Bạn hay nghe các lời bình phẩm như: Người này lùn quá, béo quá, gầy quá, thật xấu xí... Đó tựa như một ngôn từ miệt thị có thể nhấn chìm một người bình thường. Cùng tìm hiểu body shaming là gì trong bài viết này nhé!

Ngày nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ Internet, mạng xã hội là một nơi lý tưởng để làm quen bạn mới, trò chuyện. Nhưng mặt trái của nó thì đây cũng chính là nơi để mọi người chỉ trích, miệt thị người khác, những scandal rầm rộ hàng ngày. Nhưng các bạn đã biết body shaming là gì chưa, và tác hại của body shaming là gì, đưa ra một vài cách vượt qua body shaming là gì? Cùng đi tìm hiểu qua bài viết sau nha!

I. Body shaming là gì? 

Body shaming là gì?Body shaming được hiểu như là những lời nói mang nghĩa “miệt thị” chê bai ngoại hình của người khác, chế giễu họ, có thể là những lời lẽ cay nghiệt đi quá giới hạn, trở thành xúc phạm người khác. Những lời nói này không hề mang ý nghĩa tích cực, khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc nặng hơn là bị tổn thương tinh thần. Body shaming có thể là những câu nói đơn giản như “gầy như nghiện” hay “mập như heo” nhưng vẫn khiến người nghe thấy  không hài lòng. Việc chế giễu ngoại hình có thể do người khác hoặc cho chính bạn tự ti về bản thân dẫn tới những sự ám ảnh trong cuộc sống.

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

Không có một chuẩn mực chung nào về cái đẹp và thể hình bên ngoài cả. Chỉ đơn giản khi họ thấy ai đó đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội thì lúc này những suy nghĩ miệt thị sẽ nổi lên, đôi khi hậu quả của nó còn nghiêm trọng hơn cả việc chỉ trích một ai đó. Đùa vui phải đi liền với việc người nghe phải cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Ranh giới giữa đùa vui và body shaming thực sự rất mong manh, bạn có thể vô ý dẫm phải nó bất cứ lúc nào.

Body shaming là gì?Body shaming có thể biểu hiện qua trực tiếp lời nói hàng ngày, hoặc qua các bình luận trên mạng xã hội Facebook, Instagram... Vậy trong giao tiếp hàng ngày làm sao phân biệt đâu là những nói đùa và đâu là body shaming?

Các lời nói vui đùa về ngoại hình chỉ nên có giữa những người quen biết, thân thiết với nhau như bạn bè thân quen chẳng hạn. Nhưng mọi thứ vẫn phải có điểm dừng, không nên nói lại quá nhiều lần, vì nếu lời nói vui đùa đi quá giới hạn cũng khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ về body shaming là gì. Vậy chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu xem các hình thức của body shaming là gì nhé.

II. Những hình thức body shaming 

Body shaming là gì? Body shaming thường xuất hiện dưới dạng những lời nói không mang nghĩa tích cực, khiến người nghe cảm thấy bị tổn thương tinh thần, cảm thấy tự ti. Đó có thể là những câu đơn giản như “gầy như nghiện”, “mập như heo”, hay “Ca sĩ gì mà mặt toàn mụn”...

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, body shaming còn có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác. Những hình ảnh cắt ghép hay bản nhạc mang tính chất so sánh cũng là một hình thức body shaming.

Giờ đây, người ta thường xuyên thấy body shaming xuất hiện dưới dạng các bình luận trên mạng xã hội về một đối tượng nào đó. Bởi đây là một nơi mà người đi body shaming có thể ẩn danh, để body shaming càng có “đất” để lộng hành.

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

III. Body shaming xuất hiện ở đâu 

Body shaming xảy ra ở hầu hết ở mọi nơi trong xã hội từ trường học, cơ quan... Thậm chí là từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

Với tốc độ phát triển không ngừng của nền công nghiệp 4.0 hiện nay, đặc biệt là sự kết nối mạnh mẽ của internet, mạng xã hội trở thành nơi lý tưởng cho việc miệt thị người khác. Khi không cần đối diện trực tiếp với người bị miệt thị, body shaming diễn ra dễ dàng hơn. Có hơn 80% số lời miệt thị diễn ra trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram...

IV. Ai là nạn nhân của body shaming

Nếu như trước đây body shaming thường nhắm tới những đối tượng được cho là béo, thân hình quá cỡ, thì ngày nay bất kỳ ai “không vừa mắt” cũng có thể trở thành nạn nhân của sự miệt thị ngoại hình. Bạn hoặc tôi, những người khuyết tật, người có ngoại hình không đẹp, người nổi tiếng... Đều cũng có thể trở thành nạn nhân của body shaming.

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

Ở Việt Nam, ngày càng nhiều có những ngôi sao nổi tiếng bị chỉ trích nặng nề về ngoại hình. Đặc biệt là ở vòng chung kết Vietnam’s next top model, chỉ vì cơ thể quá gầy mà Cao Ngân đã liên tục bị cư dân mạng chế giễu là "bộ hài cốt di động". Ở những nước phương tây thì tình trạng này cũng không hề khá khẩm hơn. Ngay cả như ca sĩ nổi tiếng như Adele cũng đã từng bị body shaming khi cô vừa mới sinh con đầu lòng.

Body shaming ngoại hình không phải là chuyện quá xa lạ ở xứ sở Hàn Quốc. Người Hàn Quốc cho rằng mặt tiền là tất cả đối với họ, là hình ảnh của bản thân là danh tiếng bản thân. Bởi vậy mà không quá ngạc nhiên khi có tới 20% người Hàn đã từng lên bàn phẫu thuật thẩm mỹ.

Hình thức body shaming tự chế giễu bản thân hình thành từ chính sự ám ảnh thua kém về nhan sắc với mọi người xung quanh. Họ luôn luôn tự ám ảnh bởi những khiếm khuyết trên cơ thể như: thể hình quá gầy, hay quá béo, mặt to, chân to…và mặc cảm về bản thân.

Những người miệt thị thường thích soi xét những khuyết điểm của người khác và miệt thị nó. Nạn nhân của miệt thị ngoại hình sẽ dành phần lớn thời gian để nghĩ đến những khuyết điểm của bản thân, nhân cách họ luôn cảm thấy khó chịu. Người bị miệt thị ngoại hình lâu dần họ sẽ hình thành tâm lý bản thân luôn thua kém người khác. Cảm xúc này sẽ hình thành tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, muốn cách xa xã hội... Nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm và có thể dẫn đến tự tử.

V. Những người thích Body shaming

Có một sự thật là người mắc bệnh ở đây không phải là những người bị miệt thị, mà chính là từ nhân cách những người miệt thị. Căn bệnh nhân cách mang tên "quan trọng hình thức" hay nặng hơn là "ám ảnh hình thức" đã đẩy những người này vào lối suy nghĩ tiêu cực không lối thoát. Việc dùng ngôn từ để miệt thị người khác chính là một biểu hiện hay một hình thái của căn bệnh nhân cách khó chữa này. Một vài người quan niệm rằng body shaming chỉ là đóng góp để người ta trở nên tốt đẹp hơn, người ta chỉ ra những điểm không tốt của người khác để giúp người đó biết và tìm cách sửa đi.

Tuy nhiên đây chỉ là quan điểm rất nông cạn và thiếu sâu sắc. Làm tổn thương một ai đó khác hẳn so với cách giúp đỡ hay khuyên bảo một ai đó. Đừng nên lấy cái cớ này để biện hộ cho nhân cách ích kỷ của bản thân mà đẩy người khác vào đau khổ. Lấy sự tổn thương của người khác làm trò vui cho bản thân, đó không phải là điều bạn nên làm.

VI. Tác hại của body shaming 

Nếu bạn đang thắc mắc về những tác hại của body shaming là gì? Thì trong phần này, 123job.vn sẽ đưa ra cho bạn các tác hại cực kỳ nghiêm trọng của body shaming là gì.

1. Tự ti về ngoại hình

Khi bị chỉ trích về ngoại hình, rất nhiều người không thể gạt bỏ tâm trạng tự ti. Họ có thể dễ trở nên nhút nhát, tránh né người khác. Các bạn ở độ tuổi dậy thì chính là người dễ bị tổn thương nhất. Tuổi dậy thì chính là độ tuổi mà tâm lý trở nên nhạy cảm nhất, những câu nói đùa về ngoại hình cũng khiến cho các bạn trở nên mặc cảm, thậm chí là tìm đến cái chết.

Bạn cần nhớ rằng thứ hạng của đặc điểm ngoại hình liên quan đến đặc điểm tính cách; mọi người thường để đặc điểm tính cách lên trên ngoại hình. Nó nhấn mạnh rằng không chỉ có lòng tự trọng bị ảnh hưởng bởi cảm nhận tính cách, mà ý kiến của người khác về bạn cũng vậy.

2. Suy sụp tinh thần

Ban đầu khi đối mặt với body shaming nạn nhân chỉ cảm thấy buồn, thất vọng. Nhưng nếu những lời miệt thị ngoại hình cứ theo thời gian tăng dần sẽ gây áp lực về ngoại hình đến nỗi họ chỉ muốn tự tử. Sự thiếu tự tin về ngoại hình kèm theo lời chỉ trích từ những người xung quanh sẽ làm cho nạn nhân tin tưởng bản thân mình rất xấu, thất vọng về bản thân dẫn đến suy sụp tinh thần hoàn toàn.

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

3. Giảm cân phản khoa học

Người bị mặc cảm ngoại hình sẽ tìm đến các biện pháp giảm cân không lành mạnh. Do mong muốn giảm cân nhanh chóng, nạn nhân body shaming sẽ áp dụng chế độ ăn kiêng quá đà, không khoa học, có khi là nhịn ăn hoặc dùng các loại thuốc giảm cân kém chất lượng không được như quảng cáo. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, làm mất cơ thay vì mỡ, hại gan thận...

VII. Cách vượt qua body shaming

1. Nên hài lòng với bản thân

Theo một nghiên cứu cho rằng cứ 2 người thì sẽ có một người không hài lòng với ngoại hình của bản thân họ. Không có ai là hoàn hảo cả, thực tế những người thường xuyên đi chỉ trích ngoại hình người khác cũng là người luôn cảm thấy tự ti về diện mạo của họ. Người thực hiện hành vi body shaming để hạ thấp người khác và đề cao bản thân họ.

Mỗi người đều mang một vẻ đẹp khác nhau khi sinh ra, không ai có thể quyết định được sự đẹp xấu của bản thân mình. Nếu bạn cảm thấy mình không ổn, bạn cảm thấy nó tồi tệ, việc xây dựng lại một bức tường thép về tinh thần cho chính mình chính là phải tin tưởng vào bản thân. Hiểu rõ cơ thể mình cũng như đón nhận các ý kiến từ người khác. Nhưng biết cách chọn lọc, lấy khuyết điểm để từ đó xây dựng nó thành ưu điểm, khiến mình trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Lựa chọn mở nút thắt cho chính bản thân mình, hay đơn giản là đập vỡ bức tường tự ti bằng cách tâm sự với những người bạn thân, người nhà, hoặc đi đâu đó... Vì cơ thể là của mình, đón nhận nó và hiểu rõ nó chính là cách tốt nhất để bạn bỏ ngoài tai những lời tỉ tê, nhỏ mọn kia.

Có nhiều cách để vượt qua nỗi sợ mang tên body shaming, mỗi người đều có một cách riêng. Thế nhưng, hãy coi như đây là một cánh cửa và cố gắng mở nó ra, bạn sẽ thấy được nhiều điều tốt đẹp hơn ở ngay sau cánh cửa ấy.

Thay vì để tâm tới những lời nói body shaming của người khác, bạn nên tìm ra những điểm tốt, giá trị tiềm ẩn của bản thân sẽ giúp bạn tự tin hơn. Nên thường xuyên luyện tập  thể dục thể thao và chăm sóc bản thân để có thân hình như mong muốn.

Để thân hình bạn được trở nên đẹp và quyến rũ hơn. Bạn nên chơi một môn thể thao, hoặc luyện tập gym, yoga. Không chỉ giúp bạn trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người, nó còn giúp cho bản thân bạn có sức khỏe tốt hơn. Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, có thể tham khảo qua một số mẫu đồ tập gym nữ tại Mstyle. Hay mua đồ đẹp sẽ giúp bạn có động lực để luyện tập nhiều hơn.

2. Yêu thương bản thân

Học cách yêu thương bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp nhận mọi thứ hơn. Đầu tư chăm sóc cơ thể sẽ giúp bạn tự tin và biết trân trọng cơ thể mình. Dù bạn có khó trở nên đầy đặn hay dễ tăng cân thì đều không sao cả, miễn là bạn đủ cố gắng là được.

Đừng bao giờ tự lăng mạ bản thân mình. Tự lăng mạ mình là hạ thấp bản thân, nhân cách thành thứ mà bạn không mong muốn.

- Nói “Mình thật ngu ngốc” cũng không đúng và đó là hạ thấp bản thân. Nếu bạn cảm thấy mình ngốc nghếch, thì nhiều khả năng là bạn thiếu kiến thức về một điều nào đó. Thay vì đó, hãy nghĩ: “Mình không biết cách sử dụng máy tính cơ bản. Có lẽ mình nên tham gia một khóa học để biết cách sử dụng trong thời gian tới”.

- Nói "Mình là kẻ béo như heo, chậm chạp" sau khi bị người khác body shaming thì đúng là không công bằng với bạn. Thay vào đó, hãy đưa ra bình luận tích cực như: “Mình có hơi thừa cân, nhưng mình sẽ coi những câu nói đó là động lực để giảm cân".

- Nói "Mình thật xấu xí" đó là hạ thấp mình. Không có ai là xấu cả, bạn hãy luôn tự cảm thấy rằng mình còn may mắn hơn nhiều người, bạn là sự yêu thương nuôi nấng của cha mẹ. 

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

Body shaming là gì? Tác hại của body shaming là gì?

3. Hãy nói cảm giác của bạn

Những người hay nhận xét về ngoại hình bạn đôi khi chỉ cho đó là những câu đùa vui. Khi bạn không cảm thấy thoải mái với những lời nhận xét của họ, bạn nên nói rõ cảm giác của mình. Người thật sự yêu thương bạn sẽ tôn trọng bạn và không lặp lại những câu đó nữa. 

Thay vì luôn để tâm tới những lời miệt thị của người khác, bạn hãy chăm sóc và trân trọng bản thân mình nhiều hơn. Không có ai là hoàn hảo cả, hãy luôn tự tin là chính bạn đừng để body shaming làm tổn thương bạn nhé!

VIII. Kết

Có rất nhiều cách khác để vượt qua Body shaming, trong mỗi chúng ta điều có cách thức của riêng mình, cứ coi như đó là một thử thách nhỏ mà cuộc sống đặt ra cho bản thân là được. Và hãy nhớ rằng đừng tự ti - Hãy tự tin!

Qua những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về body shaming là gì, các hình thức body shaming là gì, những người thích Body shaming là gì, tác hại của body shaming là gì, và đưa ra một vài cách vượt qua body shaming là gì. Nếu bạn còn câu hỏi hay đóng góp về body shaming là gì, thì hãy vui lòng để dưới phần bình luận. 123job.vn luôn sẵn sàng đón nhận và trao đổi những kiến thức mới từ người các độc giả.