Trong hoạt động kinh doanh, việc dự đoán hay forecast trước về doanh thu hay sản phẩm giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự thay đổi của thị trường. Vậy forecast trong kinh doanh là gì?
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành hàng bán lẻ thì khái niệm Forecast là gì không còn lạ lẫm gì nữa. Có thể bạn từng nghe đến khái niệm Forecast trong thời tiết là dự báo thời tiết thì trong kinh doanh cũng tồn tại khái niệm về Forecasting là gì? Bạn đã từng nghe đến khái niệm Forecasting là gì chưa? Tìm hiểu ngay khái niệm thú vị này trong kinh doanh nhé!
I. Forecasting là gì?
Khái niệm Forecasting là gì chỉ việc dùng thông tin cũng như dữ liệu có sẵn, có thể là trong quá khứ và hiện tại nhằm đưa ra những dự báo về xu hướng có tiềm năng xảy ra trong tương lai. Điều này vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn và phân bổ nguồn lực, tài chính hay lên những kế hoạch cho giai đoạn tới một cách hiệu quả nhất. Và chủ doanh nghiệp hay giám đốc điều hành chính là người chịu trách nhiệm với những Forecast này. Hiện tại, có 3 hình thức Forecasting là gì thường được dùng để dự báo trong kinh doanh:
Forecasting là gì
1. Dự báo tình hình kinh doanh chung (General Business Forecasting)
Khái niệm Forecasting được dùng để đánh giá những điều kiện của thị trường cũng như giá trị của thị trường tiềm năng. Doanh nghiệp thường sẽ cố gắng ước tính được chi phí, doanh thu cũng như lợi nhuận, đôi khi là số nợ phải trả trong tương lai. Họ cũng cố gắng đo lường và đánh giá được xu hướng kinh tế mới và tìm cách xác định vị thế của doanh nghiệp trước sự phát triển của một xu hướng nào đó. Việc dự đoán trong kinh doanh có thể được hình thành dựa trên dữ liệu thu thập hay trực giác và phân tích định tính của người có chuyên môn.
2. Dự báo bán hàng và marketing (Sales & Marketing Forecasting)
Hoạt động bán hàng - sales và marketing là hai nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Nếu như đội ngũ bán hàng tạo ra được doanh số bằng cách kết nối khách hàng tiềm năng thì vai trò của marketing chính là thu hút khách hàng bằng những quảng cáo hấp dẫn. Dự báo trong kinh doanh với hoạt động bán hàng và marketing dược kỳ cần thiết với việc phân bổ lại nguồn nhân lực và ngân sách nội bộ.
Dự báo bán hàng và marketing
3. Dự báo ngân sách (Capital Forecasting)
Dự báo ngân sách cũng có thể hiểu đơn giản là hoạt động lập kế hoạch tài chính cho công ty. Doanh nghiệp luôn phải dự báo ngân sách để dự toán được nguồn doanh thu chính trong tương lai, dựa vào doanh thu bán hàng, hoạt động marketing hay những nguồn thu khác. Dự báo ngân sách giúp doanh nghiệp tối ưu cũng như phân bổ được nguồn lực và quản lý được dòng tiền một cách hiệu quả.
Xem thêm: 15 lý do vì sao cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh
II. Vai trò của dự báo trong kinh doanh
Với một doanh nghiệp thì hoạt động phát triển và đầu tư vào quảng cáo cho sản phẩm cũng như dịch vụ, Forecasting là gì giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý. Khả năng đưa ra những dự báo trong kinh doanh một cách chính xác mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
1. Đảm bảo phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả
Theo forecast là gì, doanh nghiệp phải biết họ có thể tạo ra được doanh số bao nhiêu trong một khoảng thời gian nhất định, vừa để đảm bảo được tình hình kinh doanh ổn định của doanh nghiệp, lại vừa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Nếu làm việc cho một công ty sản xuất thì việc dự báo trong kinh doanh còn giúp xác định được số lượng sản phẩm cần có để bán ra thị tường, tránh tình trạng ảnh hưởng đến vòng quay hàng tồn kho. Nếu là một công ty kinh doanh dịch vụ thì hoạt động dự báo chính xác giúp đảm bảo được nguồn lực cần thiết để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Vai trò của dự báo trong kinh doanh
2. Đảm bảo sử dụng ngân sách hiệu quả
Dự báo trong kinh doanh về doanh số bán hàng cũng như marketing một cách chính xác có thể giúp bạn xác định được doanh thu của mình nhằm thay đổi hay tăng trưởng như thế nào trong một khoảng thời gian nào đó. Từ đó mà mỗi doanh nghiệp cũng có thể xác định được mức chi ngân sách phù hợp và sử dụng dòng tiền cho hợp lý.
3. Giúp nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh
Doanh nghiệp không chỉ thực hiện chiến dịch quảng cáo cho khách hàng mới, mà họ còn tiếp thị với cả tệp khách hàng hiện tại. Việc dự báo trong kinh doanh từ hai nguồn khách hàng giúp doanh nghiệp xác định được vòng đời khách hàng. Đây được coi là một phương pháp vô cùng hiệu quả để đo lường marketing ROI và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hiểu được thói quen cũng như hành vi khách hàng giúp công ty nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh mới. Nhờ có phương pháp Forecast là gì mà những hoạt động triển khai chiến dịch marketing cũng được tiến hành một cách thuận lợi, từ đó điều chỉnh quy mô cũng như phạm vi kinh doanh phù hợp.
Xem thêm: Tổng hợp các bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu
III. Các phương pháp dự báo được sử dụng nhiều nhất
1. Dự báo định tính (Qualitative forecasting)
Khái niệm Qualitative forecasting trong forecast là gì được dùng để dự đoán về tương lai khi những dữ liệu ở hiện tại không quá rõ ràng. Doanh nghiệp có thể áp dụng những phương pháp dự đoán định tính khi không có dữ liệu lịch sử, ví dụ với một sản phẩm hay dịch vụ hoàn toàn mới. Dự báo định tính thường được dùng để đánh giá mức độ tăng trưởng của thị trường mục tiêu trong khi không có đầy đủ những thông tin cần thiết.
Qualitative forecasting và Qualitative Forecasting
2. Dự báo định lượng (Quantitative forecasting)
Quantitative forecasting theo forecasting là gì thường được dùng khi dữ liệu đã đầy đủ và rõ ràng nên hoạt động dự báo bán hàng và marketing, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng phễu bán hàng để theo dõi số liệu để xây dựng mô hình dự báo trong kinh doanh phức hợp dựa vào số liệu của từng giai đoạn trong toàn bộ chu kỳ bán hàng. Công ty cũng có thể dùng dữ liệu này để phân tích xu hướng kinh doanh, hoạt động truyền thông và kết quả có thể đạt được trong tương lai.
3. Mô hình dự báo Casual (Casual modeling)
Một phương pháp dự báo trong kinh doanh được đánh giá là khá phức tạp - Causal modeling, phương pháp này nhằm nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Vừa phức tạp lại được cải tiến liên tục khi công ty hướng tới xây dựng mô hình dự báo chính xác. Dự báo trong kinh doanh về cơ bản là tập hơn của giả định và kết quả dự báo đang lệch giống như kết quả thực tế. Tuy nhiên, mô hình Causal modeling lại có thể khách dự báo
IV. Các bước thực hiện dự báo trong kinh doanh
1. Những bước dự báo trong kinh doanh thường được tuân theo một quy trình cụ thể:
Các bước thực hiện forecast là gì
- Xác định mong muốn
- Thu thập dữ liệu và phân tích sơ bộ
- Lựa chọn mô hình phù hợp
- Phân tích dữ liệu chi tiết và đưa ra dự báo
- Đánh giá hiệu quả mô hình dự báo
Xem thêm: Quy trình lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo cho các doanh nghiệp
V. Cách phân loại forecast là gì?
1. Các phương pháp điều tra:
Trong các hoạt động forecast là gì, phương pháp điều tra gắn với việc phỏng vấn với những đối tượng có liên quan để biết nhận định về các ý định của họ trong tương lai. Ví dụ người ta phỏng vấn người tiêu dùng hay khách hàng về ý định mua hàng có họ trong tương lai, sau đó những nhân viên phân tích dữ liệu sẽ tổng hợp lại số liệu điều tra và đưa ra những dự báo về xu thế phát triển trong thị trường tương lai.
2. Các phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm trong forecast là gì tạo ra những kết quả dự báo nhu cầu về nguồn sản phẩm mới và cải tiến dựa trên hoạt động quan sát phản ứng của đối tượng người tiêu dùng trong các mẫu cố định lớn, nhỏ trong thị trường bán thử.
3. Phương pháp ngoại suy:
Phương pháp này trong forecasting là gì dùng dãy số thời gian về các hiện tượng kinh tế trong quá khứ để phân tích và xác định xu thế phát triển hiện tại, sau đó dựa vào đó để ngoại suy hay dự báo trong tương lai mà không cần phải thực hiện khảo sát mối quan hệ giữa các biến số liên quan trong tương lai. Dãy số thời gian gồm xu thế phát triển dài hạn, biến động chu kỳ mang tính trung hạn và những biến động ngắn hạn mang tính thời vụ, chịu ảnh hưởng của những tác động ngắn hạn.
Cách phân loại forecast là gì
4. Phương pháp các chỉ báo chủ đạo
Phương pháp này thường dùng giá trị hiện tại để dự báo giá trị tương lai của những biến số kinh tế. Ví dụ, người ta coi chỉ báo như kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp cũng như số công trình xây dựng mới để dựa báo giá trị như mức hoạt động kinh tế, nhu cầu về sản phẩm và các chỉ báo này khá hữu ích khi phải dự báo thay đổi trong giá trị của một số biến số liên quan.
5. Phương pháp phân tích đầu vào - đầu ra, phân tích 1-0 hay phân tích liên ngành:
Phương này trong forecast dùng bảng đầu vào và đầu ra hay gọi là bảng cân đối liên ngành, nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa các ngành với nhau và phân tích sự thay đổi trong điều kiện cung cầu ở nhiều ngành ảnh hưởng tới nhu cầu về sản phẩm của một ngành nào đó. Ví dụ như các nhà sản xuất phụ tùng ô tô sẽ dùng phương pháp này để ước tính được nhu cầu tương lai về ô tô cũng như kế hoạch sản xuất.
6. Phương pháp kinh tế lượng
Phương pháp này giúp dự báo giá trị tương lai của biến số kinh tế bằng cách khảo sát các biến số được xem là có liên hệ nhân quả với chúng. Mô hình kinh tế lượng thường sẽ gắn với biến số kinh tế bằng những phương trình để ước lượng về mặt thống kê, sau đó dùng chúng là cơ sở cơ bản để forecast. Khi sử dụng phương pháp này thì người ta phải phân tích để xem những biến số độc lập nào đã tác động trực tiếp tới biến số phụ thuộc cần dự báo.
Xem thêm: Top 3 quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh dẫn đến thành công
VI. Kết luận
Trên thực tế, mọi phương pháp forecast đều chỉ mang tính ước lượng và không đem lại kết quả chính xác 100%. Tuy nhiên khi tiến hành dự báo trong kinh doanh thì doanh nghiệp đều có một mức sai số nhất định. Thực tế, những dự báo mang tính tương đối giúp nhà dự đoán biết được thị trường tương lai để chọn ra phương pháp forecast phù hợp.