Kiểm toán đang là công việc kiểm tra báo cáo tài chính của một tổ chức – như được trình bày ở trong báo cáo hàng năm – bởi nhân viên của tổ chức hay công ty kiểm toán nào đó. Cùng 123job tìm hiểu cách viết mẫu CV kiểm toán chuẩn nhất nhé!

Báo cáo tài chính sẽ bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập hay báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo về lưu chuyển tiền tệ, những chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác nhau. Với bài viết hôm nay, 123job sẽ hướng dẫn các bạn đọc cách viết chi tiết nhất của mẫu CV kiểm toán viên hiện nay với những thông tin cơ bản, những lưu ý quan trọng trong quá trình viết CV nhé.

I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV Kiểm toán

1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân

a. Thông tin cá nhân

Trong nội dung CV xin việc ở bất kỳ vị trí xin việc nào đều có những nội dung cơ bản như thông tin cá nhân. Kiểm toán là một ngành nghề khá hot và được nhiều người quan tâm nên độ mức độ cạnh tranh ứng viên cũng rất cao. Vì vậy, nội dung CV xin việc chính là một trong những tiêu chí giúp ứng viên tạo điểm nhấn với doanh nghiệp.  

Làm sao để doanh nghiệp ghi nhớ họ và tên của một ứng viên, tiêu chí đầu tiên chính là cách trình bày của ứng viên. Họ và tên cần được in đậm với size chữ to hơn những nội dung khác, với vị trí ở đầu trang để doanh nghiệp nhìn vào là có thể ghi nhớ ngay. Bên cạnh đó, đừng quên những thông tin liên lạc như là địa chỉ email và số điện thoại vì đây là cách duy nhất để doanh nghiệp liên lạc hẹn phỏng vấn. 

b. Điểm mạnh, điểm yếu

Điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên cần được chọn lọc nội dung để không mất điểm với nhà tuyển dụng. Nhiều người cho rằng, viết điểm mạnh thì có gì khó, chỉ cần thêm thật nhiều điểm mạnh của bản thân vào là được. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy!

Những vị trí công việc trong ngành kiểm toán như kế toán, thủ quỹ doanh nghiệp cá nhân, chuyên viên tư vấn tài chính sẽ đòi hỏi những điểm mạnh liên quan đến tư duy sáng tạo. Những điểm mạnh khác không liên quan tới tính chất công việc kiểm toán thì không cần thêm vào nội dung CV xin việc. Điểm mạnh của vị trí kiểm toán có thể là mạnh về tư duy hình ảnh, tính năng năng động, hoạt bát,... Nói về điểm yếu thì ứng viên cũng có thể khéo léo thêm vào 1 - 2 điểm yếu đi kèm cách khắc phục để doanh nghiệp thấy được tinh thần cầu tiến và thái độ tích cực trong công việc của bạn. 

2. Mục tiêu nghề nghiệp 

Mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán

Mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV Kiểm toán

Đối với vị trí kiểm toán, ứng viên có nhiều triển vọng phát triển trong thị trường việc làm. Đối với một người làm kiểm toán thì ứng viên có rất nhiều hướng phát triển, ví dụ như là kiểm toán online hay offline, chuyên viên tư vấn tài chính hay kiểm toán viên. Tùy vào định hướng của bản thân mà ứng viên có thể đưa vào mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển. 

  • Mục tiêu ngắn hạn của kiểm toán có thể liên quan đến những kỹ năng chuyên môn về kế toán, kiểm toán online như kỹ năng cao trên nhiều phần mềm tính toán. 

  • Mục tiêu dài hạn liên quan đến định vị giá trị của bản thân, được xem là thế mạnh cũng như điểm khác biệt của bạn so với những ứng viên khác. Tập trung trực tiếp đến kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp tốt để nâng cao năng lực của bản thân và tiến tới vị trí công việc cao hơn. 

3. Quá trình học vấn trong mẫu CV Kiểm toán

Với những vị trí liên quan đến kiểm toán như chuyên viên kế toán, thủ quỹ đòi hỏi học khả năng học hỏi liên tục để có thể tiến bộ và phát triển bản thân nhiều hơn. Hiện tại, trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, có nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc. 

Phần nội dung CV xin việc về quá trình học vấn có thể điền vào những khóa học ngắn hạn và dài hạn, online và offline về những kỹ năng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kiểm toán. Những khóa học ngắn hạn giúp ứng viên vừa có được chứng chỉ vừa có thêm nhiều kiến thức để củng cố thêm điều kiện nền tảng để thăng tiến nhanh hơn. 

4. Kinh nghiệm làm việc nổi bật nhất

Đối với công tác kiểm toán độc lập, các công việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực của các thông tin về báo cáo tài chính sẽ được thực hiện bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp. Chính vì vậy, để hành nghề kiểm toán, các kiểm toán viên cần đáp ứng các kinh nghiệm dưới đây:

  • Yêu cầu về tính độc lập

Độc lập chính là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên, đây được xem là điều kiện cần để đạt được nhiều mục tiêu của kiểm toán. Người sử dụng kết quả kiểm toán là lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức tin tưởng vào những đánh giá của kiểm toán viên bởi tính chất hành nghề độc lập với khả năng về chuyên môn nghiệp vụ.

  • Yêu cầu về tư chất đạo đức

Tư chất đạo đức của kiểm toán là yếu tố quan trọng và để quyết định đối với mọi hoạt động, bởi nhiều tính chất đặc thù sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và dựa vào những kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên. 

  • Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ

Để hành nghề kiểm toán, kiểm toán viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định trong pháp luật như là có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kỹ năng và kinh nghiệm kiểm toán trên 36 tháng trở lên

  • Yêu cầu về hiểu biết pháp luật

Ngoài những yêu cầu kể trên thì việc am hiểu pháp luật và những chính sách về tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm cũng yêu cầu kiểm toán cần nắm rõ

5. Kỹ năng trong mẫu CV Kiểm toán

Xác định rõ những kỹ năng cần thiết giúp các bạn có mục tiêu rõ ràng hơn trong việc rèn luyện cũng như hoàn thiện bản thân. Đặc biệt, trong nghề Kế toán – Kiểm toán, để làm việc một cách để hiệu quả và vươn tới các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn trong tương lai một cách dễ dàng, những kỹ năng sau đây sẽ là trợ thủ đắc lực. 

  • Kỹ năng về quản trị thời gian

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Kỹ năng sử dụng máy tính (như là: Excel)

  • Kỹ năng phân tích logic

  • Khả năng tính toán

II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV Kiểm toán

Khi viết mẫu CV kiểm toán bạn cần lưu ý một vài điểm nổi bật như sau:

- Chọn bố cục và cách sắp xếp thông tin trong mẫu CV kiểm toán sao cho phù hợp với bạn dựa trên mức độ phù hợp trong kinh nghiệm làm việc. 

- Điều gì làm cho mẫu CV kiểm toán của bạn nổi bật nhất và được chú ý? Hãy thể hiện được điều đó trong cv của chính mình.

- Mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV kiểm toán cần phải được viết một cách ngắn gọn, thuyết phục và hiệu quả. 

- Làm thế nào để thuyết phục được nhà tuyển dụng thuê mình khi bản thân chưa có kinh nghiệm? Chính là nhấn mạnh vào giải thưởng, trình độ chuyên môn, và kỹ năng mềm của bạn.

Mặc dù đây chỉ là những lưu ý nhỏ tuy nhiên nó cũng chính là mảnh ghép vô cùng quan trọng không thể thiếu giúp mẫu CV kiểm toán của bạn để lại ấn tượng khó quên hơn từ phía nhà tuyển dụng. Chính vì vậy bạn đừng quên bỏ qua những lưu ý này. Hãy tạo mẫu CV kiểm toán trên 123job ngay nhé!