Cụm từ “domain website” hẳn là không còn xa lạ đối với người dùng internet trong thời đại hiện nay. Vậy domain là gì? Sự khác nhau giữa domain, website và hosting là gì? Dựa vào những tiêu chí nào để lựa chọn một domain tốt?

Mỗi trang web trên internet chỉ có một địa chỉ duy nhất và nó được gọi là IP. Đối với hầu hết mọi người, địa chỉ này không hề thú vị, không mang thông tin hay sự dễ nhớ. Nó bao gồm một chuỗi các số như 209.85.143.99. Do vậy, để tạo sự thuận lợi cho hầu hết những người tìm kiếm thông tin trên internet, hệ thống tên miền đã được phát triển nhằm gán cho những địa chỉ IP này những cái tên dễ đọc, dễ nhớ và dễ tiếp cận. Vậy tên miền hay domain là gì

I. Khái niệm Domain là gì?

Domain là gì

Khái niệm Domain là gì?

Domain là gì? Như đã biết, địa chỉ IP hầu như không mang lại ý nghĩa gì to lớn cho người tìm kiếm thông tin vì nó không dễ tiếp cận và ghi nhớ. Vì vậy domain đã ra đời để giải quyết vấn đề này và giữ vai trò to lớn trong internet marketing 4.0. Tên miền hay domain là tên gọi đại diện cho một tài nguyên mạng, thông thường là một website, được thể hiện bằng các ký tự chữ và số trong bảng chữ cái thay vì một dãy dài toàn số. Mục đích của việc tạo tên miền là giúp người tìm kiếm thông tin dễ dàng tiếp cận tài nguyên mạng và đại diện cho mục đích hay tên thương hiệu của chủ sở hữu website.

Cấu tạo của domain là gì? Domain được cấu tạo bao gồm nhiều thành phần ngăn cách nhau bởi dấu chấm (.). Ví dụ home.123job.vn là tên miền máy chủ web của 123job. Thành phần thứ nhất “home” là tên của máy chủ, thành phần thứ hai “123job.vn” thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

1. Tên miền ở mức cao nhất - TLD - Top Level Domain là gì? 

Khái niệm Top Level Domain là gì? Tên miền ở mức cao nhất gồm các mã quốc gia của các nước tham gia mạng lưới internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166 như Việt nam là vn,... và các lĩnh vực dùng chung cho toàn cầu và chỉ dùng ở Mỹ.

Lĩnh vực dùng chung thì đuôi domain là gì trong mỗi lĩnh vực?

  • .com: Được quy định dành cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hiện đang hoạt động thương mại (comercial).

  • .biz: Được quy định dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tương đương với ".COM”.

  • .edu: Được quy định dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục và đào tạo (education).

  • .gov: Được quy định dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương (government).

  • .net: Được quy định dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung (network).

  • .ORG: Được quy định dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội (organizations).

  • .int: Được quy định dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

  • .ac: Được quy định dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.

  • .pro: Được quy định dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.

  • .info: Được quy định dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các ngành nghề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới hoạt động cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân.

  • .health: Được quy định dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động có liên quan tới lĩnh vực này.

  • .name: Được quy định dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet.

Lĩnh vực dùng ở Mỹ thì đuôi domain là gì?

  •  .mil: Lĩnh vực quân sự (Military)

  • .gov: Dành riêng cho nhà nước (Government)

2. Tên miền ở mức hai - SLD - Second Level Domain là gì?

Tên miền ở mức hai (Second Level)

Tên miền ở mức hai - SLD - Second Level Domain là gì?

Second Level Domain là gì? Tên miền thứ hai đối với các quốc gia nói chung đều do tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể được nêu ra khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn đồng ý rằng nó ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội tương tự như các lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ, tại Việt Nam sẽ có các tên miền thứ hai sau đây:

  • .COM.VN

  • .BIZ.VN

  • .EDU.VN

  • .GOV.VN

  • .NET.VN

  • .ORG.VN

  • .INT.VN

  • .AC.VN

  • .PRO.VN

  • .INFO.VN

  • .HEALTH.VN

  • .NAME.VN 

II. Cách hoạt động của Domain là gì? 

Cách hoạt động của Domain là gì?

Cách hoạt động của Domain là gì? 

Khi bạn nhập một domain name vào trình duyệt web, trước hết, nó sẽ gửi yêu cầu truy cập đến một mạng lưới máy chủ toàn cầu hình thành lên hệ thống tên miền (DNS - Domain Name System). Sau đó, các máy chủ toàn cầu này sẽ tiến hành tìm kiếm máy chủ có tên được liên kết với domain và chuyển tiếp yêu cầu đến các máy chủ này. Có thể hình dung cách hoạt động của domain là gì? Hãy theo dõi ví dụ dưới đây.

Để hình dung được rõ hơn cách hoạt động của domain là gì, 123job đưa đến một ví dụ sau: Nếu website được lưu trữ trên bkns.vn, thì thông tin Name Server sẽ được xác định như sau:

  • ns1.bkns.vn

  • ns2.bkns.vn

Máy chủ tên miền (NS hay Name Server) là máy chủ chứa hệ thống dữ liệu hay cơ sở dữ liệu được sử dụng cho việc chuyển đổi địa chỉ IP và domain name được quản lý bởi công ty cung cấp dịch vụ tên miền. Công ty này sẽ chuyển tiếp yêu cầu truy cập của người dùng đến máy tính nơi mà website đang được lưu trữ. Máy tính này được gọi là Web Server - có thể là phần cứng hoặc phần mềm, hoặc cả hai.

Khi là phần cứng, Web Server được hình dung như là một máy tính thực, có chức năng lưu trữ các thành phần cấu thành một website (HTML, CSS, file ảnh,…) và có thể kết nối được với mạng internet và phân phối thông tin website tới thiết bị của người dùng cuối. Dung lượng lưu trữ của chúng thường rất lớn. 

Việc làm IT phần mềm, Web Server gồm một số thành phần có thể điều khiển cách người dùng web truy cập tới dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ http (http server) – phần mềm biết và hiểu được url và http.

Bất cứ khi nào trình duyệt cần một dữ liệu được lưu trữ trên Web Server, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu thông qua http; khi một yêu cầu tới đúng web server (phần cứng), http server (phần mềm) gửi tài liệu được yêu cầu trở lại, cũng thông qua http.

III. Sự khác nhau giữa website, hosting và domain là gì?

Phần trên chúng ta đã biết được định nghĩa domain là gì? Để phân biệt sự khác nhau giữa website, hosting và doamain, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm website và hosting. Từ đó có thể dễ dàng nhận ra được ddiemr khác nhau giữa 2 thuật ngữ này với domain là gì.

Website là một tập hợp các trang web nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của internet. Một trang web là tập tin html hoặc xhtml có tể truy nhập bằng cách dùng giao thức http. Website có thể được xây dựng từ các tập tin html hay còn gọi là trang mạng tĩnh hoặc vận hành bằng các cms chạy từ các máy chủ hay còn được gọi là trang mạng động. 

Host - Web Hosting có tên gọi chung là Hosting được định nghĩa là không gian trên máy chủ có cài dịch vụ internet như ftp (truyền tệp), www (world web web),..., nơi đó bạn có thể lưu trữ nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail trong các chiến dịch marketing, ftp là vì những máy tính này luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào internet (hay còn được gọi là địa chỉ IP). Nếu bạn truy cập vào internet như cách thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ internet) thì địa chỉ IP trên máy của bạn luôn bị thay đổi, do đó, dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy tính khác trên internet. 

Để hình dung sự khác nhau giữa website - hosting - domain là gì một cách đơn giản thì có thể tưởng tượng như sau: nếu website là một ngôi nhà thì tên miền (domain) chính là địa chỉ ngôi nhà và hosting chính là mảnh đất mà ngôi nhà đó được xây dựng lên. 

IV. Tiêu chí lựa chọn domain là gì?

Tiêu chí lựa chọn domain là gì?

Tiêu chí lựa chọn domain là gì?

1. Tiêu chí lựa chọn domain thông thường

Tên miền được ví như địa chỉ nhà của bạn. Nếu nhà bạn dễ dàng được tìm thấy, dễ dàng được tiếp cận thì khả năng chuyển đổi của website sẽ cao hơn. Vì vậy, để lựa chọn được tên miền đúng đắn và tối ưu thì cần xem xét những tiêu chí khác nhau. Vậy, tiêu chí để lựa chọn domain là gì?

Ngắn gọn và dễ nhớ

Điều đầu tiên để trả lời cho câu hỏi "Tiêu chí lựa chọn domain là gì?" đó là tính ngắn gọn và dễ nhớ. Hãy chọn một tên miền càng ngắn gọn và dễ nhớ thì càng tốt. Thông thường, một doanh nghiệp luôn cố gắng đưa thương hiệu của mình vào domain để tăng nhận diện thương hiệu và thể hiện website của doanh nghiệp. Ví dụ các domain hiện có mà có sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp như: 123job.vn, google.com, 24h.com.vn,...

Không gây nhầm lẫn với các nhãn hiện khác

Thứ hai trong "Tiêu chí lựa chọn domain là gì" nhằm mục đích tránh gây nhầm lẫn. Vậy cách để phân biệt thương hiệu của công ty với đối thủ cạnh tranh thông qua domain là gì? Khi lựa chọn đăng ký tên miền thì không nên lựa chọn tên miền tương tự hoặc dễ gây sự nhầm lẫn với những tên miền/ thương hiệu của đối thủ cạnh tranh, thương hiệu sẵn có trên thị trường. Tuy nhiên, khi trong cùng một doanh nghiệp và cùng một loại sản phẩm, có thể sử dụng domain tương tự nhau nhằm bổ sung cho website chính. 

Hạn chế sử dụng những ký tự đặc biệt trong domain

Thứ ba trong "Tiêu chí lựa chọn domain là gì" đó là hạn chế sử dụng những ký tự đặc biệt như “-, @, #, &, *,...” trong đăng ký tên miền vì chúng gây cản trở trong quá trình đọc địa chỉ của website hoặc khi gõ tìm kiếm. Thay vào đó, hãy cố gắng chỉ sử dụng hệ thống chữ cái và số tự nhiên. 

Sử dụng nhãn hiệu hoặc thương hiệu

Thứ tư, cách để phủ sóng thương hiệu qua domain là gì? Tăng độ nhận diện về thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, công ty là một trong những mục tiêu không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy, những yếu tố nào có thể tác động đến độ nhận diện thương hiệu thì doan nghiệp đều phải thực hiện tối ưu hóa nhất. Website được coi là một cửa hàng diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi trên không gian mạng, do đó, tên miền chứa nhãn hiệu hay thương hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp là một trong những cách để làm phổ biến thương hiệu. 

Đăng ký tên miền dựa trên khách hàng mục tiêu và định hướng website

Với những tệp khách hàng và định hướng khác nhau thì nên chọn domain là gì? Nếu khách hàng của bạn có ở trên toàn thế giới, hãy lựa chọn domain name có đuôi là .com hoặc .net. Nếu bạn muốn nhấn mạnh website này dành cho một quốc gia cụ thể nào đó, hãy lựa chọn tên miền quốc gia tương ứng như .com.vn, .edu.vn,...

2. SEO tốt cần tiêu chí lựa chọn domain là gì?

Trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google (SEO) (hoạt động thuộc lĩnh vực tiếp thị số - digital marketing) thì để có kết quả tốt cần những tiêu chí lựa chọn domain là gì?

Tên miền có phần đuôi phù hợp

Sức mạnh của đuôi domain là gì và chúng có thứ tự từ cao xuống thấp như thế nào? Mọi tên miền quốc tế như .com, .org,... và các tên miền quốc gia như .vn, .com.vn đều được coi như nhau và không có đuôi nào được đánh giá cao hơn trong SEO. Các đuôi tên miền hỗ trợ tốt cho hoạt động SEO theo thứ tự giảm dần là .com, .net, .org, .info. Nếu website của bạn nhắm đến đối tượng là người trong lãnh thổ Việt Nam, hãy sử dụng những đuôi miền là .com.vn, .net.vn,...

Tên miền có chứa từ khóa

Lợi ích khi có tên thương hiệu trong domain là gì? Với những ngành nghề lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt trong SEO như bất động sản, xe hơi, túi xách thì những từ khóa này rất quan trọng. Sẽ tốt hơn nếu tên miền trùng hoặc chứa từ khóa, như vậy, website của bạn có cơ hội cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google. 

Thêm từ khóa phụ

Việc chịn tên miền trừng từ khóa một lĩnh vực nào đó là rất khó vì chúng đều mang tính chung chung và rất nhiều đối thủ cũng làm điều tương tự. Để khắc phục điều này, khi đăng ký domain, người ta thường thêm những từ khóa phụ như tên thương hiệu vào như “24h, hot,...”. 

Ghép thêm địa danh vào tên miền

Một cách để phân biệt địa chỉ doanh nghiệp khác là thêm địa danh vào tên miền. Khi này, nếu khách hàng ở địa danh của bạn tìm kiếm sản phẩm dịch vụ thì khả năng website của bạn được xếp ở vị tri cao lớn hơn. 

V. Làm thế nào để để đăng kí tên miền

Quy trình đăng ký một domain là gì? Thông thường, để sở hữu một doamain thì doanh nghiệp thường trải qua 5 bước cơ bản như sau:

1: Tìm hiểu và lựa chọn nhà đăng ký tên miền đáng tin cậy, có uy tín.

2: Sử dụng công cụ kiểm tra tên miền để kiểm tra sự trùng lặp của domain đó, xem chúng có bị trùng với domain nào đã có trước hay không. 

3: Nếu domain đó chưa được sử dụng thì doanh nghiệp tiến hành chọn tên miền và thanh toán chi phí. 

4: Điền thông tin tên miền.

5: Xác nhận chủ sở hữu tên miền. 

Tin tốt là hiện nay việc đăng ký tên miền rất rẻ (chưa đến 10$ mỗi năm) tùy thuộc vào nhà đăng ký mà bạn lựa chọn và dễ dàng. Họ có thể lồng vào gói dịch vụ của nhà phát triển web, hoặc bạn có thể tự đăng ký một cách dễ dàng. Chỉ cần ngồi vài phút trên mạng là bạn có thể kiểm tra những tên miền chưa được đăng ký, chọn tên miền của mình và đăng ký nó. 

VI. Những lưu ý khi lựa chọn domain là gì?

Những lưu ý khi lựa chọn domain là gì?

Những lưu ý khi lựa chọn domain là gì?

Hầu hết các tên miền hoạt động trên cơ sở “ai đến trước được phục vụ trước”, tuy nhiên, có một số tên miền cụ thể của một quốc gia nào đó, thí dụ như tên miền .ie của Ireland cần phải có các điều kiện đặc biệt trước khi việc đăng ký tên miền được hoàn tất. Vậy những lưu ý nói chung dành cho nhà quản trị marketing hay chủ doanh nghiệp khi lựa chọn domain là gì?

  • Tên miền phải hấp dẫn, dễ nhớ và phù hợp. Chọn một tên miền dễ nhận biết, phù hợp với doanh nghiệp của bạn và dễ nhớ với mọi người.

  • Sử dụng tên miền ở mức cao nhất (TLD - Top Level Domain) của một quốc gia nào đó để thu hút người dùng địa phương. TLD là yếu tố đứng sau dấu “.”

Nếu muốn nhắm đến thị trường khu vực thì nên đăng ký domain là gì? Khi liên quan đến vị trí thì hãy đăng ký tên miền theo đúng vị trí khu vực (ví dụ là .co, .uk hoặc .ie) thay vì tên miền chung chung hơn mang tính quốc tế như .com, .net hoặc .org. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng trên toàn cầu, một tên miền mức cao chung chung sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn. Trong số các tên miền ở mức cao nhất kiểu này, thì .com là tên miền phổ biến nhất và được chấp nhận nhiều nhất, điều này khiến nó trở thành tên miền có giá trị nhất mà bạn có thể có được.

Bạn có thể mua và sở hữu nhiều tên miền khác nhau. Không gì có thể cản bạn việc mua và sở hữu nhiều hơn một miền để hạn chế việc người khác đăng ký chúng. Sau đó, bạn có thể điều hướng các tên miền thứ cấp này đến trang web chính hay website đích của bạn. Một lựa chọn khác là đăng ký tên miền của một quốc gia cụ thể nào đó nhằm cung cấp “sự hiện diện” trực tuyến của bạn ở mỗi quốc gia mà bạn đang tiến hành hoạt động kinh doanh. Sau đó, bạn có thể triển khai một phiên bản website phù hợp theo khu vực đáp ứng cho mỗi tên miền này (lựa chọn được ưa thích hơn), hoặc hướng chúng đến một vị trí đã được khoanh vùng trên website chính của bạn.

Cân nhắc các TLD khác. Hiện nay có rất nhiều tên miền như .mobi, .sport, .insurance,… Biết đâu đấy, một tên miền trong số này có thể là một ý tưởng tuyệt vời cho thương hiệu cụ thể của bạn đang hướng tới, do vậy, hãy thử nghiệm để biết được đuôi domain là gì thì thích hợp nhất.

Từ khóa trong tên miền mang đến rất nhiều những hữu ích. Bạn có thể kết hợp một cụm từ khóa khác vào tên miền. Có rất nhiều ý kiến nhận xét khác nhau về ý nghĩa của việc làm này xét dưới góc độ ảnh hưởng của nó đến nhân diện thương hiệu, xếp hạng công cụ tìm kiếm, nhưng nó có thể giúp cả các công cụ tìm kiếm và người dùng xác lập nội dung website của bạn là gì ngay từ đầu. Do vậy, hãy cân nhắc cẩn thận trước khi đưa them từ khóa khác vào để biết được doain là gì thì phù hợp nhất. 

VII. Kết luận

Để xây dựng được một website hiệu quả khi hoạt động thì bao gồm rất nhiều những yếu tố khác nhau như nội dung, liên kết trỏ về (backlink), cấu trúc website, hình ảnh website, phân bố nội dung website,... và domain cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Trên là những vấn đề cơ bản mà bạn đọc cần biết về chủ đề “Domain là gì”, mong rằng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn thêm những kiến thức bổ ích.