Bạn ra trường với bằng kế toán doanh nghiệp loại giỏi trong tay nhưng định hướng mục tiêu và tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc khiến bạn mệt mỏi và mông lung. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn thêm bí quyết để trở thành một kế toán doanh nghiệp!

 

Để trở thành một kế toán doanh nghiệp giỏi thì người làm kế toán phải trau dồi rất nhiều kiến thức và nắm chắc các nghiệp vụ khi thực hiện các bút toán kết chuyển. Bên cạnh đó người làm kế toán cũng cần có sự hiểu biết thêm về luật, thuế mà nhà nước ban hành để có thể đưa ra cách tính toán chính xác nhất. Cùng với đó thì sự kết hợp cá tính vào cách làm việc rất quan trọng bởi người làm kế toán cần phải thật sự chi tiết và cẩn thận, chỉ một con số sai và thiếu sót có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

I. Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp (Corporate accounting) là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua kế toán doanh nghiệp có thể kiểm tra đồng thời phân tích và cung cấp thông tin kinh tế để có thể đưa ra chính xác nhất.
Hầu hết các doanh nghiệp đều chia kế toán doanh nghiệp ra làm hai mảng chính bao gồm kế toán thuế và kế toán nội bộ. 

  • Kế toán nội bộ là việc thu thập các thông tin và xử lý dữ liệu đồng thời phân tích và cung cấp thông tin kinh tế cho doanh nghiệp, đòng thời giải quyết các vấn đề về tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế. Nhờ đó có thể giúp người quản lý và nhà quản trị đưa ra quyết định chính xác khi xử lý công việc.
  •  Kế toán thuế được đánh giá có vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp .Thông thường nhiệm vụ của kế toán thuế sẽ bao gồm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Tuy nhiên thì kế toán thuế chỉ được áp dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn khi các nghiệp vụ thuế nhiều và phức tạp. 

II. Các thành phần của kế toán doanh nghiệp 

Trở thành một kế toán doanh nghiệp thì bạn cần phải nắm rõ các điều luật trong nghề cũng như nắm rõ các nghiệp vụ kế toán cơ bản nhất. Theo luật pháp Việt Nam thì bạn cần năm chắc các thành phần cơ bản của kế toán doanh nghiệp sau đây:

  • Giao dịch tiền gửi và tiền mặt và các loại tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
  • Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm
  • Kế toán chi phí và hạch toán giá thành
  • Giao dịch ngoại tệ
  • Hạch toán với đối tác (người mua, người bán)
  • Hạch toán với người nhận tạm ứng
  • Hạch toán tiền lương với người lao động
  • Hạch toán với ngân sách.

Nếu phân chia theo các tiêu chí khác nhau, thì kế toán doanh nghiệp có thể được chia thành 3 loại sau:

Theo chức năng:

  • Kế toán quản trị cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra các quyết định quản trị trong doanh nghiệp
  • Kế toán tài chính có đối tượng chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp như là các cổ đông, cơ quan thuế, ngân hàng…

Kế toán đơn và kế toán kép: Cả kế toán đơn và kế toán kép đều là việc ghi chép và theo dõi các tài khoản kế toán, tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản sau.

  • Kế toán đơn: Các tài khoản kế toán riêng biệt và tách rời nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
  • Kế toán kép: Các tài khoản kế toán có mối quan hệ đối ứng với nhau. Tức là khi ghi nợ ở tài khoản này thì phải ghi có ở 1 tài khoản khác.

Theo phần hành: Tùy theo tính chất của các hoạt động trong doanh nghiệp, kế toán được chia làm nhiều phần hành khác nhau. Các phần hành kế toán chủ yếu bao gồm:

Các thành phần của kế toán doanh nghiệp 

Các thành phần của kế toán doanh nghiệp

III. Công việc kế toán doanh nghiệp

Để trở thành kế toán doanh nghiệp tốt thì trước hết bạn cần phải rèn luyện bản thân tính tỉ mỉ và cẩn thận bởi làm kế toán thì bạn phải nắm rõ các nghiệp vụ, xem xét số liệu thật kỹ lưỡng trước khi làm việc.Việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu về các khoản thu chi, khoản vay, nguồn vốn huy động của doanh nghiệp một cách chính xác để đưa ra báo cáo tài chính sát với tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhất có thể. 

Khi làm việc bạn cần thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán thì cần phải tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Đồng thời cần  kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ của doanh nghiệp, luôn sát sao trong việc kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, tránh tình trạng thất thoát mà không rõ nguyên do, gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. 

Nhờ có việc phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; phân tích thông tin của kế toán doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị có thể  tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên của tất cả các nhân viên kế toán doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà các học viên học kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ. Đối với việc tổ chức bộ máy, quy trình kế toán được viết rõ ràng, đầy đủ, thường xuyên giúp giảm bớt các giao dịch, hạch toán không chính xác, không nhất quán sẽ giảm thời gian phải giải quyết các sai sót và đồng thời cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy hơn.

Mặt khác, công việc của kế toán doanh nghiệp còn được chia theo các mốc thời gian khác nhau trong một năm như ngày, tháng, năm. Có thể điểm tên một vài công việc của họ theo mốc thời gian như sau:

Công việc hàng ngày gồm có:

  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn như: Tên công ty, Mã số thuế, địa chỉ, số tiền...
  • Sắp xếp, lưu giữ chứng từ một cách cẩn thận và khoa học
  • Thu thập tất cả các hóa đơn đầu vào, đầu ra phát sinh của doanh nghiệp
  • Hạch toán và kiểm tra hóa đơn, chứng từ vào phần mềm kế toán
  • Làm các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc, kế tóan trưởng...

Công việc phải làm hàng tháng co thể kể đến:

  • Lập tờ khai thuế TNCN (DN kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải nộp)
  • Lập tờ khai thuế GTGT theo tháng (DN kê khai theo tháng) và kiểm tra, đối chiếu với hóa đơn nhận được của tháng đó trước khi nộp cơ quan thuế
  • Tính khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC
  • Lập tờ khai các loại thuế khác (Nếu có)
  • Tính lương cho NLĐ và khoản trích theo lương
  • Đối chiếu công nợ khách hàng, nhà cung cấp, các khoản tạm ứng cho nhân viên
  • Xuất kho, tính giá xuất kho và lập bảng tính giá thành
  • Lập Báo cáo Quản trị và Báo cáo tài chính theo tháng (Ban Giám đốc yêu cầu)
  • Nộp tiền BHXH và tiền thuế (Nếu có phát sinh)
  • ...

Công việc phải làm hàng Quý bao gồm:

  • Lập tờ khai thuế TNCN (Nếu DN kê khai theo quý và có phát sinh thuế TNCN phải nộp)
  • Tạm tính và nộp thuế TNDN và thuế TNCN (Nếu có phát sinh)
  • Lập tờ khai thuế GTGT theo Quý (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo Quý)
  • Lập Báo cáo THSD hóa đơn
  • Lập Báo cáo Quản trị và Báo cáo tài chính theo Quý (Ban Giám đốc yêu cầu)

Công việc kế toán phải làm cuối năm cũng có rất nhiều đầu việc ngoài những công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng năm như

  • Đối chiếu sổ sách và lập BCTC năm: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh; Cân đối TK (DN dùng TT133/2016/TT-BTC) hoặc Lưu chuyển tiền tệ (DN dùng TT200/2014/TT-BTC)
  • Lập Báo cáo thuế cho tháng cuối năm hoặc Quý IV: Tờ khai thuế GTGT; Báo cáo tình hình sử dụng HD; Tờ khai thuế TNCN (Nếu có)
  • Kiểm kê Quỹ, Hàng tồn kho và Đối chiếu công nợ
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN theo năm
  • In sổ sách, chứng từ và trình ký
  • Nộp thuế TNDN và thuế TNCN (Nếu có phát sinh)

IV. Yêu cầu cần thiết của một kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp có thể theo dõi và đưa ra các đánh giá chính xác nhất cho doanh nghiệp và giúp nhà quản lý xác định tình hình hoạt động hiện tại và định hướng phát triển tương lai cho doanh nghiệp. Vì thế mà một kế toán doanh nghiệp không thể bỏ qua các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản nhất dưới đây:

1. Yêu cầu về tính cách

Nắm vững các nguyên tắc cũng như rèn luyện bản thân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

  •  Điều đầu tiên đặt ra đối với một kế toán doanh nghiệp đó là bạn  phải là một người được đào tạo chuyên ngành kế toán. Nhờ việc tích lũy các kiến thức khi đi học là một điều rất cần cho bạn khi làm việc. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy cố gắng làm đầy vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực này nhé!
  • Cần rèn luyện tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, một kế toán như bạn phải đảm bảo giữ gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu nhất. Chính nhờ vậy mà khi tổng hợp những con số khô cứng, bạn càng cần phải cẩn thận vì bạn chỉ sai một ly thôi là có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn công ty.
  • Đối với nghề này có mối quan hệ với rất nhiều nghề khác như ngân hàng, thuế… nên bạn cũng cần phải thông thạo các kỹ năng cơ bản như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính kết hợp thêm các kỹ năng thương lượng và đàm phán để hỗ trợ bạn khi làm việc.
  • Bạn cần phải biết cách chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau trong lúc làm việc. Tuy nhiên, do kế toán là một nghề đặc thù, mọi công việc nội bộ có phần “bí mật” nên bạn phải thật cẩn thận từ lời nói đến việc làm của mình. Bạn làm tốt việc này chứng tỏ bạn là một người rất tỉ mỉ và cầu toàn - những tố chất rất cần của một kế toán.
  • Không thể bỏ qua được những kỹ năng văn phòng cơ bản đối với một nhân viên kế toán doanh nghiệp đó là những kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng là điều cần thiết. Nếu thiếu mặt này, bạn sẽ không thể đọc, hiểu các báo cáo liên quan đến công việc kế toán của mình cũng như cơ hội thăng tiến giảm xuống nhiều. Chính vì vậy, bạn hãy chăm lo cho ngoại ngữ và tin học thật tốt để đảm bảo mình là một ứng cử viên xuất sắc cho vị trí việc cất nhắc nhé.

2. Yêu cầu về chuyên môn

Khi làm về bất cứ một lĩnh vực gì thì điều cần thiết  khi bạn vào nghề đó là yêu cầu chuyên môn. Nếu như bạn không hiểu và nắm rõ các nguyên tắc nghề nghiệp thì rất khó để hoàn thành tốt công việc của mình. Do đó khi muốn trở thành một kế toán doanh nghiệp tốt thì bạn cần:

  • Việc đầu tiên mà một kế toán doanh nghiệp cần lưu ý đó là cần nắm tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… được gọi là công việc của một kế toán. Đối với một người làm kế toán cần tập trung những thông tin trên để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình như tài sản công ty có bao nhiêu, cái gì là cần thiết cho hoạt động sản xuất. Sắp xếp và nắm rõ các công văn chứng từ, sổ sách luôn phải chuẩn xác. 
  • Kế toán doanh nghiệp sẽ là người thu nhận và tổng hợp các thông tin liên quan đến đơn vị của mình. Họ luôn là người lập các bảng báo cáo tài chính, các số liệu về sản xuất, thu – chi của công ty. Và đây cũng là một việc làm cần thiết để cấp trên có thể nắm được hoạt động, những biến chuyển hay cả những khó khăn nếu có của đơn vị mình.
  • Chuyên môn nghiệp vụ của một kế toán doanh nghiệp đó là  bạn phải phân loại, sắp xếp các tài liệu, dữ liệu sao cho rõ ràng minh bạch vào sổ kế toán của mình. Điều này đảm bảo một điều khi cần thiết kiểm tra, đối chiếu bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm chúng dễ dàng, phục vụ hữu ích trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Yêu cầu cần thiết của một kế toán doanh nghiệp

Yêu cầu cần thiết của một kế toán doanh nghiệp

V. Bí quyết để trở thành kế toán doanh nghiệp giỏi

Khi bạn quyết định trở thành một kế toán nói chung và làm kế toán doanh nghiệp nói riêng thì bạn cần phải là một người yêu thích các con số cũng như hiểu biết rõ các nghiệp vụ. Tuy nhiên nếu chỉ biết về những vấn để cơ bản là hoàn toàn chưa đủ mà bạn cần phải rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các nghiệp vụ kinh tế sẽ gặp phải trong quá trình làm việc sau này như

  • Trở thành kế toán doanh nghiệp giỏi thì bạn cần chăm chỉ học tập cũng như tích lũy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nó chính là kết quả của quá trình thực hành trên những chứng từ, sổ sách và kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn. Qua khoảng thời gian ấy, bạn sẽ bổ sung những kiến thức cần thiết cho mình và học hỏi nhiều điều từ những người đi trước để làm vốn kinh nghiệm cho bản thân cũng như trong quá trình làm dịch vụ kế toán.
  • Đối với một nhân viên kế toán doanh nghiệp thì bạn phải sử dụng thành thạo vi tính văn phòng như Excel, Access…đồng thời  phải biết cách sử dụng phần mềm kế toán nếu như bạn muốn thành công trong nghề này. Bạn không thể học tất cả phần mềm kế toán trên thị trường, nhưng bạn cần biết cơ bản về những phần mềm kế toán Việt phổ biến đang được sử dụng trong các công ty hiện nay.
  • Hiểu biết về tin học văn phòng và cũng cần phải giỏi ngoại ngữ, có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Trung… để có thể giao tiếp với khách hàng là những đối tác lớn đến từ nước ngoài. Ngoài ra nếu bạn lựa chọn kế toán doanh nghiệp cho công ty nước ngoài thì ngoại ngữ là điều mà bạn nên nhắm đến đầu tiên.
  • Một kế toán doanh nghiệp  giỏi là biết biến những khoản không hợp lý thành hợp lý nhưng vẫn không làm sai luật. Biết biến tấu và điều chỉnh các khoản mục trong bảng cân đối kế toán một cách hợp lý sao cho công ty đạt được hiệu quả nhất. Tuy nhiên thì bạn vẫn phải lấy luật làm nền tảng, làm kim chỉ nam để làm chứ không phải biết luật mà vẫn phạm luật.
  • Kế toán doanh nghiệp đặc biệt là kế toán thuế cầnphải thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định về thuế và nhất định phải hiểu rõ luật về thuế. Nền kinh tế có nhiều biến động, vì vậy Nhà nước cũng phải liên tục thay đổi các chính sách để phù hợp với từng thời điểm. Cho nên, là một kế toán doanh nghiệp muốn giỏi bạn phải nắm bắt được những điều này một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
  • Công việc của kế toán doanh nghiệp cần đòi hỏi phải có tính nhanh nhẹn và có tính quyết đoán để giải quyết những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.
  • Luôn nỗ lực trau dồi kiến thức và tăng cường tích lũy kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan: Kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan có vai trò rất quan trọng trong việc xác định một sự thành công trong nghề kế toán. Nếu bạn đang theo học chương trình cử nhân kế toán, bạn có thể đi làm part-time hay thực tập trong các công ty kế toán trong suốt những năm theo học.

VI. Mức lương của kế toán doanh nghiệp

Có thể nói trong những năm gần đây ngành kế toán gần như bão hòa do số lượng chọn nghề này rất đông. Hầu hết các trường đều có khoa dành cho kế toán, và đào tạo rộng rãi. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều khóa học kế toán bên ngoài. Chỉ cần khoảng 2 - 3 tháng học chuyên sâu và nắm nguyên tắc kế toán là bạn có thể làm được. Hiện tại thì có rất nhiều công ty tuyển dụng kế toán cả fulltime và thời vụ với mức lương hấp dẫn. Đối với nhân viên kế toán doanh nghiệp làm fulltime mức lương giao động từ 8-15 triệu. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc liên quan đến kế toán doanh nghiệp thì bạn có thể tham khảo tại 123job.vn

Mức lương của kế toán doanh nghiệp

Mức lương của kế toán doanh nghiệp

VII. Cơ hội việc làm của kế toán doanh nghiệp

Kế toán là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động ở tất cả các đơn vị tổ chức. Cơ hội việc làm luôn trải rộng với sinh viên theo học ngành này. Bên cạnh vốn kiến thức, kỹ năng được trang bị thì bề dày kinh nghiệm là hành trang để các kỹ thuật viên Kế toán doanh nghiệp đặt một bước lý tưởng vào những vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, dịch vụ kế toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, các ngân hàng,… với các vị trí sau:

  • Nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Nhân viên kế toán phụ trách về: lương, tài sản cố định, vật tư, thanh toán, thuế, các khoản công nợ.
  • Chuyên viên Phân tích báo cáo tài chính.
  • Chuyên viên Quản trị tài chính doanh nghiệp.

Để có thể nắm rõ hoạt động tình chính của doanh nghiệp và đưa ra kết quyết định chính xác thì các doanh nghiệp cần phải có bộ phận kế toán tốt. Không chỉ nắm rõ các nghiệp vụ kế toán mà nhân viên kế toán doanh nghiệp cũng cần phải có định hướng cùng nhiều kỹ năng đi kèm. Nhân viên kế toán cần có thêm những kỹ năng mềm khác như khả năng tin học tốt, ngoại ngữ và khả năng phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính. Nếu có đủ các yếu tố trên thì bạn hoàn toàn có thể an tâm về công việc tương lai của bạn vì có rất nhiều công ty cần đến kế toán. Bạn cũng có thể đi làm thêm và trải nghiệm thực tế để có cơ hội cọ sát với ngành nghề mà mình lựa chọn.Có thể nói kế toán doanh nghiệp cũng là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, kế toán viên cũng sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ công việc hiệu quả và đáng tin cậy cho nhà quản lý.

Ngoài ra, bạn có thể lên trang tuyển dụng 123job và ấn một vài từ khóa như sau trong mục tìm kiếm để có thể tìm kiếm được vị trí kế toán doanh nghiệp với mức lương và vị trí làm việc phù hợp với bản thân như sau:

  • Việc kế toán doanh nghiệp - Hồ Chí Minh
  • Việc kế toán doanh nghiệp - Hà Nội
  • Việc kế toán doanh nghiệp - Đà Nẵng
  • Việc kế toán doanh nghiệp - Phú Thọ
  • ...

Vậy bài viết về kế toán doanh nghiệp đã đi đến hồi kết rồi! Chắc hẳn sau khi đọc bài viết bạn đã tìm cho mình được những thông tin cần thiết về các vấn đề  như công việc, mức lương hay cơ hội việc làm của kế toán doanh nghiệp rồi chứ! Cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết tới nhé! Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết khác của 123job nhé