Trợ lý sản xuất - vị trí khá thu hút thế nhưng để làm được ở vị trí này bạn cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau, chịu được áp lực tốt mà còn phải có kỹ năng mềm. Để hiểu rõ hơn về công việc này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trợ lý sản xuất là gì? Theo đuổi công việc trợ lý sản xuất sẽ có những cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Chúng tôi xin cung cấp cho các bạn những thông tin về trợ lý sản xuất là gì cùng với tất cả những thông tin có liên quan đến công việc trợ lý sản xuất.

Trợ lý sản xuất là một công việc khá triển vọng và thường tạo sự thích thú, tò mò ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đã và đang có nhiều bạn trẻ lựa chọn công việc này để định hướng sự nghiệp cho mình. Vậy bản mô tả công việc trợ lý sản xuất như thế nào? Một số vấn đề liên quan đến ngành trợ lý sản xuất mà bạn cần phải quan tâm là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin cơ bản về công việc của một trợ lý sản xuất, cần có tố chất nào để bạn theo đuổi với ngành, mức lương và những chế độ phúc lợi được hưởng khi làm việc tại các công ty sản xuất. Hãy cùng theo dõi nhé!

I. Trợ lý sản xuất là ai?

Thời gian gần đây, rất nhiều người bàn tán về công việc trợ lý sản xuất, nghe thì có vẻ hấp dẫn nhưng họ vẫn chưa hiểu chính xác là công việc này phải làm những gì. Cùng nhau tìm hiểu qua về bản mô tả công việc này nhé. 

Trợ lý sản xuất là gì? Xét về mặt ngữ nghĩa cơ bản thì trợ lý sản xuất chính là người trợ giúp đắc lực cho quản lý sản xuất. Cơ bản thì trách nhiệm của họ là hỗ trợ và giám sát toàn bộ quy trình trong hoạt động công ty sản xuất hay xưởng của  nhà máy. Việc giám sát này là để những công việc luôn đảm bảo được những dây chuyền sản xuất trong nhà máy đều được hoạt động trơn tru và có tính cố định. Bên cạnh đó, trợ lý sản xuất cũng là người hỗ trợ quản lý, cấp trên hoặc nhân viên khác trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật xảy ra trong quá trình sản xuất. Họ phải nắm bắt được mọi vấn đề để chủ động báo cáo những sự cố bất ngờ với quản lý để có thể tìm ra giải pháp xử lý hậu quả nhanh nhất có thể.

Nghe qua thì có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế thì đây là một vị trí yêu cầu cao về trình độ, chuyên môncác kỹ năng. Và không phải ai cũng có thể làm được dễ dàng mà phải qua những ngày tháng trải nghiệm.

Bản mô tả công việc trợ lý sản xuất

Bản mô tả công việc trợ lý sản xuất

Xem thêm: Trợ lý và thư ký khác nhau như thế nào?

II. Mô tả công việc trợ lý sản xuất đầy đủ nhất

1. Cần phải tham mưu, là người giúp việc cấp trên trong sản xuất

Có lẽ công việc tham mưu giúp việc cho giám đốc là một công việc chính của người trợ lý sản xuất. Với những công việc sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất thì bạn cần phải có những tham mưu về công việc, cho ý kiến đánh giá về quá trình sản xuất, đầu vào của nguyên nhiên liệu… dựa vào chuyên môn của mình khi người trợ lý tham mưu, đó sẽ là những ý kiến đáng giá giúp cho người cấp trên.

2. Cần phải kiểm tra sản phẩm, thông tin kỹ thuật của sản phẩm

Trong mỗi công ty sản xuất, sẽ có rất nhiều bộ phận khác nhau, tất nhiên cũng có bộ phận theo dõi chất lượng sản phẩm. Thế nhưng để thật sự đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tận tay người tiêu dùng thì người trợ lý sản xuất cũng cần phải là người giúp cho giám đốc kiểm tra lại về sản phẩm và thông tin kỹ thuật của sản phẩm. Công việc kiểm tra này cần phải được theo dõi, làm một cách nghiêm ngặt cẩn thận. Nếu như xảy ra sai sót thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín công ty sản xuất.

3. Làm báo cáo về năng suất sản phẩm

Trợ lý sản xuất là gì? Trợ lý sản xuất còn phải làm báo cáo về năng suất của sản phẩm cho cấp trên, khi nhìn vào bản báo cáo đó thì giám đốc sẽ nhìn ngay ra được năng suất của sản phẩm đó. Việc làm báo cáo sẽ được làm theo định kỳ, theo tuần hoặc theo tháng.

4. Kiểm tra, rà soát lại các văn bản, chứng từ

Trước khi gửi những văn bản, giấy tờ lên giám đốc thì người trợ lý sẽ phải rà soát, kiểm tra lại một lần nữa về số giấy tờ đó rồi mới gửi lên giám đốc. Nếu như có sai sót hoặc chỗ nào bất hợp lý thì cần phải có điều chỉnh ngay. Những giấy tờ đó sẽ cần phải được hoàn chỉnh nhất khi đưa lên giám đốc. Đôi khi người trợ lý còn phải đọc và hiểu xem trong nội dung của đống giấy tờ đó là gì, rồi sau đó trình bày lại cho cấp trên biết nội dung của nó và họ chỉ việc ký là xong.

Điều này cho thấy rằng, bản mô tả công việc của một người trợ lý sản xuất rất đa di năng, bạn phải áp dụng cùng lúc nhiều kỹ năng khác nhau thì mới có thể hoàn thành được công việc.

5. Cùng phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết công việc

Trong công việc tại nhà máy, công ty sản xuất hay những công việc với khách hàng sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác nhau. Người trợ lý sản xuất đôi khi không thể giải quyết mọi thứ một mình được mà bạn cần phải phối hợp với những bộ phận khác để giải quyết những công việc phát sinh.

Ví dụ đối với các công việc phát sinh kỹ thuật về sản phẩm, đương nhiên trợ lý sản xuất sẽ không thể can thiệp được vào chuyên môn công việc mà phải phối hợp cùng với bộ phận kỹ thuật, nhân viên để sửa lại lỗi của sản phẩm đó.

Trong một tập thể công ty sản xuất như vậy, người trợ lý sản xuất muốn làm tốt công việc của mình thì cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt, biết phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để giải quyết những công việc chung.

6. Thúc đẩy cải tiến sản phẩm, thực hiện các chương trình đảm bảo chất lượng

Trợ lý sản xuất còn cần phải đảm bảo thúc đẩy quá trình cải tiến sản phẩm được diễn ra nhanh chóng nhất. Họ thay mặt giám đốc sản xuất làm nhiệm vụ đôn đốc nhân viên, thực hiện những chương trình về đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bởi khách hàng là quan trọng, nếu như công ty không làm tốt khâu chất lượng thì sản phẩm sẽ không thể đến được với người tiêu dùng và không được họ đón nhận nhiệt tình.

Chính vì vậy mà việc cải tiến sản phẩm đối với mỗi công ty sản xuất là vô cùng quan trọng, công việc của người trợ lý sản xuất cũng góp phần nâng cao thương hiệu, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn.

7. Làm việc với nhà sản xuất về nguyên vật liệu

Quy trình sản xuất thì đương nhiên không thể thiếu được nguyên nhiên liệu. Một công ty sản xuất sản phẩm sẽ có nhiều nhà cung cấp nguyên nhiên liệu khác nhau. Mỗi nhà cung cấp thì sẽ cung cấp riêng về một mảng. Trợ lý sản xuất thường đi cùng với giám đốc về những buổi làm việc đầu tiên với các nhà cung cấp, thế nhưng sau đó thì trợ lý sẽ làm việc, chịu trách nhiệm liên lạc lại với nhà sản xuất để làm việc về nguyên nhiên liệu, báo giá và quá trình mua nguyên liệu. Sau đó toàn bộ công việc sẽ được báo cáo lại lên cấp trên.

Như vậy có thể thấy rằng, trợ lý sản xuất tham gia vào tất cả quá trình sản xuất của một công ty, từ khâu nhập sản phẩm cho đến khâu thị trường và cải tiến sản phẩm. Họ không chỉ những là một nhân viên trợ lý mà còn được coi là cánh tay phải đắc lực của giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất.

8. Làm các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên

Người trợ lý sản xuất làm việc dưới quyền của giám đốc, chính vì vậy mà ngoài các công việc trên thì trợ lý sản xuất còn phải đảm bảo thực hiện những công việc khác theo sự phân công của cấp trên. Đảm bảo công việc được diễn ra một cách nhanh chóng, đúng thời hạn.

Với bản mô tả công việc trợ lý sản xuất trên đây, thì phần nào bạn cũng đã hiểu rõ hơn về công việc của người trợ lý rồi đúng không nào. Như vậy, đây không phải là một vị trí công việc đơn giản, bạn không những chỉ áp dụng nhiều khả năng chuyên môn mà còn có cả kỹ năng mềm nữa. Quả thật vị trí này chỉ dành cho những con người “phi thường”.

Thế nhưng ngoài khối lượng công việc khá nhiều ra, ở vị trí này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ, có cơ hội thăng tiến tốt nên dường như đó vẫn là vị trí mơ ước của nhiều người. Vậy bạn đã biết những yêu cầu đặt ra cho vị trí trợ lý sản xuất này chưa? Hãy cùng tìm hiểu tiếp về bản mô tả công việc nhé.

Xem thêm: Kỹ năng viết CV xin việc vị trí trợ lý văn phòng chuyên nghiệp nhất

III. Những yêu cầu đối với một trợ lý sản xuất

Sản xuất có nhiều lĩnh vực nên phụ thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất cụ thể và quy mô của công ty sản xuất thì sẽ có những yêu cầu dành cho trợ lý sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, người trợ lý sản xuất cơ bản sẽ có những yêu cầu như sau. 

1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn

- Yêu cầu cơ bản nhất đối với trợ lý sản xuất trong mọi lĩnh vực là phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với những chuyên ngành cơ khí, chế tạo, quản trị kinh doanh hay các ngành có liên quan. Để nhà tuyển dụng thấy rằng ít nhất bạn đã được đào tạo về nền tảng chuyên môn cơ bản. 

- Yêu cầu thứ hai là bạn cần phải có nền tảng kiến thức về những sản phẩm của công ty mình, hàng hoá của công ty (sản xuất thực phẩm, máy móc, dệt may...) để giải quyết công việc được chính xác nhất. 

- Bạn phải có ít nhất vài năm kinh nghiệm làm nhân viên sản xuất hoặc trợ lý sản xuất trong những nhà xưởng trong mọi lĩnh vực. 

2. Yêu cầu về kỹ năng

- Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi thành thạo kỹ năng tin học, đối với công việc này bạn cần thành thạo Microsoft Office và những phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất. 

- Không chỉ là chuyên môn mà ở đây còn đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc qua mạng internet, cơ bản một vài kỹ năng như sau: 

Bạn nên rèn cho mình kỹ năng lập kế hoạch công việc và kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. 

Thứ hai là bạn phải có kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp thứ tự công việc sao cho hợp lý, tránh việc làm lỡ mất việc. 

Thứ ba bạn luôn phải linh hoạt để giải quyết mọi vấn đề, ngoài ra bạn cũng cần có khả năng tạo động lực cho mình và cho người khác, để nâng hiệu suất công việc lên cao hơn. 

Bạn nên rèn luyện cho mình khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường công việc, ví dụ như thường xảy ra khi thay đổi đơn hàng công ty sản xuất. 

Bạn bắt buộc phải có kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) và khả năng làm việc độc lập không cần cấp trên giám sát vẫn đạt được hiệu quả công việc tốt.

 Những yêu cầu đối với một trợ lý sản xuất?

 Những yêu cầu đối với một trợ lý sản xuất?

Xem thêm: Những chế độ phúc lợi mà ứng viên muốn nghe từ nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

IV. Giải đáp một số thắc mắc về trợ lý sản xuất

1. Những quyền lợi mà trợ lý sản xuất được nhận là gì?

Đây dường như là một dấu hỏi chấm lớn trong lòng của mỗi ứng viên. Rất nhiều trường hợp đi làm rồi mới biết thực tế nó không phải như thế. Tuy nhiên, hầu hết mọi doanh nghiệp bây giờ đều đảm bảo những chế độ của nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Với vị trí trợ lý sản xuất, khi bạn ứng tuyển vào trong những công ty sản xuất sẽ đều nhận được những quyền lợi như sau:

- Bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động đúng chuyên môn và có nhiều cơ hội thăng tiến nữa.

- Bạn sẽ được học hỏi nhiều kinh nghiệm và các kỹ năng mềm khác nhau nếu như làm ở vị trí trợ lý kinh doanh này. Đây sẽ là môi trường giúp cho bạn thử sức với công việc, cũng như thử sức chính bản thân mình.

- Đương nhiên bạn cũng sẽ được đóng đầy đủ những loại bảo hiểm theo đúng quy định.

- Được nghỉ vào các ngày lễ, ngày tết theo quy định của pháp luật.

- Tùy vào mỗi công ty sản xuất mà bạn làm việc mà còn được hưởng những chế độ ưu đãi riêng của công ty với nhân viên.

2. Mức lương mà người trợ lý sản xuất được hưởng

Mức lương cơ bản của người trợ lý sản xuất là gì? Đối với những ứng viên khi tìm việc, họ luôn mong muốn mức lương của mình được cao, đủ để trang trải cho cuộc sống và đó cũng chính là lý do khiến nhiều người theo đuổi và gắn bó với công việc lâu dài hơn. Ở công việc trợ lý này, vai trò của bạn đối với các doanh nghiệp sản xuất rất lớn, chính vì thế mà các doanh nghiệp sẽ không mấy ngại ngần khi chi ra các khoản tiền lớn cho bạn đâu nhé. Họ sẵn sàng thuê bạn với mức lương cao nếu như bạn làm được việc cho công ty.

Mức lương của người trợ lý sản xuất sẽ dao động khoảng 12 – 20 triệu đồng, tùy vào năng lực làm việc của từng người và có thể cao hơn rất nhiều. Mức lương của người trợ lý sản xuất cùng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc bạn làm ở công ty sản xuất lớn hoặc nhỏ nữa đó nhé. Với mức lương cao và ổn định như vậy thì vị trí trợ lý sản xuất đang trở thành một công việc được rất nhiều bạn săn đón.

Trợ lý sản xuất là gì?

Trợ lý sản xuất là gì?

Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn thành công trong công việc

V. Kết luận 

Qua bản mô tả công việc về trợ lý sản xuất là gì đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích cho bản thân, và có thêm hiểu biết về những yêu cầu đối với một trợ lý sản xuất. Hy vọng rằng thông qua bài viết trợ lý sản xuất là gì này, còn giúp các bạn có thêm được kiến thức về cách để trở thành một trợ lý sản xuất, việc làm và tiền lương, tố chất để có thể theo đuổi công việc trợ lý sản xuất cho bản thân mình. Chúc những độc giả của 123job.vn thành công trên con đường mình đã lựa chọn.