Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ là gì? Dấu hiệu đột quỵ bao gồm những gì? Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Sự ra đi đột ngột của danh hài Chí Tài vào chiều 9-12 khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót tiếc thương. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong. 90% số người qua cơn đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động. Theo BS.CKII Trần Trung Thành - trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), bệnh đột quỵ luôn là vấn đề lớn của ngành y tế. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cũng như tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Nguyên nhân gây đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não

Nguyên nhân đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn thiếu máu não

I. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và khả năng tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...

Có 2 loại đột quỵ là gì: đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

II. Các nguyên nhân đột quỵ là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

Nguyên nhân gây đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não

Người cao tuổi có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn 

1. Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

2. Yếu tố có thể kiểm soát được

2.1. Cao huyết áp

Huyết áp bình thường là 120/80 mm Hg. Huyết áp cao (tăng huyết áp) khi máu chảy qua các mạch máu với áp suất cao hơn bình thường.

Vì huyết áp cao có thể không có triệu chứng, một số người sống chung với căn bệnh này trong nhiều năm trước khi phát hiện. Huyết áp cao cũng là một nguyên nhân đột quỵ vì làm hỏng các mạch máu dần theo thời gian và hình thành các cục máu đông trong mạch máu não.

Huyết áp cao không chỉ gây ra đột quỵ mà còn dẫn tới bệnh tim. Điều này do tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.

Mọi người có thể kiểm soát huyết áp bằng việc khám sức khỏe và huyết áp thường xuyên. Bạn cũng cần thay đổi lối sống để giảm huyết áp như theo một chế độ ăn ít muối, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên và hạn chế uống rượu.

Đột quỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

Đột quỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. 

2.2. Cholesterol cao

Bạn không chỉ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên mà còn cần theo dõi mức cholesterol trong máu. Quá nhiều cholesterol trong máu dẫn đến cục máu đông. Để duy trì mức cholesterol lành mạnh, hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây và rau quả cũng như thực phẩm ít natri và chất béo. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng.

2.3. Hút thuốc

Đây là một yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ. Khói thuốc lá chứa các hóa chất độc hại, chẳng hạn như CO, có thể gây hại cho hệ tim mạch và làm tăng huyết áp. Thêm vào đó, hút thuốc dễ gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Sự tích tụ của các mảng bám có thể gây ra các cục máu đông, làm giảm lưu lượng máu lên não. Hút thuốc cũng làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.

2.4. Bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Với thuốc và chế độ ăn uống phù hợp, bạn có thể duy trì mức đường huyết ổn định. Điều này làm giảm các biến chứng như đau tim, đột quỵ, tổn thương nội tạng và thần kinh. Các bệnh lý nền liên quan tới tim mạch, thiếu máu cục bộ, hồng cầu lưỡi liềm

III. 6 dấu hiệu đột quỵ cần biết để phòng tránh sớm nhất

  • Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
  • Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

Quy tắc F.A.S.T trong nhận biết bệnh đột quỵ

Quy tắc F.A.S.T trong nhận biết dấu hiệu đột quỵ là gì

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống

2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.

3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.

4. Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.

IV. Cách phòng tránh triệu chứng đột quỵ

Đối với những người có nguy cơ cao, việc ngăn ngừa triệu chứng đột quỵ bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống:

- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Tiêu thụ 5 phần rau quả mỗi ngày. Tránh thực phẩm nhiều natri, có chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hạn chế uống rượu và đường.

- Bỏ hút thuốc: Cân nhắc liệu pháp thay thế nicotine để giảm cảm giác thèm thuốc lá. Ngoài ra, hãy tránh những người, tình huống hoặc nơi có thể bạn thèm cảm giác hút thuốc. Một số người dễ muốn hút thuốc khi xung quanh là những người hút thuốc khác. 

Tập thể dục để nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh đột quỵ

Tip tập thể dục để nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh đột quỵ là gì

- Năng động: Hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày, 3-5 ngày một tuần có tác động tích cực đến huyết áp, cholesterol và cân nặng. Bạn chỉ cần tập luyện cường độ vừa phải như đi bộ, chạy, bơi lội, chơi thể thao hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác giúp tim bơm máu.

- Giảm cân: Tập thể dục thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn cũng có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm huyết áp và cholesterol.

- Khám sức khỏe hàng năm: Đây là cách bác sĩ đánh giá huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu.

- Tiếp tục điều trị nếu bạn có bệnh: Nếu được chẩn đoán mắc bệnh hoặc có tình trạng làm tăng nguy cơ đột quỵ, hãy tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ để giữ cho tim và mạch máu khỏe mạnh.

Ví dụ: những người bị bệnh tiểu đường cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để tránh các biến chứng và ngăn ngừa đột quỵ.

V. Điều trị và biến chứng sau đột quỵ là gì?

Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

- Điều trị:

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất.

  • Từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.
  • Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.

Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục. Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao. 

- Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ:

  • Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

- Biến chứng:

  • Phù nề não. 
  • Đau tim: Xơ vữa động mạch, động mạch bị xơ cứng, thu hẹp làm tăng nguy cơ đau tim.
  • Động kinh: Người bệnh xuất hiện các cơn co giật do hoạt động của não không ổn định sau đột quỵ.
  • Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Mất khả năng vận động lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch chân gây nghẽn mạch máu.
  • Suy giảm chức năng nhận thức.
  • Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang.
  • Tay chân bị co cứng, khó vận động.
  • Viêm phổi.
  • Viêm loét do mất khả năng vận động, phải nằm liệt giường trong thời gian dài.

VI. Kết luận 

Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vì vậy, khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ là dấu hiệu đột quỵ, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay lập tức. Sau sự ra đi đột ngột của nghệ sỹ Chí Tài càng cho thấy vai trò phòng ngừa và điều trị bệnh đột quỵ quan trọng hơn bao giờ hết. 

Nguồn: Tổng hợp