Client là gì? Agency là gì? Bạn đã thực sự hiểu được chuyên sâu về những thuật ngữ chuyên ngành này chưa? Dù làm việc trong ngành nghề nào thì hãy thử tìm hiểu về những thuật ngữ chuyên môn này nhé!
Hiếm có sinh viên Marketing nào không biết về thuật ngữ Client là gì và Agency là gì vì đây là những từ ngữ được chuyên dùng trong chuyên ngành. Mặc dù được sử dụng vô cùng rộng rãi nhưng liệu rằng sinh viên đã hiểu rõ về định nghĩa client là gì, agency là gì và được dùng trong hoàn cảnh nào?
I. Client là gì? Tổng quan về Client
Nếu đang học chuyên ngành Marketing thì bạn phải tìm hiểu về thuật ngữ client là gì và công việc của client là gì để khi ra trường có được sự lựa chọn công việc phù hợp.
Client trong tiếng anh được dịch là khách hàng. Thực tế client chính là khách hàng của agency - công ty truyền thông quảng bá sản phẩm. Ở Việt Nam hay nhiều nước trên thế giới, client là những công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng. Khi đã có được sản phẩm, họ muốn mang sản phẩm của mình phục vụ những tập khách hàng nhất định và họ thuê agency để thực hiện nhiệm vụ này giúp họ.
Client là gì?
Client vẫn sẽ có phòng ban Marketing để phục vụ những hoạt động về brand management như quảng cáo sản phẩm, lên ý tưởng chiến dịch. Tuy nhiên, với những chiến dịch lớn để đưa sản phẩm mới vào thị trường thì thương hiệu cần sự chuyên môn cao hơn nên việc thuê agency là lựa chọn đúng đắn nhất. Họ đến với agency với mong muốn agency hiểu được sản phẩm và đặc tính sản phẩm của client là gì để đưa ra chiến lược phù hợp nhất.
II. Làm Client tại một trong các vị trí thuộc Marketing
Client là gì được xem là thuật ngữ chung trong ngành Marketing và không chỉ cụ thể một vị trí nào cả. Đơn giản vì các nhãn hàng sẽ có phòng ban Marketing với nhiều vị trí và level khác nhau xoay quanh brand management đi kèm với những yêu cầu chuyên môn khác nhau. Hiểu được công việc của client là gì sẽ giúp những bạn sinh viên có định hướng phát triển nghề nghiệp cụ thể.
2.1 Brand Manager - Quản trị thương hiệu
Vị trí Brand Manager trong client là gì? Hầu hết doanh nghiệp đều mong muốn có được định vị thương hiệu trong mắt khách hàng, điều này mang lại cho khách hàng cái nhìn nhất định về sản phẩm của thương hiệu. Và để phát triển thương hiệu đi đúng với định vị của doanh nghiệp mong muốn chính là nhiệm vụ của Brand Manager. Đây sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến brand management như xây dựng ý tưởng và chiến lược nhằm phát triển thương hiệu đi đúng quỹ đạo.
Brand Manager trong Client là gì
Một Brand Manager giỏi phải có được khả năng tư duy và phân tích dữ liệu, việc tận dụng dữ liệu khách hàng cũ kèm theo khả năng phân tích kết hợp với những kiến thức chuyên môn sâu rộng góp phần tạo nên một chiến dịch quảng bá hoàn hảo. Việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tốn không ít thời gian, việc này đòi hỏi Brand Manager hiểu về thị trường và các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Sau khi đã biết được khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp rút ngắn được con đường thu hút sự quan tâm của khách hàng.
2.2 Trade Marketing Manager
Nếu như Brand Manager chịu trách nhiệm về brand management thì Trade Marketing Manager chính là người đảm nhận nhiệm vụ đưa sản phẩm chất lượng kèm thương hiệu đến với khách hàng. Trong Marketing, định nghĩa 4P tức Product, Place, Price, Promotion được sử dụng rộng rãi. Và Trade Marketing Manager chính là người đảm nhận 2P là Product và Place. Họ đảm nhận việc lên ý tưởng, xây dựng chiến lược và triển khai chiến lược nhằm phát triển doanh số bán hàng.
Vị trí Trade Marketing Manager trong Client là gì
Brand Manager và Trade Marketing Manager như cặp đôi trong client, họ hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là bán được sản phẩm cho người tiêu dùng và tăng giá trị cho thương hiệu. Brand Manager xây dựng thương hiệu, định vị thương hiệu trong mắt khách hàng và Trade Marketing Manager sẽ mang sản phẩm đến tập khách hàng này.
2.3 Quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường
Client luôn quan tâm đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Brand management tốt đòi hỏi nhãn hàng phải hiểu khách hàng của mình. Vì vậy, vị trí quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường sẽ giúp nhãn hàng tìm hiểu về nhu cầu và thị trường người tiêu dùng về sản phẩm thông qua dữ liệu data cũ.
Vị trí Market Research trong Client là gì
Vị trí này yêu cầu sinh viên cần có bộ óc logic, kỹ năng phân tích dữ liệu chuyên môn và khả năng nắm bắt nghiên cứu thị trường của sản phẩm. Tận dụng những khả năng này giúp các nhà phân tích đo lường được mức độ hiệu quả của những chiến dịch đã qua hoặc sắp tới.
2.4 Quản trị truyền thông
Công việc của một quản trị truyền thông đều xoay quanh brand management. Làm sao để xây dựng kế hoạch truyền thông và quản trị thương hiệu hiệu quả, phù hợp với định vị thương hiệu và sản phẩm chính là công việc của một quản trị truyền thông. Nói cách khác, quản trị truyền thông sẽ xây dựng bộ định vị thương hiệu và tiến hành triển khai những chiến lược nhằm truyền thông thương hiệu đến nhiều khách hàng càng tốt.
Vị trí quản trị truyền thông trong Client là gì
2.5 Thực tập sinh
Thực tập sinh ngành marketing sẽ không phải tạp vụ chạy việc trong văn phòng. Vậy công việc của một thực tập sinh ở client là gì?
Ở client, thực tập sinh được tham gia vào những dự án cụ thể với nhiệm vụ hỗ trợ đội nhóm hoàn thành chiến lược cụ thể. Từ đó, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế và đưa ra cho bản thân những thiếu sót chưa hoàn thành được.
Công việc của thực tập sinh ở client là gì
III. Tại sao chiều lòng Client không hề dễ?
Client tìm đến Agency với mục đích giúp họ tìm ra những phương án hiệu quả nhằm tăng doanh số bán hàng hoặc quảng bá sản phẩm mới đến tập khách hàng lớn hơn. Để hoàn thành được những mục tiêu này, client sẽ có những mong muốn nhỏ với agency đang phục vụ mình vì client mang lại doanh thu cho agency.
3.1 Client muốn được thấu hiểu
Khi một client tìm đến agency để quảng bá sản phẩm hay mở rộng thị trường, nhãn hàng mong rằng agency có thể hiểu được sản phẩm và thị trường mục tiêu của client là gì. Nhãn hàng sản xuất sản phẩm và xây dựng thương hiệu nên việc họ hiểu thương hiệu của họ là đương nhiên. Tuy nhiên agency không hề tham gia vào việc xây dựng sản phẩm nên việc hiểu rõ nó không dễ dàng. Nhưng client sẽ mong rằng agency yêu thương hiệu của họ như chính họ để có thể tận tâm dùng chuyên môn của mình để đạt được mục tiêu của nhãn hàng.
Thấu hiểu mong muốn của client là gì
3.2 Client muốn những con số rõ ràng
Client đầu tư chi phí cho agency nên họ mong muốn rằng khoản chi phí này được sử dụng đúng chỗ. Agency cần cung cấp cho họ bảng thống kê chi tiết, cụ thể để đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch hay quá trình thực hiện chiến dịch. Những con số sẽ phản ánh rõ nhất độ hiệu quả của từng chiến dịch đang chạy.
3.3 Client muốn sự nhanh nhẹn
Nếu là một agency, bạn cần làm quen với việc thay đổi bản brief của client và mỗi khoảnh khắc đó hãy đảm bảo bạn luôn đảm nhận được việc này. Thay đổi brief là chuyện thường gặp mà mỗi agency đều phải làm quen nếu muốn chiều lòng nhãn hàng. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn luôn đúng tiến độ, client có thể trễ nhưng agency thì không, đừng làm phật lòng thượng đế của bạn.
3.4 Client muốn dự báo ngân sách chính xác
Bất cứ client nào khi tìm đến agency với những mục đích riêng nhưng họ đều muốn agency đưa ra mức ngân sách dự kiến. Để tính toán được mức chi phí đáng bỏ ra với hiệu quả công việc agency mang lại, ngân sách chính là biểu hiện của kết quả. Agency nên biết cách tiết kiệm chi phí tối đa cho nhãn hàng và hãy chắc chắn rằng bạn được sự cho phép của nhãn hàng trước khi cho chi phí phát sinh.
Báo cáo ngân sách phục vụ client
3.5 Client muốn được cung cấp những giải pháp
Tại sao client lại tìm đến agency trong khi họ có một bộ phận marketing riêng hiệu rõ sản phẩm của client là gì hơn ai hết. Họ cần những con người với chuyên môn cao hơn có thể đưa ra giải pháp tối ưu hơn để đat được mục tiêu của họ. Với những chiến dịch lớn mà nhãn hàng không đủ khả năng đảm nhận, họ tìm đến agency với mong muốn agency hiểu được sản phẩm của client là gì để quáng bá sản phẩm trên diện rộng.
IV. Agency là gì? Phân biệt giữa Client và Agency
Nếu Client thuê Agency để phục vụ mục đích quảng cáo thì agency là gì và họ làm gì? Thử quan tâm xem bạn có phù hợp với những vị trí ở agency không nhé!
4.1 Agency là gì?
Thuật ngữ agency là gì đang được quan tâm rất nhiều trong ngành marketing vì sinh viên vẫn rất mơ hồ khi phân biệt hai định nghĩa này.
Agency ở đây nhằm chỉ những công ty truyền thông chuyên cung cấp những dịch vụ quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu cho nhãn hàng hay còn gọi là client. Trong 4P, agency đảm nhận chữ P cuối cùng - Promotion - quảng bá sản phẩm.
Agency là gì
Agency xuất hiện như vị cứu tinh cho client - những doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm mong muốn phát triển thị trường cho thương hiệu của mình. Công việc của agency là hiểu sản phẩm và giá trị sản phẩm của client là gì, sau đó thúc đẩy hoạt động mua hàng của người tiêu dùng thông qua hoạt động truyền thông sản phẩm và giá trị sản phẩm.
4.2 Chính xác thì Client là gì?
Nhiều định nghĩa cho rằng “client làm nhiều việc cho một người, agency làm một việc cho nhiều người”. Vậy thực tế thì client là gì và nó có đúng với lời đồn không?
Nếu làm việc trong một client, việc của bạn là phải hiểu thật chi tiết về sản phẩm và giá trị sản phẩm của client là gì vì họ chịu trách nhiệm sản xuất và kinh doanh. Bạn sẽ được học hỏi khâu sản xuất hàng hóa như thế nào để đạt chất lượng, kiểm tra thành phẩm, kiểm tra đóng gói sản phẩm, lên kế hoạch phát triển sản phẩm trên phương diện online và offline,...Mọi công việc trên đều nhằm mục đích mang lại sản phẩm chất lượng nhất để phục vụ những khách hàng thượng đế. Đến đây chắc bạn cũng biết là lời đồn ấy đúng không rồi nhỉ?
Chính xác Client là gì
Chuyên môn của client chính là sản xuất và kinh doanh, họ sẽ không chuyên về brand management hay quản trị truyền thông thương hiệu. Việc mở rộng thị trường hay quảng bá sản phẩm và thương hiệu nên để dân chuyên môn agency thực hiện.
4.3 Chính xác thì Agency làm gì?
Đến với agency, bạn sẽ quen với việc chạy deadline cho client. Tất cả quy trình từ việc lên ý tưởng chiến dịch, tạo kế hoạch, lên ngân sách,...sẽ được thực hiện bởi agency với mục đích truyền thông đến người tiêu dùng sản phẩm của client là gì và giá trị của nó. Hầu hết mục tiêu của client luôn hướng đến hình ảnh sản phẩm, thương hiệu và định vị thương hiệu nơi khách hàng. Agency sẽ sử dụng kỹ năng và kiến thức chuyên môn để giúp cho khách hàng làm được thứ mà họ chưa làm được.
V. Nên chọn Client hay Agency để theo đuổi
Client hay Agency - câu hỏi được nhiều bạn sinh viên marketing tự hỏi nhau sau khi ra trường. Để thật sự biết nên theo client hay agency, có lẽ bạn nên biết mặt lợi và mặt bất lợi nơi mình dấn thân.
Nếu lựa chọn Client để theo đuổi, bạn phải biết công việc của client là gì? Bạn sẽ trực tiếp tham gia vào các dự án nhằm đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường. Công việc này yêu cầu bạn phải biết nắm bắt thị trường và hiểu được khách hàng của mình đang cần gì. Việc này trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số của doanh nghiệp nên bạn sẽ không tránh khỏi những áp lực về doanh số và năng lực cạnh tranh. Và nếu yêu thích sự sáng tạo thì hãy cân nhắc khi chọn client vì những công việc ở đây yêu cầu khả năng quản lý và kinh doanh.
Nên chọn Client hay Agency
Vậy nếu theo đuổi agency, cái giá mà bạn phải đánh đổi là gì? Agency chuyên cung cấp phương thức truyền thông nên sẽ tập trung vào khả năng chuyên môn của bạn nhiều hơn. Để phát triển ở môi trường agency, khả năng sáng tạo của bạn sẽ ngày càng bay cao và xa vì tính năng động, linh hoạt của công việc ở đây. Mặc dù không chịu áp lực doanh số nhưng để làm việc với nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng khác nhau cũng yêu cầu độ linh hoạt và khả năng nhạy bén của bạn để hiểu chi tiết về nhu cầu của client là gì?
Sau khi đã hiểu được công việc của agency và client là gì, chắc bạn cũng biết mình muốn theo đuổi nơi nào rồi nhỉ? Bạn năng động, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong muốn được dấn thân hãy thử tìm hiểu kỹ hơn môi trường ở agency, đảm bảo bạn sẽ không hối hận. Nhưng nếu khả năng sáng tạo của bạn không cao, bạn lại yêu thích sự nghiên cứu tìm tòi để cải thiện sản phẩm thì đừng quên apply vào client để thử sức nhé!
VI. Kết
Client hay Agency không còn là những định nghĩa xa vời trong ngành marketing nhưng để hiểu đúng client là gì hay agency là gì thì bạn cần đầu tư thêm thời gian để hiểu về công việc của họ. Nói dễ hiểu thì agency phục vụ mục đích của khách hàng xoay quanh những vấn đề về thương hiệu, sản phẩm và tập khách hàng. Nếu đang là một nhân viên marketing, hãy tìm hiểu về bản thân để biết định hướng phát triển của mình nhé!