Brainstorm được coi là một trong những kỹ năng được mọi người quan tâm và phát triển, không chỉ hoạt động nhóm, cá nhân có thể thực hiện hoạt động này đem tới mục đích chung và kết quả mang hiệu suất cao nhất. Mọi người cùng tìm hiểu vấn đề này nhé
Khi nói về những ý tưởng sáng tạo, người ta không ngừng nhắc về khái niệm Brainstorm, dịch theo nghĩa tiếng Việt là “động não”, một hành động suy nghĩ để khám ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Vậy làm sao để Brainstorm hiệu quả nhất? Tại sao Brainstorm góp một phần không nhỏ trong những hoạt động sáng tạo? Đừng bỏ lỡ cơ hội mà không đọc tiếp bởi vì Lan Anh sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi thông qua bài viết này nhé !
I. Brainstorm là gì?
Brainstorm giúp ích gì cho cuộc sống và xã hội?
Trong những công ty doanh nghiệp, bất kỳ những bộ phận chuyên về những mảng kiến thức khác nhau đều có một nhóm người với nhiệm vụ lên ý tưởng, tìm kiếm những sáng tạo mà trước đây chưa có nhưng cũng thực dụng và có thể đạt được thành tựu nhất định. Đôi khi, trong một công việc nhóm sẽ tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, ý niệm khác nhau dễ gây mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng tới mục tiêu chung của nhóm. Brainstorm đã giải quyết tình trạng này rất tốt mà sau này minh sẽ đề cập tới. Không chỉ có Brainstorm, Brainstorming cũng là một khái niệm được đề cập khá nhiều, vậy liệu hai từ có mang cùng một nghĩa? Và tại sao lại có sự xuất hiện của Brainstorming, chúng ta sẽ bàn về vấn đề này nhé!
1. Tổng hợp các khái niệm đầy đủ nhất về Brainstorm là gì?
Để trả lời rõ hơn cho câu hỏi Brainstorm là gì. Brainstorm là một kỹ năng dùng trí tuệ để dùng hết năng suất để động não, những ý kiến sáng tạo của nhóm sẽ được được tôn trọng bằng cách đưa ra những quan điểm của tất cả mọi người qua một danh sách và tất cả thành viên sẽ cùng nhau bàn luận về từng ý tưởng sáng tạo của nhau, tìm cách hiệu quả nhất đối với từng trường hợp và từ đó kết luận đâu là ý tưởng mang hiệu suất cao nhất cho công ty trong tất cả.
Mục đích ban đầu của hoạt động này để kích thích hoạt động của não chuyên sâu hơn về vấn đề họ đang bàn bạc, từ đó có thể giúp nảy sinh ra những ý tưởng kinh doanh, quan điểm kinh doanh mang tính thực tiễn cao hơn. Điều này có thể giúp mọi người tập trung vào vấn đề mình cần giải quyết lúc này, đồng thời tạo ra một môi trường mở, nhân viên sẽ không thấy bị gò bó hay bị cho rằng kiến thức, tư tưởng của mình bị phản bác. Để chốt lại vấn đề đó bằng một ý tưởng được ghi nhận và đánh giá bổ sung và được cho là hay nhất sau khi loại bỏ những rào cản khác. Điều này có thể tạo ra sự công bằng cho mỗi cá nhân trong khi ngôn luận, không bị chỉ trích, gạt bỏ ngay ý tưởng của mình. Khi hoàn tất quá trình Brainstorm, những ý tưởng khởi nghiệp sau khi bàn bạc sẽ có lý do củ thể để giữ lại hay bị loại bỏ đi sau phần đánh giá chọn lọc
Một số những thuật ngữ liên quan tới Brainstorm:
+ Brainstorming: một hoạt động tạo ra ý tưởng sáng tạo
+ Theo Alex Osborn :” Brainstorming là một kỹ năng làm việc nhóm, lúc này mọi người cố gắng tìm ra được giải pháp tốt nhất cho một vấn đề bằng cách tích lũy tất cả các chất xám của mọi người trong nhóm”
+ Brainstorm – lợi dụng những vấn đề được đề cập tới, có thể khơi dậy cho não một cái nhìn khái quát và tập trung, phương diện khác nhau từ nhiều người có thể đưa ra được những ý tưởng mới mẻ để bàn luận, không như phương thức suy nghĩ cá nhân thông thường
+ Brainstorming là một kỹ năng giúp tối đa hóa khả năng sáng tạo.
+ Trong thế giới của Brainstorming, không tồn tại những quy tắt từ bất kì nơi nào trên thế giới, nhằm không giới hạn các quan điểm để đi tới kết quả cuối cùng.
+ Brainstorming yêu cầu đòi hỏi bạn phải hoạt động hết năng sức trí tuệ, tạo ra những ý tưởng sáng tạo được đưa lên hàng đầu vào thời gian này.
+ Brainstorming tạo ra một môi trường giúp tác động vào hệ thần kinh, đồng thời một không gian thoải mái giúp mọi người tạo ra ý tưởng mới
+ Brainstorming là nơi mà người ta đưa ra những quan niệm khác biệt, dẫn đến kết nối những ý tưởng khởi nghiệp khác biệt
2. Nguồn gốc của Brainstorm, phương pháp và sự phát triển của “động não”.
Vào năm 1953, Faickney Osborn, cha đẻ của kỹ thuật động não. Trong cuốn sách đầu tay của mình “Applied Imagination”- Ứng dụng tưởng tượng, ông đề cập rất nhiều về thuật động não. Kể từ đó, Brainstorm được sự quan tâm khá nhiều của giới tâm lý học nghiên cứu , họ đã không ngừng phát triển và tạo ra cách thức thực tiễn dưới ngòi bút của ông.
Alex F. Osborn là người thành lập và quản lý tập đoàn quảng cáo BBHO của Hoa Kỳ. Vào năm 1939, phương pháp giúp đỡ sáng tạo đã cải thiện và được áp dụng theo chỉ đạo của ông. Một trong những động cơ cho sáng chế của ông được lấy cảm hứng từ những quan sát, tư duy và nhận thức khi Faickney Osborn bắt đầu nhận ra môi trường hoạt động của công ty vô cùng áp lực, thay vì tạo ra những ý tưởng quảng cáo hay thì nhân viên lại chú trọng deadline. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt chất xám trầm trọng, vấn đề này nếu không có giải quyết triệt để, công ty rất khó có thể duy trì lâu dài. Rất nhanh sau đó, Alex Faickney Osborn bắt đầu lên kế hoạch tổ chức những buổi họp nhóm và áp dụng kĩ thuật Brainstorm, và điều này thật sự có hiệu quả, kết quả cho thấy sự cải thiện về số lượng và chất lượng hàng hóa của công ty bởi nhân viên.
Không chỉ vậy dừng lại ở đó, một lượng kiến thức về tư duy sáng tạo ngay sau đó được ông nghiên cứu và đúc kết bắt đầu được xuất bản rộng rãi. Không chỉ “ Ứng dụng sáng tạo”, năm 1942, ông viết cuốn “Làm thế nào để suy nghĩ”. Ông bắt đầu đề cập chuyên sâu hơn vào phương pháp Brainstorm của mình qua cuốn “Sức mạnh sáng tạo của bạn” vào năm 1948, đặc biệt ở chương 33 khơi gợi ý tưởng khởi nghiệp của Brainstorm qua chủ đề “Cách tổ chức một đội hình để sáng tạo ra ý tưởng”. Trong chương này, Ostern đưa ra những đề xuất khi làm động não nhóm đó là hoạt động trí não và đưa ra những luật lệ cần thiết trước khi bàn luận một vấn đề mang tính thực tiễn cao, điều này đã góp một phần không nhỏ tới ngành tâm lý học.
Phương pháp hoạt động trí não mà theo Osterm cho rằng dựa vào hai nhân tố chinh tạo ra sự hiệu quả của ý tưởng khởi nghiệp là: Đừng vội phán xét ý tưởng sáng tạo và đừng để những sự hạn chế của những quan điểm khác mà giới hạn lại ý tưởng của bản thân. Đồng thời ông cũng đưa ra những quy tắc cần thiết của Brainstorm được tạo ra nhằm tăng độ thoải mái cho môi trường bàn luận, rào cản tâm lý, xã hội, đồng thời kích thích ý tưởng, tăng tính sáng tạo chung trong nhóm.
Đưa ra một số lượng ý tưởng sáng tạo được đề ra: yêu cầu này nghe có vẻ khá thiếu khả thi, tuy nhiên, điều này một sự cần thiết để thúc đẩy những ý tưởng được đưa ra mà không bị bất kì tâm lý cản trở nào. Kết quả, khi càng nhiều ý tưởng được đưa ra, thì càng nhiều cơ hội tạo ra một phương pháp triệt để
Không chỉ trích khi chưa được cho phép: trong quá trình hoạt động trí não, những cá nhân khác sẽ không chỉ trích lẫn nhau. Mặt khác họ sẽ cố gắng, cải thiện củng cố sao cho ý tưởng khởi nghiệp được đưa ra với kết quả hiệu quả nhất có thể. Bằng cách này, có thể tạo ra một môi trường sáng tạo mà bất kì những ý tưởng luôn được tôn trọng cho dù nó phản khoa học, thậm chí là bất thường
Đề cao những ý tưởng “lạ và độc” : những ý tưởng mới lạ có thể không có sức thuyết phục cao so với cách truyền thống nhưng lại là những thứ cần thiết khi các nhân viên đã quá chán nản với vấn đề cũ, họ có thể phát triển và sáng tạo thêm giúp cho ý tưởng đó không chỉ dừng lại ở một ý tưởng mới lạ mà có thể đưa ra thực tiễn với năng suất cao.
Dựa vào tâm lý học, Brainstorm đã rất thành công khi tạo ra một bầu không khí thống nhất và thoải mái giúp mọi người có thể đưa ra quan điểm của bản thân mà không bị hạn chế bởi những khái niệm có sẵn. Mọi người được đưa ra những quan điểm cá nhân và được quan tâm bằng những bình luận củng cố cho tư tưởng của mình, hiểu rõ được mục đích chung, kết thúc trong tích cực khi mọi người đã được lên tiếng bằng một cách đầy công bằng
3. Tại sao cần thực hiện Brainstorm trong hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân
Đa phần các công ty chọn hoạt động nhóm để có thể chọn lọc nên những ý tưởng sáng tạo từ nhiều phương diện khác nhau. Những dẫn dắt và kết nối từ quan điểm này củng cố cho người kia, từ đó xây dựng lên một tập đoàn vững mạnh và có tính sáng tạo cao. Không chỉ vậy, năng suất hoạt động nhóm khá hiệu quả và được nhiều công ty áp dụng, trong môi trường làm việc công cộng sẽ tác động không nhỏ trong vấn đề đưa ra ý kiến của bản thân, nếu không có Brainstorm, thì những ý tưởng sáng tạo mà từng cá nhân có sẽ không xuất hiện hết và giảm hiệu quả năng suất khi không có sự lắng nghe và củng cố ý tưởng sáng tạo từ các thành viên khác
Đối với cá nhân, hình thức hoạt động trí não này cũng khá cần thiết. Giả định, có rất nhiều ý tưởng được đưa ra trong tâm thức của mỗi cá nhân, điều này dẫn đến những mâu thuẫn nghịch lý và sự lộn xộn, hoạt động Brainstorm sẽ cải thiện những quan niệm đó có tổ chức, phân tích so sánh và đi tới kết luận chung tốt nhất.
II. Các bước tiến hành Brainstorming là gì
Hình thức động não theo nhóm làm tăng hiệu quả hoạt động
Bước 1: Chọn ra một người điều khiển, quyết định, chính họ hoặc một phụ tá sẽ ghi lại ý tưởng kinh doanh của mọi người
Bước 2: Đưa ra đề tài chính được đề cập, để tiếp tục thảo luận
Bước 3: Đưa ra những luật lệ Brainstorm meaning, cơ bản sẽ là :
+ Người trưởng nhóm có nhiệm vụ dẫn dắt buổi hoạt động trí não
+ Mọi người có quyền đưa ra ý kiến cá nhân
+ Những ý tưởng đi khác với nguyên thủy được đề cao
+ Khi không có sự đồng ý, không ai được ngắt lời, bình luận về ý kiến của người đang nói
+ Không tồn tại sai hay đúng
+ Thời gian cụ thể để kết thúc
Bước 4: Bắt đầu thực hiện Brainstorm bằng cách người chỉ đạo để cho các thành viên đặt câu hỏi với từng ý tưởng, ghi lại những câu trả lời. Không được đánh giá cho đến khi hết hoạt động này
Bước 5: Sau khi buổi Brainstorm kết thúc, chọn lọc và đánh giá ý tưởng theo những tiêu chuẩn như loại bỏ ý kiến không phù hợp, xóa ý tưởng bị trùng lặp. Sau đó thảo luận để đưa ra những ý tưởng kinh doanh nào được đánh giá cao hơn
III. Làm thế nào để Brainstorm những ý tưởng tuyệt vời cho chiến dịch Marketing
Để tìm được cách phát triển nên những hoạt động Marketing, mục tiêu của những nhà doanh nghiệp luôn là tìm ra càng nhiều ý tưởng kinh doanh càng tốt. Những phương pháp Brainstorm sau đây được đúc kết không chỉ dựa vào Osterm mà còn là những nghiên cứu của ngành tâm lý học có thể giúp bạn đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động lên ý tưởng khởi nghiệp:
1. Brainstorm theo nhóm
Phương pháp này dành cho những bộ phận tập thể cùng hướng về một mục đích, chuyên sâu một mảng kiến thức nhất định.Khi có một vấn đề cần được giải quyết:
+ Dành ra 30 đến 60 phút cho một buổi Brainstorm, chọn một thời điểm phù hợp khi tinh thần tốt nhất, đối với người chỉ đạo nên có một năng lượng tích cực để truyền cho mọi người
+ Chọn nơi hoạt động yên tĩnh, thoải mái, không tạo bầu không khí quá nghiêm túc hoặc nơi có quá nhiều tác động ngoại cảnh. Điều này khá cần thiết vì nó thúc đẩy quá trình suy nghĩ sáng tạo.
+ Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thiết bị để ghi chép lại tất cả những ý tưởng của mọi người một chủ thể. Các thành viên trong nhóm cũng cần có một quyển số ghi chép lại những điều tất yếu.
+ Hạn chế tối đa các thiết bị phương tiện truyền thông, thậm chí loại bỏ hoàn toàn để công việc được làm tốt hơn, không bị mất tâm trung và đi đúng trọng tâm của vấn đề
+ Đưa ra những quy tắc cần thiết cho một buổi Brainstorm nhằm bảo vệ những quyền lợi mà mỗi cá nhân có thể có. Ngoài ra , cần có những quy tắc giúp cho việc đưa ra những ý tưởng bất kỳ không bị hoãn lại bởi những lời bình luận tiêu cực.
+ Khuyến khích mọi người đưa ra ý tưởng, theo nhiều chiều hướng nhất có thể. Không để cho một cá nhân nào độc chiếm buổi thảo luận. Yêu cầu những người im lặng lên tiếng cho quan điểm của mình nhiều hơn để họ theo kịp và không bị để lại đằng sau.
+ Gửi lại những thông tin của cuộc trò chuyện như một bằng chứng, từ đó mọi người có thể học hỏi những ý kiến mới và củng cố cho quan điểm của mình
2. Brainstorm cá nhân
Cá nhân cũng cần có hoạt động tư duy để phát triển và hoàn thiện bản thân
+ Chọn thời gian thích hợp và địa điểm giúp bạn tập trung cao độ. Trước khi động não, hít thở 5 đến 10 phút, oxy có thể giúp não của bạn hoạt động tuần hoàn máu giúp cho việc suy nghĩ trôi chảy hơn
+ Bắt đầu với những thiết bị ghi chép và có hẹn giờ
+ Hãy tự nhắc nhở bản thân tạo ra những ý tưởng nội dung tốt nhất có thể trong thời gian này. Đồng thời củng cố cho mảng kiến thức mà bạn chuyên ngành, giải quyết được vấn đề mà bạn đang có.
+ Nói và ghi ra tất cả những gì bạn có trong đầu, mà không phê bình hay phán xét. Khi chúng tuôn ra khỏi bộ não của bạn.
+ Đề cao những ý tưởng mới mẻ hơn so với danh sách của bạn, phát triển và cải thiện ý tưởng của bạn với kết quả khả thi nhất
IV. Cuối cùng hãy xây dựng các nhân tố đem lại tác động tuyệt vời nhất cho não bộ
Việc tạo ra những thứ có thể kích thích tư duy của bạn rộng mở, những cách thức sau có thể dẫn dắt bạn cải thiện việc xây dựng tốt hơn:
1. Đặt đúng tông màu của căn phòng
Tạo ra một căn phòng với những kiến trúc thiết kế ảnh hưởng không nhỏ đến việc hiệu quả của một phiên động não. Những căn phòng có kiến trúc quá hẹp, hoặc có những đồ vật khơi gợi lên những quan niệm tiêu cực sẽ làm giảm năng suất năng suất suy nghĩ của một cá nhân. Theo tâm lý học, những đồ vật và cách trang trí nội thất có thể giúp dịu đi bầu không khí bằng cách đặt đồng hồ ở vị trí xa tầm mắt của người trong phòng hay chọn ra màu chủ đạo thể hiện sự giản dị có thể giúp cho người hoạt động tâm thức gần gũi, quen thuộc hơn, không bị gò bó bởi những điều mới lạ
2. Trình bày vấn đề, mục tiêu như một câu hỏi thách thức
Việc đưa ra những câu hỏi gây chấn động vừa đủ cũng là một cách kích thích cho não hoạt động cao hơn và giúp người trong cuộc thảo luận quay lại vấn đề được đề cập vì đôi khi họ sẽ bị phân tâm trong quá trình này. Việc đưa ra những ý câu hỏi đầy tính bất ngờ có thể giúp thu hút tích cực trong quá trình trò chuyện, còn giúp cho những ý tưởng này in sâu vào trí óc giúp họ có thể tập trung cho chủ đề được bàn đến hơn.
3. Xếp hạng về mức độ thông minh của những ý tưởng
Việc xếp hạng này thường được sau khi buổi Brainstorm kết thúc hoặc khi người chỉ đạo muốn kết thúc buổi thảo luận. Danh sách này đóng một vai trò không nhỏ trong việc tìm ra những ý tưởng tốt nhất có thể áp dụng. Tuy nhiên, nó sẽ được đưa ra sau khi đã sắp xếp mức độ ý tưởng hiệu quả nhất để người tham gia không cảm thấy mình bị bác bỏ ý tưởng. Hành động này tạo sự thúc đẩy tham gia đóng góp ý tưởng tích cực của tất cả mọi người
V. Mách bạn những công việc đòi hỏi Brainstorm cao hơn cả
Những công việc cần có sự tập trung cao độ
1. Công việc “viết lách” luôn đòi hỏi tư duy kết hợp sáng tạo
Việc hoạt động não luôn được các nhà văn nhà thơ áp dụng vì nó là một phương pháp rất hiệu quả cho việc sáng tạo. Tuy nhiên, có rất nhiều tác nhân khiến cho quyết định của những người viết bài dễ bị thay đổi quan niệm mà sửa bài nhiều lần. Brainstorm là một cách hiệu quả để cho nhà văn phân tích và làm chủ được mục tiêu nào cần thiết hơn mà mình có thể thực hiện. Việc sáng tạo cũng giúp cho những người viết sách này không ngừng phát triển tư duy của mình, ý tưởng trải dài mà không bị cản trở.
2. Tiếp thị và Marketing lười “động não” là nghèo ý tưởng
Brainstorm đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với những nhà kinh doanh quảng cáo của doanh nghiệp, truyền bá sản phẩm của mình. Những buổi động não thường được xoay quanh các vấn đề hằng năm đều có để đưa ra những xu hướng mới hợp thời không bị lạc hậu như :” làm thế nào để ra mắt các sản phẩm mới?” “ những dự định tiếp thị và nổi bật danh hiệu sẽ được làm mới bắt cách nào?” những câu trả lời này đều cần quá trình động não từ các bộ phận công nhân viên từ nhiều tư tưởng khái niệm sống khác nhau. Điều này có thể giúp đỡ mọi người hiểu hơn về những mảng khác nhau của cuộc sống mà còn có thể kích thích não đưa ra nhiều ý tưởng kinh doanh hơn.
3. Học tập – “động não” là tiền đề tạo bước đệm cho sự thành công
Brainstorm nên được khuyến khích dùng trong quá trình học tập vì đây là thời điểm phát triển tư duy của mỗi người, một kỹ năng cần thiết và được rèn luyện từ khi phát triển sẽ giúp nhuần nhuyễn hơn trong suy nghĩ, người điêu luyện trong thuật động não sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn, mang tính logic cao hơn, từ đó đưa ra những quan niệm đúng đắn và cuộc sống dễ dàng hơn, rèn luyện khả năng tập trung cao độ và phát triển năng lực của mình bằng việc đưa ra ý tưởng sáng tạo.
IV. Kết luận
Trong tất cả những linh vực, Brainstorm đóng một vai trò thiết yếu, là cầu nối cho tâm thức của con người giúp mọi người có một cái nhìn khái quát, toàn diện về mọi mặt. Không những vậy, việc điêu luyện trong hoạt động này cũng mang lại những lợi ích cho đời sống. Còn chần chờ gì nữa mà không áp dụng Brainstorm để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất giúp hiệu quả công việc hơn nhé !