về nội dung
Bên cạnh thiết kế, viết CV xin việc sao cho hấp dẫn, bắt mắt, khoa học mà còn cần một nội dung đầy đủ thông tin, rõ ràng, súc tích, dễ đọc. Nội dung thông tin cá nhân cần chính xác, thông tin về kinh nghiệm cần lôi cuốn để nhà tuyển dụng hứng thú, chú ý đến bạn trong rất nhiều ứng viên khác. Bạn có thể download mẫu CV xin việc và tham khảo cách tạo CV online tại 123job.vn.
2. Lưu ý về font chữ trong CV
Về hình thức bạn cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều font chữ, màu sắc trong một hồ sơ xin việc. Việc lạm dụng nhiều font chữ, màu sắc khiến cho mẫu CV xin việc dễ rối mắt, không chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên sử dụng một số font chữ cơ bản, dễ nhìn như Times New Roman, Arial, Tahoma, Garamond,... Viết CV xin việc với một hoặc tối đa là 2 font chữ thôi nhé!
3. Trình tự sắp xếp thông tin trong CV
Trình tự sắp xếp thứ bậc các thông tin khi viết CV xin việc cần lưu ý về tính khoa học, thông tin chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn. Các thông tin cá nhân sẽ luôn ở vị trí đầu tiên của mẫu CV xin việc, tiếp theo là học vấn, kinh nghiệm làm việc và cuối cùng là một số kỹ năng mà bạn có. Nên để các thông tin tốt nhất, có thời gian gần với hiện tại nhất lên đầu tiên để thêm phần nổi bật. Giữa các mục nên được phân chia rõ ràng, chính xác, dễ nhìn.
4. Không liệt kê quá dài tất cả kinh nghiệm
Tại sao lại không nên “khoe” tất cả kinh nghiệm? Viết CV xin việc hoàn hảo chỉ cần trong một mặt A4 nên việc bạn liệt kê tất cả kinh nghiệm làm việc của mình dài lê thê sẽ không thu hút được nhà tuyển dụng, lại mất thêm chỗ để viết các kỹ năng, kinh nghiệm khác của bạn. Bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm gần nhất và tốt nhất của mình để khoe với nhà tuyển dụng. Điều quan trọng không phải là số lượng kinh nghiệm bạn có mà chất lượng những kinh nghiệm đó như thế nào.
5. Biến đổi CV tùy thuộc các vị trí khác nhau
Không nên quá cẩu thả và lười biếng trong khâu gửi mẫu CV xin việc tới các công ty khác nhau bởi mỗi công ty sẽ có những yêu cầu về vị trí làm việc khác nhau, từ đó bạn cũng cần chỉnh sửa hồ sơ xin việc của mình sao cho phù hợp với công việc đó. Cũng có thể công việc ở công ty A cần nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động xã hội hơn là công việc văn phòng đơn thuần thì bạn cần phải nhấn mạnh vào hoạt động xã hội mà bạn đã từng tham gia và có kết quả tốt như thế nào. Hãy lựa chọn những thông tin hữu ích, phù hợp khi viết CV xin việc.
6. Chú ý đến những từ khóa trong yêu cầu công việc để đưa vào CV thông tin phù hợp.
Mỗi công ty sẽ có những yêu cầu riêng về công việc vậy nên bạn cần chú ý đọc kỹ, rút ra những từ khóa quan trọng. Từ những từ khóa này hãy viết CV xin việc với những kỹ năng, kinh nghiệm tốt nhất mà công việc đòi hỏi. Đó là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng với hồ sơ xin việc của bạn.
7. CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất.
Tại sao viết CV xin việc chỉ có độ dài từ 1-2 trang A4 là phù hợp nhất? Trong vô vàn những mẫu CV xin việc ứng tuyển, nhà tuyển dụng thường chỉ đọc lướt qua CV của bạn, việc trình bày quá dài dòng sẽ khiến nhà tuyển dụng bỏ qua bạn hoặc không đọc hết bản CV đó. Một mẫu CV xin việc hoàn chỉnh và đẹp nhất nên lựa chọn các thông tin chính, tốt và trình bày một cách nổi bật. Download mẫu CV xin việc của 123job.vn để sở hữu cho mình một hồ sơ xin việc tốt nhất.
III. Cách viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
Cách viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
1. Thể hiện kiến thức chuyên ngành trong CV một cách chuyên nghiệp
Dù bạn là sinh viên mới ra trường thì việc bạn thể hiện kiến thức của bản thân với chuyên ngành cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể ghi rõ bạn nắm vững nghiệp vụ như thế nào, bạn có điểm kỹ năng và kiến thức môn chuyên ngành như thế nào cũng nên liệt kê vào. Lưu ý nên lựa chọn những kiến thức có liên quan, phù hợp với công việc bạn ứng tuyển, nếu có thêm điểm môn học thì nên liệt kê điểm cao, còn điểm thấp thì không nên viết CV xin việc nhé!
Ngoài ra việc bạn thành thạo ngoại ngữ cũng là một điểm cộng lớn dù là bất cứ công việc nào cũng cần. Bạn có thể ghi kỹ năng ngoại ngữ của mình dựa trên các chứng chỉ quốc tế như “đạt 6.0 Ielts”, “đạt 700 TOEIC”... Hãy viết CV xin việc với những thành tích tốt nhất mà bạn đạt được. Bạn có thể viết CV xin việc song ngữ Việt-Anh để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
2. Nhấn mạnh kết quả khóa thực tập
Năm cuối đại học luôn có một thời gian dành cho kì thực tập trước khi tốt nghiệp, đây là thời điểm tốt để bạn trải nghiệm, thực hành những kiến thức mình đã học và rèn luyện thêm cho mình nhiều kỹ năng hơn. Bạn có thể viết CV xin việc bằng cách liệt kê kinh nghiệm tại khóa thực tập đó như làm việc tại công ty nào, vị trí nào, bạn đã từng đạt được kết quả như thế nào trong kì thực tập đó.
3. Không quên thêm vào CV các đề tài khóa luận hay nghiên cứu khoa học bạn đã làm
Ngoài điểm môn học ra thì đề tài khóa luận hay nghiên cứu khoa học cũng là một điểm nhấn tốt trong hồ sơ xin việc của các bạn sinh viên mới ra trường. Nếu bạn có thành tích tốt trong các kì thi, các đề tài nghiên cứu khoa học. khóa luận thì đừng quên viết CV xin việc của mình nhé!
4. Khoe ngay tấm học bổng trong các kỳ học tại trường
Học bổng trong các kỳ học tại trường luôn là điều mà nhiều người mong muốn có mà khó thực hiện được vì chỉ tiêu khá cao và cạnh tranh. Nếu bạn đã đạt được học bổng thì xin chúc mừng nhé vì bạn vừa đạt được đỉnh cao của kiến thức, lại vừa có cho mình một khoản tiền phụ giúp cha mẹ cũng như tự thưởng cho bản thân. Chưa dừng lại ở đó, học bổng cũng là một cứu tinh trong hồ sơ xin việc của sinh viên mới ra trường đấy. Viết CV xin việc chưa bao giờ lại dễ dàng với sinh viên mới ra trường đến vậy!
5. Tham gia công việc tình nguyện
Bạn nghĩ công việc tình nguyện thì không liên quan gì đến công việc ứng tuyển nên không viết CV xin việc nhưng không nó cần thiết đấy. Đây sẽ là một tiêu chí để nhà tuyển dụng thấy bạn là người năng động, thân thiện, và những hoạt động này cũng giúp bạn có thêm những kỹ năng sống đa dạng hơn. Ví dụ khi tham gia tình nguyện bạn có thể có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, lên kế hoạch và tổ chức hoạt động, sự kiện...
6. Liệt kê những kỹ năng mềm bạn có
Ngoài những kỹ năng cần thiết cho công việc ra những kỹ năng mềm sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ xin việc của bạn. Nên rèn luyện cho mình có nhiều kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề linh hoạt, sử dụng một số phần mềm thông minh,... Trong thời điểm hiện tại khi công nghệ phát triển thì việc bạn biết nhiều, thành thạo nhiều kỹ năng sẽ giúp bạn có cơ hội cạnh tranh cao hơn những người khác. Hãy viết CV xin việc của mình với đa dạng các kỹ năng nhé!
7. Tích lũy thật nhiều kiến thức về chuyên môn qua tin tức, sách báo
Học hỏi là quá trình liên tục và kéo dài, dù đã kết thúc học những kiến thức trên trường thì việc bổ sung, cập nhật thêm kiến thức mới là điều mà bạn không nên bỏ qua. Thế giới mỗi giây đều có những thay đổi mới, việc bạn đọc thêm sách báo, tin tức, cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích sẽ giúp bạn bắt kịp với thời đại, không bị đi lùi so với những yêu cầu mới. Đây cũng là cách bạn có thể thăng tiến tốt hơn những người khác. Thể hiện những hiểu biết này trong việc viết CV xin việc là điểu không thừa đâu!
8. Thể hiện sự khát khao
Tuổi trẻ thì luôn tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng vậy nên bạn cũng cần thể hiện nó trong chính hồ sơ xin việc của mình. Hãy viết CV xin việc với những mục tiêu, mong muốn của bạn trong công việc để thể hiện bạn là người có khát khao, đam mê với công việc. Nhà tuyển dụng bao giờ cũng cần những người luôn nỗ lực phát triển, tiền về phía trước thay vì ưa thích sự ổn định và luôn dậm chân tại chỗ.
IV. Kết luận
Trên đây là những thông tin về cv xin việc là gì, điểm cần lưu ý khi viết CV xin việc sẽ giúp bạn hoàn thành một bản hồ sơ xin việc hoàn hảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn trình bày một mẫu CV xin việc đẹp, ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Mẫu CV lập trình web chuyên nghiệp nhất 2020
Mẫu CV nhân viên phục vụ chuẩn chỉnh nhất
Tuyệt chiêu viết CV ngành kỹ sư công trình xây dựng mới nhất
Kinh nghiệm về mẫu Cv xin việc phiên dịch tiếng Anh mới nhất hiện nay