Trong bài viết này, 123job sẽ giới thiệu đến bạn về quảng cáo cpm - một hình thức quảng cáo trực tuyến, mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ về “Quảng cáo CPM là gì?” và “Sự khác nhau giữa CPC và CPM như thế nào? ”
Với những nhân viên marketing mới bước chân vào ngành sẽ bắt gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Nó sẽ bao gồm cả thuật ngữ chuyên sâu và cả những thuật ngữ mới trên xu hướng phát triển của Digital Marketing.Trong bài viết này, 123job sẽ giới thiệu đến bạn về quảng cáo CPM - một hình thức quảng cáo trực tuyến trong marketing, mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ về “Quảng cáo CPM là gì?” và “Sự khác nhau giữa CPC và CPM là gì?”
I. CPM là gì?
CPM là gì?
CPM là gì? CPM là viết tắt của từ gì? CPM là chữ viết tắt của cost per 1000 impressions được hiểu đơn giản là giá cho 1000 lần hiển thị. Các nhân viên marketing khi chạy quảng cáo CPM sẽ phải đặt mức giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được xuất hiện. Họ phải chọn vị trí thích hợp đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi mà bài quảng cáo của họ được xuất hiện.”
Đối với hình thức quảng cáo CPM này, Google đã cài đặt thuật toán là coi số lần hiển thị của quảng cáo như lượt xem. Vậy nên mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình của người khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được coi là một lượt xem.
II. Sự khác nhau giữa quảng cáo CPC và CPM là gì?
Sự khác nhau giữa quảng cáo CPC và CPM là gì
Hiện nay hình thức quảng cáo CPC và CPM là gì? Đó chính hình thức quảng cáo trả tiền khá giống nhau trên nền tảng google ads. Tuy nhiên, khi là một nhân viên quảng cáo bạn phải hiểu rõ sự giống và khác nhau của quảng cáo CPC và CPM là gì? Từ đó mới có thể tạo nên được chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
Quảng cáo CPC là gì? Với hình thức quảng cáo CPC, các nhà quảng cáo hoàn toàn có thể đặt ra giá thầu một cách thủ công. Giá thầu của bạn là mức chi phí tối đa mà bạn sẵn sàng thanh toán cho mỗi lần khách hàng click vào liên kết của họ. Ví dụ: Khi bạn đặt giá thầu (bidding) cho chiến dịch quảng cáo cpc là 1.000 VNĐ, thì bạn sẽ không bao giờ bị chi tiêu nhiều hơn mức 1.000 VNĐ trên mỗi lượt nhấp vào bài quảng cáo. Trong một số trường hợp khác, bạn hoàn toàn có thể chi tiêu ít hơn so với giá thầu của mình đặt ra.
Quảng cáo CPM là gì? Quảng cáo CPM là hình thức quảng cáo trực tuyến được tính giá trên 1.000 lượt hiển thị của quảng cáo. Ví dụ: Bạn chi trả cho Google để chạy chiến dịch quảng cáo cpm là 50.000 VNĐ thì bạn sẽ có 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Còn hình thức CPC chi phí tính trên lượt click. Ví dụ: Bạn trả cho Google quảng cáo CPC là 5.000 VNĐ/1click thì bạn sẽ có 1 click của khách hàng mục tiêu vào quảng cáo của bạn.
Tùy vào mục tiêu của mỗi chiến dịch marketing, nhân viên marketing lên chiến lược cụ thể và thực thi nó sẽ lựa chọn sử dụng một trong hai hình thức quảng cáo này hoặc có thể dùng cả hai đồng thời để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ, nếu mục tiêu marketing của doanh nghiệp bạn là tăng mức độ nhận diện thương hiệu thì hình thức quảng cáo CPM sẽ là phương án lựa chọn rất hiệu quả. Còn nếu mục tiêu của bạn là chuyển đổi quảng cáo thành cơ hội bán hàng, thì marketers nên lựa chọn dùng đồng thời cả hai hình thức quảng cáo này.
III. Ưu điểm và nhược điểm của CPM
Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM là gì
1. Ưu điểm của quảng cáo CPM là gì?
Ưu điểm của CPM là gì? Quảng cáo CPM là hình thức quảng cáo khá đơn giản, dễ sử dụng và dễ kiếm tiền do người làm quảng cáo. Bạn không phải làm gì khác ngoài việc sáng tạo và đặt quảng cáo trên blog phù hợp cho quảng cáo hiển thị. Các công việc còn lại như tìm kiếm khách hàng, thống kê thu nhập, thanh toán … đều do các hệ thống quảng cáo thực hiện. Hình thức quảng cáo CPM doanh nghiệp đều có thể đặt trên mọi trang blog và website.
2. Nhược điểm của quảng cáo cpm là gì?
Nhược điểm lớn của hình thức CPM là gì? Đó là khi mà doanh nghiệp phải đối mặt đến từ phía đối tác của họ. Cụ thể là đối với bên cho phép bạn đặt quảng cáo. Khi CPM là một hình thức quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu trang blog hay website đó của bạn có ít người theo dõi hay số lượng pageview của bạn không nhiều thì quảng cáo của bạn dù có tốt và thú vị đến mấy cũng không thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy đứng từ góc độ của người thiết lập quảng cáo, thì CPM sẽ gây lãng phí một lượng chi phí nhất định cho những quảng cáo hiển thị mà nó không được “lọt” vào tầm mắt của khách hàng mục tiêu.
IV. Cách ứng dụng CPM vào chiến dịch truyền thông như thế nào?
Các ứng dụng của cpm là gì
Các ứng dụng của cpm là gì? Như đã nói ở phần trên, tùy vào mục tiêu của kế hoạch marketing nói chung và mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp nói riêng để lựa chọn hình thức quảng cáo CPC và CPM là gì sao cho phù hợp với chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp bạn.
Trên các nền tảng khác nhau, cách thực hiện quảng cáo CPM là gì? Mỗi một nền tảng quảng cáo khác nhau như Google Adwords, GDN hay Ads network sẽ có những sự khác biệt nhất định trong cách tạo lập chiến dịch quảng cáo CPM cho phù hợp. Việc ứng dụng tốt trên mọi nền tảng sẽ mang lại hiệu quả tối đa trong từng giai đoạn của sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn.
Đối với nhân viên marketing đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm trên các nền tảng cũng như phải am hiểu thương hiệu để lựa chọn ra hình thức quảng cáo CPM hay CPC nhằm mang lại nhiều giá trị cao nhất cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, để một chiến dịch truyền thông thành công, bạn cần kết hợp sử dụng nhiều công cụ cũng kênh quảng cáo khác nhau thì mới có thể tạo được sức ảnh hưởng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Không ít những bạn mới vào nghề chưa nắm vững kiến thức marketing nền tảng, chưa hiểu rõ CPC và CPM là gì? Đôi khi họ còn thần thánh hóa các hình thức chạy quảng cáo và cho đó là marketing.
Việc chạy quảng cáo CPM cũng cần được tạo ra chi tiết và cụ thể trong một chiến lược marketing tổng thể. Đối với những người mới, mọi thứ còn mông lung với bạn hãy liên hệ với những người đi trước, những người đã có kinh nghiệm để nghe họ tư vấn và đừng sợ sai.Bạn hãy cứ thử để từ đó rút ra được kinh nghiệm cho chính mình.
V. Kết luận
Trên đây 123job đã nói khái quát nhất về quảng cáo CPM là gì? Giúp bạn trả lời cho câu hỏi CPM là gì? và sự khác nhau giữa CPA và CPM là gì? Mong rằng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm những lưu ý nhỏ cho một chiến lược marketing tổng thể của mình. Và nó đã giúp cho những người mới bắt tay vào nghề digital marketing phần nào tránh được sai lầm dễ mắc phải. Chúc bạn thành công.