Nếu bạn đang loay hoay không biết phải làm sao với danh sách việc làm dài dằng dặc thì có lẽ cuốn sách “Quản lý thời gian” là sự chọn hàng đầu cho bạn. Nội dung cuốn sách sẽ không làm bạn thất vọng.

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có những câu chuyện riêng. Ví dụ như một học sinh sẽ phải dành thời gian học tập nhưng họ cũng là những thành viên trong gia đình, vì vậy phải đảm bảo trách nhiệm của một người con. Càng trưởng thành, chúng ta sẽ nhận thêm càng nhiều vai trò với những trách nhiệm cụ thể, vì vậy dường như 24h không còn đủ cho chúng ta. Tuy nhiên, có phải do chúng ta có quá nhiều việc phải làm hay do chúng ta chưa biết cách quản lý thời gian hiệu quả. Vậy hãy theo dõi nội dung của cuốn sách hay mỗi ngày “Quản lý thời gian” để học cách quản lý thời gian hiệu quả. 

I. Bạn đã biết đến cuốn sách “Quản lý thời gian”

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách hay mỗi ngày “Quản lý thời gian” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của Martin Manser - một giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp tại Đại học Truyền thông London. Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiệm vụ là một chuyên gia tập huấn, nhà tư vấn về ngôn ngữ và cũng là chủ biên của nhiều đầu sách tham khảo. 

2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả 

Nội dung chính của cuốn sách hay nên đọc “Quản lý thời gian” bao gồm những bài học đơn giản về cách chúng ta sử dụng thời gian của mình. Không chỉ vậy, tác giả của cuốn sách này cũng giúp cho bạn hiểu hơn về bản thân mình. Với mỗi tuýp người khác nhau cùng những mục tiêu và kỹ năng sống khác nhau, con người sẽ có những cách riêng phù hợp để sử dụng thời gian hiệu quả. Bên cạnh đó, nội dung của sách hay nên đọc “Quản lý thời gian” cũng đề cập đến việc hiểu công việc của bạn. Cuộc sống dành 30% - 50% thời gian cho công việc, vậy để tận dụng thời gian hiệu quả cho công việc, chúng ta cần hiểu những mục tiêu cơ bản của công việc. Song song đó, giúp bạn tập trung hơn vào cách bạn tận dụng thời gian tốt như thế nào. 

1

Cuốn sách hay nên đọc về quản lý thời gian

Nội dung chính của cuốn sách hay nên đọc - “Quản lý thời gian” gồm 4 phần:

  • Thấu hiểu các chức năng điều hành trong não bạn
  • Thấu hiểu tầm ảnh hưởng của các kỹ năng điều hành lên cuộc sống hàng ngày 
  • Chiến lược dành cho kỹ năng điều hành cá nhân 
  • Nhìn về phía trước

Xem thêm: Đọc và cảm nhận cuốn sách “Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi”

II. Tóm tắt nội dung sách Quản lý thời gian của tác giả Martin Manser

1. Bắt đầu với một vài giấc mơ

Mở đầu cuốn sách hay mỗi ngày này, tác giả không đề cập ngay đến cách sử dụng thời gian nơi làm việc mà giúp bạn nghĩ về cuộc sống của bạn ở phương diện rộng hơn. Bạn đã có định hướng rõ ràng về cuộc sống của mình? Bạn đam mê điều gì? Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ xác định được những vấn đề thật sự quan trọng trong cuộc sống của bạn để sử dụng thời gian hiệu quả. 

Để trả lời cho những câu hỏi trên, bạn nên suy nghĩ về 5 vấn đề sau:

Nỗ lực: Khi nghĩ đến điều gì, bạn sẽ bị kích động? Bạn được truyền năng lượng bởi điều gì và điều đó có khiến bạn hài lòng hơn. Bạn quan tâm đến những giá trị nào trong cuộc sống?

Mơ ước: Bạn luôn ao ước được làm gì? Bạn muốn trở thành người như thế nào trong 5 năm tới? Mơ một vài giấc mơ nhé!

2

Cố gắng và nỗ lực vì bản thân

Phát triển: Bạn đang sở hữu những kỹ năng hay khả năng nào có thể hỗ trợ quá trình phát triển của bạn?

Thảo luận: Hãy thử hỏi thăm một vài người bạn xung quanh ta xem họ nghĩ sao về câu trả lời của bạn. Liệu rằng bạn có đang trung thực với chính mình hay chỉ suy nghĩ viển vông về bản thân?

Xác định: Những mục tiêu được xác định cụ thể và rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng phân chia thời gian hợp lý. Sau khi có mục tiêu dài hạn, bạn cần chia nhỏ mục tiêu thành những mục tiêu ngắn hạn và những thiếu sót về kỹ năng chuyên môn hay kinh nghiệm, kỹ năng mềm để hỗ trợ hiện thực hóa  mục tiêu. Bạn cần quan tâm đến những bước cụ thể có thể giúp bạn hoàn thành được mục tiêu và đích đến đã đặt ra cho bản thân. 

Xem thêm: “FROM HEART TO MIND – Đọc vị và dẫn lối hành vi mua hàng”

2. Nghĩ về những mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân liên quan đến công việc của bản, cuộc sống gia đình của bạn hay những giá trị bên ngoài xã hội. Dù là với vai trò nào, khi đã có mục tiêu bản thân thì bạn nên lập một kế hoạch để thực thi và biến ước mơ thành hiện thực. Để làm được điều này, bạn có thể chia nhỏ mục tiêu của bạn thành những bước nhỏ. 

Trong phần này, tác giả của sách hay nên đọc “Quản lý thời gian” đưa ra một quy trình có thể giúp bạn xây dựng sơ đồ những hoạt động khác nhau xung quanh mục tiêu của bạn. Mô hình này có thể biến tấu và thay đổi tùy vào tư duy sáng tạo của bạn, chỉ cần chú ý đến ý tưởng trung tâm của bạn. 

Đầu tiên, sách hay mỗi ngày đề xuất hãy chuẩn bị một tờ giấy trắng và đặt nó theo chiều ngang. Viết xuống ý tưởng trung tâm của bạn vào chính giữa tờ giấy bằng một hoặc vài từ ngắn gọn. Sau đó, xoay quanh ý tưởng chính, bạn phát triển những từ khóa liên quan đến nó và tiếp tục mở rộng nhánh nhỏ từ những từ khóa. Nếu như bí ý tưởng ở một điểm nào đó, bạn hãy trả lời những câu hỏi cơ bản như Why? When? What? Where? Who? How. Việc này giúp bạn tự brainstorm ý tưởng và phát triển ý tưởng của chính mình.

3

Quản lý thời gian hiệu quả

Khi viết những điều này ra, bạn đừng bỏ qua bất cứ ý tưởng hay suy nghĩ nào và đánh dấu tất cả những từ khóa bằng như màu sắc khác nhau để phân biệt chúng. Sau cùng, bạn đánh số các từ khóa theo mức độ ưu tiên và quan trọng. 

Bằng cách này, bạn sẽ thấy được mọi suy nghĩ xung quanh mục tiêu của mình và đây là một bức tranh rõ ràng về những bước mà bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu. 

Xem thêm: Review “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”: Đọc và thay đổi

3. Biết được khi nào bạn làm việc tốt nhất

Mỗi chúng ta đều có một khoảng thời gian làm viết tốt nhất trong 24h của một ngày. Có những người làm việc hiệu suất vào buổi sáng sớm hoặc giữa sáng, nhưng cũng có những người làm việc hiệu quả vào buổi chiều hay buổi tối. Tại những khoảng thời gian làm việc tốt nhất, bạn nên tận dụng kỹ năng quản lý thời gianđể ưu tiên những công việc quan trọng nhất hoặc khó nhất. 

Khi tìm kiếm thời điểm mà bạn làm việc tốt nhất trong ngày, hãy nhớ rằng đừng ăn quá no dù ở thời điểm nào vì bạn sẽ dễ bị xao nhãng và cường độ làm việc bị chậm lại. Biết được khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất của bản thân là cách để bạn tận dụng kỹ năng quản lý thời gian một cách hiệu quả để làm những công việc mang lại lợi ích cho bạn. 

Những con người của buổi sáng. Tác giả sách hay mỗi ngày cho thấy với hầu hết mọi người, thời gian tốt nhất để làm việc là vào buổi sáng, sau khi họ đã được nạp năng lượng bằng một giấc ngủ ngon. Tác giả cuốn sách hay nên đọc “Quản lý thời gian” chứng minh rằng đây là thời gian mà mức độ năng lượng của họ ở mức cao nhất và họ đã làm việc rất hiệu quả trong thời gian này. 

Năng lượng trong suốt một tuần. Nguyên tắc trên được áp dụng cho các ngày trong tuần. Ví dụ như bạn thấy mình làm việc tốt nhất vào thứ hai và thứ ba, hãy ưu tiên những deadline phải chạy và đưa những công việc có mức độ quan trọng thấp hơn vào những ngày sau. 

4

Tận dụng thời gian làm việc hiệu quả

Một phút suy ngẫm. Bạn nên có một cuốn nhật ký bên mình để đánh dấu những khoảng thời gian mà bạn thấy mình làm việc hiệu suất cao trong 1 tuần. Việc này sẽ giúp bạn xác định chính xác khoảng thời gian mà bạn dồi dào năng lượng nhất và tận dụng nó triệt để để đạt được hiệu quả cao trong công việc. 

4. Kiểm tra cách sử dụng thời gian

Tác giả của “Quản lý thời gian” đã ghi nhận cách để chúng ta có thể quản lý thời gian hợp lý trong cuốn sách hay nên đọc này. Để xác định xem bạn đang sử dụng quỹ thời gian của mình vào những việc gì, bạn có thể ghi lại chi tiết những việc mình làm kèm theo khoảng thời gian. 

Trong nội dung review sách hay, tác giả đề xuất 2 cách làm cụ thể để đo lượng thời gian của bạn. Thứ nhất là ước lượng, thứ hai là ghi chép cụ thể và chính xác. Đương nhiên, những thứ cụ thể và chi tiết sẽ tốt hơn. Khi bạn làm điều này hàng ngày, bạn sẽ nhận ra có những nhiệm vụ tốn nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. 

Bảng ghi chép của bạn nên có những cột sau:

  • Mô tả công việc 
  • Thời gian bắt đầu công việc
  • Thời gian hoàn thành
  • Mức độ ưu tiên

Ghi chép chi tiết chắc chắn sẽ giúp bạn bộc lộ những điều mà bạn chưa để ý khi làm việc. Ví dụ như thời gian đi lại hay thời gian cho những nhiệm vụ thường nhật, tưởng chừng không tốn nhiều thời gian nhưng khi ghi chép thì kết quả hoàn toàn ngược lại. 

Khi điền cột ưu tiên, bạn có thể cân nhắc một số điều sau:

  • Nhiệm vụ trung tâm 
  • Nhiệm vụ có thể ủy thác
  • Nhiệm vụ có thể thực hiện hiệu quả hơn 
  • Nhiệm vụ không nên làm 
  • Sau khi đã ghi nhận lại số phút hoàn thành công việc, bạn có thể tính giá tiền theo giờ kèm theo phụ phí. 

Xem thêm: Chỉ số AQ là gì? Cách để cải thiện đến chỉ số vượt khó đơn giản nhất

5. Kiểm soát cảm giác căng thẳng

Cuộc sống của chúng ta với những vai trò khác nhau và những áp lực khác nhau khiến chúng ta quên đi mình cũng cần học kỹ năng quản lý thời gian Khi áp lực vượt quá khả năng chịu đựng của con người, tự bản thân sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng và bế tắc. 

Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn đã cố gắng hết sức mà vẫn dự án vẫn không phát triển, bạn sẽ thất vọng như thế nào? Nếu bạn nghĩ rằng mình quá bận rộn, cần một thời gian nghỉ, thì bạn nên tìm cách để quản lý thời gian và làm giảm áp lực công việc.

5

Tận dụng thời gian từng giây

Lên kế hoạch cho thời gian nghỉ. Review sách hay “Quản lý thời gian” cũng đề cập đến việc lên kế hoạch những công việc phải hoàn thành mà quên đi rằng, cơ thể cũng như trí tuệ cảm xúc của chúng ta cũng cần thời gian trống. Hãy tận dụng những ngày cuối tuần để nghỉ ngơi hoặc làm cho chúng ta đỡ bận rộn hơn. 

Học cách nơi không. Đừng quá quan tâm đến những thứ không thể kiểm soát. Bạn chỉ cần tập trung vào những thứ bản thân cho là quan trọng. 

Lập kế hoạch cho kỳ nghỉ từ trước. Thông thường, nhiều người sẽ lập kế hoạch cho chuyến đi của mình vào cuối tuần hoặc một kỳ nghỉ cùng gia đình. Bạn có mong đợi những kỳ nghỉ không?

Dành thời gian cho bạn đời và gia đình. Bên cạnh công việc, gia đình cũng là một phần cuộc sống của bạn, vì vậy đừng quên rằng bên cạnh chúng ta còn có gia đình và cần được chăm sóc.

Tìm kiếm sở thích mới. Bạn có thể thử một thú vui mới như một môn thể thao hay một câu lạc bộ. Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều tổ chức vì cộng đồng được tổ chức vào cuối tuần. 

Tập thể dục. Nếu bạn đang trong thời kỳ giảm cân hay stress, tập thể dục chính là phương pháp hiệu quả nhất cho bạn. Khi tập thể dục, năng lượng tiêu hao khiến bạn cảm thấy khỏe hơn, thay vì tập trung vào suy nghĩ công việc, bạn phải tập trung vào hơi thở để tập luyện hiệu quả. 

Xem thêm: Đọc và ngẫm cuốn sách: “Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh”

6. Chuẩn bị để thay đổi

Một phần quan trọng và góp phần đưa “Quản lý thời gian” vào danh sách review sách hay chính là giúp bạn xác định những điều mà bạn cần thay đổi. Để có được kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể thử một vài ý tưởng đẻ thay đổi cuộc sống của mình:

Thử những phương pháp làm việc mới. Tác giả của review sách hay “Quản lý thời gian” cho rằng những thứ không nằm trong vùng an toàn của chúng ta vừa gây cảm giác lo sợ nhưng cũng khiến chúng ta kích thích và tò mò. Vì vậy, khi có thể bạn hãy thử bắt đầu làm việc theo phương pháp mới bằng những hoạt động nhỏ như tìm những con đường bạn chưa bao giờ đi. 

7

Thay đổi và phát triển bản thân

Hãy luôn sẵn sàng và chuẩn bị cho sự thay đổi ngay vì thời gian là của bạn, nếu chính bạn không kiểm soát và sử dụng nó một cách hiệu quả thì không ai có thể làm thay bạn. 

III. Đánh giá của độc giả về sách Quản lý thời gian

Thông qua nội dung của cuốn sách hay mỗi ngày “Quản lý thời gian”, tác giả mong muốn hướng dẫn người đọc cách để tự trang bị kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Với độc giả, đây là một cuốn sách được xây dựng bằng kinh nghiệm của tác giả và mang lại ý nghĩa cho người đọc. Họ biết cách sử dụng và tận dụng thời gian hiệu quả vì quan điểm về sự hữu hạn của thời gian. 

IV. Những điều từ cuốn sách

Một nội dung được đánh giá cao trong review sách hay là thay vì làm việc chăm chỉ, hãy làm việc hiệu quả. Khi chúng ta biết kiểm soát thời gian của chính mình, bạn sẽ thấy khi làm việc hiệu quả, bạn sẽ không rơi vào trạng thái quá bận rộn. Tập trung hoàn thành công việc bằng cách giảm thiểu tối đa sự gián đoạn và tận dụng những khoảng thời gian trống. 

Xem thêm: Review sách tâm lý hay: “Bạn chỉ cần sống tốt, trời xanh tự an bài”

V. Kết luận 

Dù là một sinh viên hay một nhân viên đã đi làm, thì cuốn sách “Quản lý thời gian” xứng đáng được đồng hành cùng bạn. Nếu bạn đang bị bủa vây bởi quá nhiều vai trò và trách nhiệm thì việc xem xét kỹ năng quản lý thời gian của chính mình là việc nên làm. Không có ai sinh ra là biết tất cả mọi thứ, vì vậy để hoàn thiện bản thân và nâng cấp bản thân thì những kỹ năng sống cần thiết chính là món quà.