Xu hướng viết blog đang ngày càng thịnh hành tại Việt Nam. Tại sao doanh nghiệp cần đến trang blog? Tìm hiểu ngay công cụ Google Data Studio để theo dõi hiệu suất của trang blog doanh nghiệp!

Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển, những bạn trẻ có nhiều cơ hội công việc với nhiều vị trí đa lĩnh vực từ công nghệ đến truyền thông và blogger. Internet phát triển như hiện nay chính là con đường mới cho những blogger được phát triển và tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức cũng như bạn độc. Làm sao để viết được những bài blog tuyệt vời và thành công? Bạn cần có một phương pháp để đo lường hiệu suất của những bài blog - Google data studio.

I. Tại sao phải theo dõi hiệu suất trang blog của bạn 

Trước tiên, để trở thành một blogger thì bạn cần biết được nội dung của mình hướng đến đối tượng nào, đồng thời nó cung cấp cho người đọc những thông tin gì và liệu đó có phải câu trả lời họ cần. 

1. Tại sao doanh nghiệp cần có trang blog

Đối với một doanh nghiệp thì trang blog chính là nơi cung cấp cho khách hàng những giá trị thực sự, vì vậy nó cần được sử dụng một cách dễ dàng và cũng cho họ thấy doanh nghiệp của bạn chính là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Là người tạo nội dung cho trang blog của doanh nghiệp, bạn cần xây dựng nội dung blog phong phú. Quá trình xây dựng và phát triển nội dung có thể sẽ tốn rất nhiều thời gian nhưng Google lại cực kỳ yêu thích những website giàu nội dung, chất lượng và có số lượng bài blog lớn, điều này đồng nghĩa với việc Google index website của bạn một cách thường xuyên. 

1

Tại sao doanh nghiệp cần có trang blog

Tuy nhiên, nếu đã có những bài blog chất lượng mà trang blog không hoạt động tốt thì liệu có phải bạn đang lãng phí thời gian không? 

2. Tại sao cần sử dụng Google data studio để theo dõi hiệu suất blog 

Nếu bạn là một dân chuyên trong ngành thì khái niệm GDS hay Google data studio cũng không còn xa lạ gì. Google data studio là một công cụ giúp bạn theo dõi số liệu và thống kê báo cáo cho trang blog của mình. Với công cụ GDS thì bạn có thể tìm thấy cách truy xuất và phân tích số liệu thống kê từ báo cáo Google data studio. Để tạo được báo cáo Google data studio, bạn cần tuân theo một số bước nhất định để xem hiệu quả hoạt động như thế nào. 

II. Cách theo dõi hiệu suất blog với Google Data Studio

1. Chuẩn bị dữ liệu cho báo cáo Google Data Studio

Đầu tiên, bạn cần kết nối dữ liệu website từ Google Analytics với Google data studio để có thể tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu cần thiết. Bạn cần phải tạo một báo cáo Google data studio và bạn nên nhớ dữ liệu này sẽ chỉ bao gồm dữ liệu trang blog của bạn. Đề làm được điều này thì cách dễ nhất chính là thêm bộ lọc Filter vào báo cáo của bạn. 

2

Cách theo dõi hiệu suất blog với Google Data Studio

Giả dụ rằng những bài đăng blog trên website đều bắt đầu với /blog trong URL thì cần phải thiết lập bộ lọc để hiển thị những bài blog trong báo cáo hiệu suất blog bằng cách đặt bộ lọc để chứa các trang này. Sau đó hãy nhấn vào biểu tượng tương tự tờ lịch trên thanh công cụ để đưa bạn đến phạm vi báo cáo ngày. Tùy vào giá trị ngày mà bạn đặt thì Google data studio sẽ xuất dữ liệu ngay khi bạn tạo báo cáo GDS

2. Theo dõi hiệu suất trang blog của bạn

2.1 Theo dõi lượt xem trang

Để theo dõi được hiệu suất của trang blog, bạn cần biết đến những khái niệm cơ bản về những chỉ số cụ thể. Bạn hoàn toàn có thể xem được tổng số phiên hay số lần xem trang trong một khung giờ nhất định, đồng thời xem dữ liệu này thay đổi như thế nào trong vòng 1 tháng. Một biểu đồ báo cáo Google data studio sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan với những bảng hiển thị nội dung blog theo thứ tự lượt xem. Một số thuật ngữ cần quan tâm:

  • Page view được dùng để mô tả hành động một người tải một trang trong website của bạn 
  • Unique Pageview cũng tương tự với Pageview, tuy nhiên không bao gồm hành động làm mới trang hay quay lại trang với cùng một người. 
  • Session được xem là một phiên lướt, trung bình khoảng 90s trên website của bạn. Khi lướt website của bạn, khách hàng có thể đọc qua một vài trang blog, chọn một số sản phẩm đưa ra vào giỏ hàng, xem danh mục sản phẩm,... tất cả đều được tính là một phiên. Nếu trong vòng 30 phút mà không có hoạt động thì phiên đó được tính là kết thúc và vào thời điểm nửa đêm thì những phiên khác cũng được kết thúc. 

Bạn cần thao tác một chút để nhận được hiển thị dữ liệu GDS

Tạo Scorecard để hiển thị số Session - dù chỉ là một ô nhỏ chứa chỉ số quan trọng mà bạn hướng mọi người tập trung nhìn vào báo cáo Google data studio ngay, 

Tạo một biểu đồ chuỗi thời gian - Dimension tự động đặt “Date” nhưng bạn cần phải đặt thứ Breakdown dimension là Page Title và chỉ số Unique Page views.

3

Theo dõi hiệu suất trang blog của bạn

Khi nhận thấy số lượt xem trang và số phiên tăng lên thì bạn nên kiểm tra xem có những nội dung nào đang có số lượt xem cao nhất. Ngược lại, với những nội dung có lượt xem thấp thì bạn nên cân nhắc có nên tiếp tục chủ đề này không. Bạn cũng có thể dành thời gian để cân chỉnh một số điều dưới đây để tăng thời gian xem trang:

  • Chia sẻ bài blog trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội 
  • Hướng đến những chủ đề khó nhưng vẫn thu hút người đọc 
  • Viết blog trong thời gian dài để Google data studio tin tưởng nội dung 

Xem thêm: Report là gì? Các bước để báo cáo nội dung xấu trên các nền tảng mạng xã hội

2.2 So sánh tổng số người dùng với người dùng mới

Tiếp đến, bạn cần tạo một bảng dữ liệu thô về người dùng mới và tổng số người dùng, vẽ thêm một biểu đồ hình tròn để so sánh người dùng mới trong tổng số người dùng. Một số khái niệm chính cần được xem qua:

  • New user được tính khi website nhận được một lượt truy cập vào website từ một người chưa có lịch sử cookie theo dõi 
  • Returning User là một lượt truy cập vào website từ một người đã từng có cookie theo dõi.
  • Users = New + Returning

Dữ liệu về người dùng được xem là vô cùng hữu ích trong báo cáo Google data studio vì bạn hoàn toàn có thể so sánh được hành động của người dùng mới và cũ trên trang blog. Các biểu đồ trong báo cáo Google data studio cũng sẽ hiển thị những người dùng mới mà bạn đang thu hút từ công cụ tìm kiếm miễn phí của Google với những kênh truyền thông khác. Quy tắc là nếu như khách truy cập mới của bạn từ tìm kiếm không phải trả tiếp, bạn cần tập trung hơn vào hoạt động SEO trang blog.

2.3 Thời gian người dùng tiêu thụ nội dung blog của trang web

Liệu rằng người dùng được thu hút đến website của bạn có đang tiêu thụ nội dung bạn viết, họ đến nhanh nhưng có tiếp tục ở lại không? Thời gian độc thấp cũng là dấu hiệu cho thấy bạn nên ưu tiên đầu tư chỉnh sửa nội dung để người dùng ở lại lâu. Bạn hoàn toàn có thể xem tổng thời gian trên trang và thời gian trung bình trên trang cho người dùng. 

3

Thời gian người dùng tiêu thụ nội dung blog của trang web

Chỉ số thời gian trên trang/Thời gian trung bình trên trang (không tính những người thoát ngay khỏi trang của bạn). Số liệu được phân tích cũng tiếp tục được tính ngay cả khi người dùng mở trang lên, đọc một chút và tiếp tục mở một tab mới. Vậy nên đây cũng không phải là một báo cáo Google data studio chính xác nhất và điều quan trọng là nên nhớ đến điều đó để không diễn giải sai. 

Thời gian đọc cao là một dấu hiệu tốt nhưng bạn nên bỏ qua nó ngay bây giờ và tập trung xem xét chất lượng nội dung có thời gian đọc thấp và điều chỉnh để khắc phục những chỉ số này. Thời gian độc thấp chỉ ra rằng blog của bạn không đi đúng mong muốn của người dùng, điều này liên quan đến SEO - mô tả meta, headline. Hãy luôn đảm bảo rằng chúng mô tả đúng nhữn gì được tìm thấy trong các bài đăng trên blog. 

Nhìn vào chất lượng bài đăng thì bạn cần xem điểm nội dung, tiêu đề và đoạn văn nhỏ hấp dẫn để chia nhỏ văn bản và giúp dễ đọc hơn. Liệu bạn có bật cửa sổ lên khiến người dùng cảm thấy bị làm phiền và thoát trang. Những hành vi dù nhỏ nhưng có thể giúp bạn đánh giá và kiểm tra được lưu lượng truy cập bài đăng blog có thời giand đọc thấp và dành thời gian tối ưu chúng. 

2.4 Theo dõi tỷ lệ thoát blog

Tỷ lệ thoát trang hay được biết đến là Bounce rates còn được gọi là một phiên độc lập và tr lệ thoát được tính bằng cách lấy số người dùng với những phiên trang đơn chia cho tất cả phiên. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì có nghĩa là càng có nhiều người rời khỏi trang web sau khi truy cập và không có tương tác với website của bạn. Vậy hiểu đơn giản thì tỷ lệ thoát trang càng cao thì càng không tốt. 

5

Theo dõi tỷ lệ thoát blog

Thông qua báo cáo Google data studio, bạn hoàn toàn có thể nhận được tỷ lệ thoát trang của website của bạn. Khi viết một trang blog, bạn muốn người dùng đọc nhiều hơn, tuy nhiên nếu bài viết không mang lại giá trị cho người dùng thì họ sẽ thoát trang. Vậy nên nếu tỷ lệ thoát trang thấp thì bạn đã thành công thu hút người dùng đọc nội dung của bạn. Một quy tắc bất di bất dịch là hãy luôn có sự cân đối giữa tỷ lệ thoát trang thấp và cao. Những bài đăng có tỷ lệ thoát trang cao thì cần điều chỉnh nội dung và thêm call to action để giữ chân khách hàng.

2.5 Theo dõi nguồn giới thiệu blog

Nguồn giới thiệu thông thường là nguồn lưu lượng truy cập đang giưới thiệu mọi người đến với trang blog của bạn, thường đến từ những kênh mạng xã hội lớn như Google, Email, Facebook,... cũng như những người đến với blog nhờ vào công cụ tìm kiếm. 

Trong GDS, bạn có thể sử dujgn breakdown dimenson để phân tách ra theo tháng giúp bạn so sánh được dữ liệu giữa các tháng. Các nguồn giới thiệu giúp ta biết được người dùng đang được đưa đến như thế nào. Một số câu hỏi bạn nên cân nhắc khi sử dụng báo cáo Google data studio:

  • Nếu như số liệu về các nguồn giới thiệu trên mạng xã hội thấp thì bạn có đang quảng cáo trên những nền tảng này về nội dung blog và nó có hoạt động tốt không? 
  • Từ số liệu mà Google data studio cung cấp thì bạn có thể thấy được nền tảng nào dễ tiếp thu hơn và thích hợp cho quảng áo bài blog của bạn. Nhưng cũng giúp bạn biết mình nên thay đổi cách hiển thị nội dung như thế nào để tăng tính hấp dẫn?
  • Tìm kiếm organic hoạt động có hiệu quả không? Số liệu tìm kiếm không phải trả tiền thấp đồng nghĩa với việc bạn nên tối ưu hóa nội dung tốt hơn để tăng hiển thị với những tìm kiếm liên quan 

Với một xã hội có công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì những công cụ đo lường như Google data studio vô cùng quan trọng, vừa giúp bạn phân tích đối thủ hiệu quả hơn lại tiết kiệm được thời gian. 

III. Kết luận 

Từ những thông tin cơ bản nhất về GDS thì bạn đã hình dung được sơ bộ công cụ này hoạt động như thế nào và vì sao doanh nghiệp cần nó để quản lý trang blog. Nếu là một nhân viên content thì có lẽ cách sử dụng Google data studio chính là một trong những kỹ năng mà bạn có thể khắc phục được để đạt được hiệu suất nhất định.