Phân tích báo cáo tài chính là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với những người làm trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Thế nhưng, ý nghĩa của việc làm này và hướng dẫn đầy đủ, chi tiết nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng 123job khám phá nhé!
Báo cáo tài chính là gì? Khái niệm báo cáo tài chính được quy định như thế nào là vấn đề nhiều kế toán, đặc biệt là các kế toán mới vào nghề quan tâm, tìm hiểu. Vậy báo cáo tài chính là gì và có ý nghĩa như thế nào, dưới đây sẽ là một số thông tin cơ bản giúp kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn cùng 123Job.
I. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
Việc đọc và phân tích báo cáo tài chính là một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với những người làm việc trong lĩnh vực tài chính - kế toán cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện các bước trong quá trình phân tích và lập báo cáo chứ không mấy để ý tới vai trò và ý nghĩa của nó trong việc quyết định chiến lược và các hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy thì phân tích báo cáo tài chính là gì và cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là thuật ngữ được nhắc tới rất nhiều trong ngành tài chính - kế toán hiện nay. Nó được hiểu một cách đơn giản là hệ thống bảng biểu với các dữ liệu thống kê và các con số thể hiện tình hình tài chính của công ty và dòng tiền ra - vào trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những nhà quản lý và chủ doanh nghiệp, các bản báo cáo tài chính là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính và vòng vốn của công ty, từ đó họ sẽ đưa ra những chiến lược và biện pháp phù hợp nhằm giải quyết tình hình và nâng cao hiệu quả hoạt động. Còn đối với những nhà đầu tư, báo cáo tài chính là cơ sở để phân tích khả năng sinh lời và tiềm năng trong tương lai của công ty đó, từ đó họ có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Đối với cơ quan thuế và cơ quan chức năng thì báo cáo tài chính và kế toán thuế là văn bản pháp lý xác định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước.
Hiện nay, theo bộ luật mới nhất được cơ quan thuế áp dụng thì tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế bắt buộc phải lập và trình bày bảng báo cáo tài chính năm. Còn đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính thức, bên cạnh việc lập và nộp báo cáo tài chính năm thì họ còn phải bổ sung thêm báo cáo quý dạng đầy đủ (trừ quý 4 được tích hợp ngay trong báo cáo tài chính năm). Ngoài những trường hợp kể trên, các công ty, tổng công ty có các đơn vị hành chính trực thuộc sẽ phải nộp kèm bảng báo cáo tài chính tổng hợpvào cuối kỳ kế toán năm dựa trên các báo cáo riêng của từng đơn vị trực thuộc đó.
2. Phân tích báo cáo tài chính là gì?
Nếu như các bản báo cáo tài chính được coi là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và khả năng sinh lời của một công ty thì việc phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, phân tích và tổng hợp các thông tin, chỉ tiêu đơn lẻ được thống kê trong báo cáo thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật để đưa ra dự báo về tình hình tài chính của công ty trong tương lai. Từ đó giúp cho những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan nhà nước…) có thể dễ dàng đưa ra nhận định, phán đoán một cách chính xác và đúng đắn hơn.
3. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính
Như đã nói ở trên cũng như trong các giáo trình phân tích báo cáo tài chính hiện nay, mục tiêu chung của việc phân tích báo cáo tài chính là giúp cho các đối tượng sử dụng (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước…) có thể đưa ra đánh giá, nhận định về tình hình tài chính của công ty cũng như triển vọng về khả năng sinh lời trong tương lai để đưa ra những quyết định chính xác nhất. Tuy nhiên, với từng đối tượng cụ thể thì mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính cũng có chút khác biệt.
Đối với các nhà quản lý và những người chủ doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính công ty sẽ cho họ có cái nhìn toàn cảnh, chính xác về nguồn lực tài chính hiện tại của công ty mình, từ đó có thể dự đoán về khả năng sinh lợi và khả năng trả nợ để đưa ra những chiến lược phù hợp.
Đối với những người cho vay, các nhà đầu tư hoặc ngân hàng… thì việc phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sẽ giúp họ đánh giá được khả năng quay vòng vốn cũng như trạng thái dòng tiền ra - vào của công ty đó, từ đó có thể quyết định cho vay hoặc không để đảm bảo khoản vay là có lợi và có thể thu hồi vốn.
Đối với các nhà cung cấp, việc phân tích báo cáo tài chính của công ty, đặc biệt là phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng có vai trò cực kỳ quan trọng bởi khối lượng nguyên liệu đầu vào có giá trị rất lớn. Họ cần đảm bảo chắc chắn về khả năng trả nợ cũng như khả năng sinh lời của dự án đó để tránh tình trạng bị vỡ nợ.
Đối với các cơ quan quản lý, cơ quan Nhà nước thì bảng báo cáo tài chính là căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm đóng góp của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế với Nhà nước, ngoài ra nó còn có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách đối với các doanh nghiệp nói riêng.
II. Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính
Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính
Về cách phân tích báo cáo tài chính, bạn có thể đọc và tìm hiểu sâu thông qua các tài liệu phân tích báo cáo tài chính có thể kể đến như giáo trình phân tích báo cáo tài chính, các bản phân tích báo cáo tài chính mẫu, đề tài phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp… Ngoài ra, bạn cũng có thể học phân tích báo cáo tài chính thông qua các khóa học phân tích báo cáo tài chính và luyện tập với những bài tập phân tích báo cáo tài chính có đáp án hoặc mẫu phân tích báo cáo tài chính cụ thể của một công ty, doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, khi tiến hành các bước phân tích báo cáo tài chính thì bạn cần lưu ý một số điểm đặc biệt sau đây:
1. Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp
Công tác thẩm định dữ liệu và phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính là cực kỳ quan trọng, đòi hỏi người phân tích đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra lại tính pháp lý của các hồ sơ này (Đã có đầy đủ chữ ký của các cấp quản lý hay chưa? Số lượng báo cáo đã đủ chưa? Báo cáo đã được kiểm toán hay chưa?...)
2. Nắm thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp
Các thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệpsẽ bao gồm số vốn điều lệ thực góp và khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu trong các hoạt động góp vốn hoặc sản xuất - kinh doanh. Trong đó, khi nhắc tới vốn điều lệ thì bạn cần quan tâm tới vốn bằng tiền và số vốn bằng tài sản (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình…) còn với khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu thì bạn cần quan tâm tới các chỉ số tài chính (hệ số khả năng thanh toán, hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định, hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu, hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản, vòng quay hàng tồn kho cùng các loại tỷ suất lợi nhuận…)
3. Tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp
Sau khi đã phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo tài chính và tính toán các chỉ số phản ánh tình hình tài chính của công ty, bạn có thể đưa ra kết luận theo các câu hỏi như:
Tình hình tài chính doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại như thế nào? (tốt/xấu)
Khả năng điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai là tích cực hay tiêu cực?
Doanh nghiệp có đủ khả năng về vốn để đảm nhiệm dự án hay không?
III. Các chỉ số quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính
Các chỉ số quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính
Trong quá trình đọc và phân tích báo cáo tài chính, bạn cần quan tâm đặc biệt tới một sốchỉ số tài chính quan trọng.Ngoài ra trong các bài tập môn phân tích báo cáo tài chính nói chung và báo cáo thực tập phân tích báo cáo tài chính nói riêng thì những chỉ số tài chính là yêu cầu bắt buộc để đưa ra những đánh giá, nhận định tổng hợp. Tin vui là hiện nay khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bằng excel thì bạn đã có sẵn các công cụ để tính toán các chỉ số này. Vậy đó là những chỉ số tài chính nào?
1. Chỉ số thanh toán
Đây là chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng khi phân tích khái quát bảng báo cáo tài chính, đặc biệt là khi phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần, phân tích báo cáo tài chính công ty xây dựng hoặc phân tích báo cáo tài chính ngân hàng. Bao gồm các chỉ số:
Chỉ số thanh toán hiện hành: Cho biết khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, tốt nhất là ở mức 2 - 3. Nếu chỉ số quá thấp có nghĩa là doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và ngược lại, chỉ số quá cao lại cho thấy tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản lưu động dùng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, do đó hiệu quả sử dụng tài sản không cao. Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn.
Chỉ số thanh toán nhanh: Cho biết tỉ lệ các loại tài sản có tính thanh khảo cao trong tổng tài sản hiện hành của doanh nghiệp. Chỉ số thanh toán nhanh được xác định theo công thức: (Tiền mặt + Đầu tư tài chính ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn.
Chỉ số dòng tiền từ hoạt động: Bổ sung nhận định cho khả năng đáp ứng nghĩa vụ về tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Được xác định theo công thức: Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn.
2. Chỉ số hoạt động
Nếu như chỉ số thanh toán rất được coi trọng ở các công ty xây dựng thì chỉ số hoạt động là một trong số những yếu tố then chốtquyết định tình hình tài chính của các công ty kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ nét trong việc phân tích báo cáo tài chính Vinamilk, phân tích báo cáo tài chính công ty Kinh Đô, phân tích báo cáo tài chính công ty Bibica… Bao gồm:
Biên lợi nhuận thuần: Cho biết tổng mức lợi nhuận tăng thêm khi công ty bán được thêm 1 đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Từ đó cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Biên lợi nhuận thuần được xác định theo công thức: (Doanh thu thuần - Các khoản giảm trừ doanh thu)/ Doanh thu thuần.
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Doanh thu thuần.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản: Chỉ số này chỉ xét mức độ hiệu quả hoạt động của công ty chứ ko xét tới cấu trúc tài chính. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản được xác định theo công thức: ROA = (Thu nhập trước thuế + Lãi vay)/ Tổng tài sản trung bình.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần: Chỉ số cho biết mức độ và khả năng sinh lời trên 1 đơn vị vốn cổ phần, bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi và được xác định theo công thức: ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân.
Một điểm lưu ý nữa đó chính là trong các file excel phân tích báo cáo tài chính, khi sử dụng các công cụ và hàm tính toán các chỉ số trên, bạn cần lưu ý quy đổi về cùng 1 loại đơn vị thống nhất để tránh sai số trong quá trình phân tích dẫn tới các kết quả sai lệch.
V. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
1. Các Bước Lập Báo Cáo Tài Chính 2021
* Cuối năm là thời điểm mà các doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính để kiểm tra, đánh giá và nhìn lại hiệu quả hoạt động của công ty mình. Nhưng phải làm những công việc gì để có được một bản báo cáo tài chính đúng cách, khoa học, và chính xác là điều không phải kế toán nào cũng nắm được.
Dưới đây là các bước thiết lập báo cáo tài chính 2021 mới nhất được cập nhật theo các thông tư hiện hành, kế toán các doanh nghiệp có thể tham khảo.
Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán
* Để thực hiện nghiệp vụ ghi sổ sách theo trình tự thời gian, kế toán bắt buộc phải tìm kiếm và sắp xếp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ kế toán theo thứ tự. Các chứng từ nên được lưu trữ theo tháng hoặc quý để dễ kiểm soát.
Các công tác cơ bản bao gồm:
– Tập hợp hoá đơn đầu ra, đầu vào, Sao kê, sổ phụ ủy nhiệm chi các ngân hàng, giấy nộp tiền vào NSNN, Thông báo đóng BHXH, Lập bảng lương, ….từ 1/1 đến 31/12 và hoàn thành nhập liệu vào sổ sách. (Phiếu xuất – nhập kho, Báo có, Báo Nợ Ngân hàng, phiếu thu, chi tiền mặt, Hoá đơn tìm dịch vụ, phiếu kế toán).
– Phân bổ khấu hao tài sản cố định, mức giá trả trước ngắn hạn, dài hạn, lập các bút toán phân bổ.
Bước 2: Hạch toán và phân bổ chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
* Trên cơ sở chứng từ đã được sắp xếp theo thứ tự một cách khoa học, kế toán tiến hành nhập liệu các nghiệp vụ kinh tế nảy sinh như: Nhập , phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, báo có, báo nợ…
Trong quá trình hạch toán, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện những chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp tuân thủ các quy định của luật pháp về kế toán, thuế.
Phân bổ những nghiệp vụ nảy sinh theo tháng, quý như: Phân bổ chi phí trả trước, phân bổ khấu hao, phân bổ dụng cụ, công cụ….
Đây là các bước căn bản để lập báo cáo tài chính 2020 theo quy định hiện hành.
Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu số liệu với các hồ sơ khác
* Sau khi hạch toán và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, kế toán cần tiến hành rà soát lại những nghiệp vụ phát sinh. Trong đó thì phân nhóm tài khoản cần được soát xét kỹ càng nhất bởi đây là số liệu dễ phát sinh sai lệch nhất. Cụ thể:
– Số dư đầu kỳ và cuối kỳ, Phát sinh có, Phát sinh nợ của từng ngân hàng trên sổ chi tiết các TK 112 cần khớp với sao kê từ phía ngân hàng.
– Sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không âm tại mọi thời điểm. Nếu sổ quỹ âm thì có thể xử lý bằng nhiều cách, trong đó thì cho vay mượn cá nhân lãi suất 0% là cách làm đơn giản nhất
– Tổng Doanh thu trên TK 511 cần khớp với tổng giá trị của hoá đơn đầu ra và tổng doanh thu trên các tờ khai thuế VAT trong năm cộng lại. Trong một số trường hợp cụ thể thì cần tính cả TK 711 (nếu khoản thu nhập khác là có xuất hoá đơn và ghi nhận nghĩa vụ thuế ). Khi các bạn đối chiếu tài khoản thuế, mà khách hàng có doanh thu không chịu thuế hoặc chịu thuế 10%, 5%, 0% thì cột doanh thu và cột VAT các bạn nên tách riêng theo từng mẫu trên chứ không để gộp.
– Tổng thuế VAT đầu ra – Số phát sinh bên Có của TK 3331 phải khớp với tổng giá trị thuế GTGT đầu ra của các hoá đơn cùng lại và khớp với Tổng giá trị thuế GTGT đầu ra trên những Tờ khai thuế VAT trong năm cộng lại.
– Tổng số thuế GTGT đầu vào – Số phát sinh Nợ TK 133 trong năm có thể khớp hoặc không khớp với Tổng giá trị VAT đầu vào trên những tờ khai thuế VAT cộng lại. Nếu không khớp, các bạn bắt buộc giải trình được vì sao lại có chênh lệch (hoá đơn năm nay nhưng khai thuế vào năm sau chẳng hạn).
Lưu ý: Các hóa đơn đầu vào kê khai trên tài khoản thuế mới được hạch toán trên TK 133 trong sổ kế toán. Các hoá đơn đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ thuế (hoá đơn trên 20 triệu không tính sổ qua ngân hàng, hợp đồng không đúng thông tin công ty,….), dù trong năm đã kê khai trên TK thuế GTGT thì cũng không được phép nhập vào TK 133. Đồng thời kế toán phải điều chỉnh giảm trên TK thuế của tháng/Quý đó.
– Số dư trên TK 131, 331, 1388, 3388, 141, 311, 341, 244, 344, 144 – theo từng đối tượng mã khách hàng nên chính xác. Nếu có điều kiện thì nên làm Biên bản đối chiếu công nợ với từng quý khách để đảm bảo số liệu của mình là chính xác. Nếu không thì nên đánh giá lại mọi phát sinh công nợ theo từng đối tượng để bảo đảm số dư đúng. Đặc biệt, các bạn kế toán cần lưu ý tới các đối tượng Dư Có 131, Dư Nợ 331 để tránh phát sinh lỗi khi lập báo cáo tài chính 2020.
– Số dư TK 3383, 3384, 3389 cần phải khớp với số liệu trên Thông báo đóng BHXH.
– Số dư tại ngày 1/1/, 31/12, phát sinh Nợ, phát sinh Có TK 311, 341 bắt buộc phải khớp với số liệu bên cho vay: Sao kê tài khoản tiền vay của ngân hàng, hoặc giao kèo vay tiền cá nhân.
– Tổng hợp nhập xuất tồn: Tổng hợp chi tiết từng mã hàng không âm tại mọi thời điểm. Số dư tại thời điểm đến 31/12 ở từng kho hàng khớp với số liệu thực tế hoặc Biên bản kiểm kê.
– Tổng hợp nhập – xuất – tồn TK 152, 155, 156, cần khớp với số liệu dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, dư cuối kỳ trên BCDPSTK với từng tài khoản 152, 155, 156.
– Số dư tại 1/1, 31/12 và phát sinh Bên Nợ, Bên có của TK 211, 214, 142, 242 nên khớp với Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn, ngắn hạn và Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
– Nếu trong năm đơn vị còn nợ tiền thuế thì số dư bên Có của các TK thuế: 3331,3334, 3335,… phải khớp với số tiền thuế còn nợ.
– Đảm bảo 100% nghiệp vụ ghi nhận giá tiền có đầy đủ hoá đơn, chứng từ đầu vào.
– Bảng cân đối phát sinh những tài khoản: Dư đầu, phát sinh, dư cuối hai bên Nợ có, phải luôn luôn bằng nhau.
Bước 4: Cân đối các bút toán tổng hợp và kết chuyển
* Sau khi rà soát lại toàn bộ các nghiệp vụ chi tiết xong xuôi thì kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ đảm bảo những tài khoản đầu 5 tới đầu 9 không có số dư cuối kỳ.
Doanh thu và chi phí phải bảo đảm mối quan hệ hài hòa và hợp lý. Thông thường giá vốn không lớn hơn doanh thu, giá tiền quản lý không quá lớn, tuỳ từng lĩnh vực hay ngành nghề mà tỉ lệ chi phí không giống nhau.
Các doanh nghiệp Thương mại, Sản xuất, Xây dựng: Chi phí giá vốn là lớn nhất. Chi phí quản lý rất thấp, chỉ khoảng 10-20% doanh thu. Còn những doanh nghiệp dịch vụ thì tỉ lệ chi phí quản lý có thể lớn hơn.
Trong trường hợp tổng chi phí quá thấp so với doanh thu: Các bạn có thể nâng mức chi phí lên bằng một số giải pháp: thêm nhân viên trên bảng lương, tăng chi phí lương, tạo ra giá thành lãi vay (lưu ý lãi vay cá nhân không vượt quá 150% lãi suất căn bản nhà băng thương nghiệp hoặc ngân hàng nhà nước), Tăng chi phí khấu hao bằng cách để khung khấu hao ở mức thấp nhất,… Và trong trường hợp chi phí quá nhiều cần giảm chi phí, hãy gác chi phí sang năm sau.
Bước 5: Lập báo cáo tài chính 2020
– Lập báo cáo tài chính 2020 theo pháp luật và chế độ kế toán hiện hành
– Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN
– Các báo cáo trên được lập trên phần mềm HTKK của cơ quan thuế. Yêu cầu phải sử dụng bản mới nhất.
– Sau khi lập xong BCTC và các báo cáo quyết toán thì tiến hành kết xuất ra excel để lưu tại máy, kết xuất file XML để nộp cơ thuế quan theo quy trình nộp báo cáo mới nhất áp dụng.
Thông qua 5 bước trên, một kế toán có thể hình dung được phần nào công việc của một kế toán Doanh nghiệp từ khâu hạch toán chi tiết cho tới thiết lập báo cáo tài chính 2021 hoàn chỉnh. Trách nhiệm và bổn phận của một trước Ban lãnh đạo cũng như trách nhiệm và bổn phận của doanh nghiệp trước những cơ quan quản lý nhà nước.
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới phân tích báo cáo tài chính mà 123job muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng những thông tin về cách lập báo cáo tài chính và những điểm lưu ý khi phân tích báo cáo tài chính hướng dẫn thực hành sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và hẹn gặp lại bạn trong những bản tin đầy thú vị tiếp theo của chúng tôi!