Cho dù bạn là một Data Analyst đã có nhiều năm kinh nghiệm thì một CV xin việc đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm những cơ hội việc làm mới. Vậy bạn đã biết cách viết mẫu CV Data Analyst chuẩn, chuyên nghiệp, ấn tượng chưa?

Hiện nay ngành dữ liệu thông tin ra trở thành một trong những ngành vô cùng phát triển và hứa hẹn là một trong những ngành bùng nổ trong thị trường việc làm những năm sắp tới. Rất nhiều bạn trẻ đang có xu hướng quan tâm tới các công việc liên quan tới khối ngành này, đặc biệt là Data Analyst. Vậy thì ngành Data Analyst là gì và cách để có thể viết được mẫu CV Data Analyst gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về về mẫu CV Data Analyst nhé.

I. Tìm hiểu về Data Analyst

Data analyst hay còn được gọi với một tên gọi khác là chuyên viên phân tích dữ liệu để làm người có trách nhiệm thu thập và phân tích cũng như xử lý chọn lọc những thông tin để có thể đưa ra được báo cáo hoặc là được dài được đánh giá về một vấn đề nào đó mà Doanh nghiệp gặp phải. 

Hiện nay thì vị trí Data analyst đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với những công ty thuộc hầu hết các lĩnh vực khác nhau. Bởi vì sự phát triển của công nghệ đã đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội để có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về khách hàng và xác định được market target - thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh đối với mình. Do vậy thì nó cũng đặt ra được những thách thức đối với doanh nghiệp trong việc chất lọc và chọn lọc những thông tin có giá trị để có thể đưa ra được thông tin phù hợp với định hướng phát triển mà doanh nghiệp mong muốn

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu CV Data Analyst chuẩn nhất bạn cần phải biết

Tìm hiểu về Data Analyst

Chính vì vậy mà doanh nghiệp thường sẽ rất chú trọng tới việc để có thể tuyển dụng được nhân viên data analyst có nhiều kinh nghiệm, có sự nhạy bén và có sự chủ động đối với sự biến động của thị trường. Đặc biệt trong các khối ngành rất phát triển hiện nay như khối ngành ngân hàng, khối ngành phát triển mạng xã hội, các khối ngành liên quan tới phát triển phần mềm, tư vấn tài chính và chứng khoán, tư vấn về bảo hiểm, công nghệ các ngành sản xuất khác nhau, các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu,.. thì đều cần tới vị trí trí Data analyst. 

Vậy thì làm sao để chúng ta có thể viết được một mẫu CV Data analyst thuyết phục được nhà Tuyển dụng. Cùng tiếp tục theo dõi về phần cách viết mẫu CV Data analyst tới đây.

Xem thêm:Nắm ngay tuyệt chiêu phân biệt Data Analyst và Business Analyst

II. Hướng dẫn cách viết mẫu CV Data analyst

1. Giới thiệu trong mẫu CV Data analyst về bản thân

a. Phần thông tin cá nhân trong mẫu CV Data analyst

Đây là phần khá đơn giản và lại phần mở đầu cho bất kỳ một chiếc mẫu CV Data Analyst nào. Tuy nhiên không phải vì lý do đó mà bạn lại coi thường sự đơn giản này, bởi vì càng đơn giản thì lại càng nhiều bạn dễ mắc lỗi. Đây là phần mà bạn có thể gây ấn tượng ban đầu cho nhà Tuyển dụng để họ biết được rằng bạn là ai và có phải là một ứng viên phù hợp bước đầu đối với ngành nghề Data analyst này hay không. 

  • Những thông tin ở trong phần giới thiệu bản thân của mình thì không có gì khó bao gồm là họ và tên, địa chỉ hiện nay mà bạn đang ở, số điện thoại mà bạn đang sử dụng và địa chỉ email. Sự dễ dàng đối với thông tin về bản thân mình là bởi vì bạn chỉ cần ghi những thông tin cơ bản một cách thành thật. Tuy nhiên thì những yếu tố liên quan với cách trình bày như thế nào cũng là một trong những thứ quan trọng để bạn gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Bạn cần lưu ý như sau:
  • Đối với Họ và tên của mình thì bạn cần phải viết hoa và cùng với đó thì hãy nhấn mạnh bằng cách là bạn có thể in đậm hoặc là sử dụng phông chữ to hơn làm nổi bật thông tin của mình mình
  • Đối với tên email thì bạn nên trình bày một cách chuyên nghiệp bằng cách là là tên của bạn + địa chỉ email. Ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng email công việc riêng nhằm phân loại được email công việc và email cá nhân. Điều này thì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận các thông tin thông báo của nhà tuyển dụng. Đừng đặt những tên email quá trẻ con. Bởi vì nếu thế nhà Tuyển dụng sẽ có thể có cái nhìn không tốt về bạn. Họ sẽ nghĩ rằng bạn là một người không thực sự chỉnh chu trong công việc và như vậy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn ăn tới đánh giá bước đầu của nhà tuyển dụng 
  • Các thông tin khác về số điện thoại và địa chỉ nhà thì nên được trình bày một cách ngắn gọn và dễ hiểu 
  • Đối với phần hình ảnh mà bạn chọn để gắn liền ở trong mẫu CV Data Analyst của mình, các bạn lưu ý rằng cần phải chọn hình ảnh rõ mặt và không photoshop quá đà nhé. Nếu không thì nhà Tuyển dụng sẽ không có thiện cảm lắm đâu 

b. Điểm mạnh, điểm yếu

Về điểm mạnh điểm yếu trong mẫu CV Data Analyst dưới đây cũng là một phần khá quan trọng. Điểm mạnh thì khá dễ dàng các bạn nên ghi những điểm mạnh Thực sự phù hợp đối với công việc data analyst này, không nên quá dài dòng vào những điểm mạnh không liên quan tới công việc. Bởi vì điều đó sẽ không thể giúp bạn gây ấn tượng gì đối với nhà tuyển dụng. Còn về điểm yếu thì đây cũng là một phần khá khó khăn do vậy thì chúng tôi sẽ có những hướng dẫn chi tiết ở phần dưới:

Với điểm mạnh thì bạn nên ghi những điểm mạnh liên quan tới công việc data analyst chẳng hạn như là: có kỹ năng phân tích và quản lý dữ liệu, có kỹ năng tìm kiếm thông tin, có trách nhiệm đối với công việc của mình, có kỹ năng trong việc phân loại và phân tích các nguồn thông tin khác nhau,..

Còn đối với điểm yếu ở trong mẫu CV Data analyst của mình thì các bạn nên ghi những điểm yếu mà bản thân mình thực sự đang mắc phải, cũng như là bạn nên ghi thêm cả phương hướng và cách mà bạn đang giải quyết để khắc phục được điểm yếu đó. Hãy đưa ra điểm yếu của mình một cách thành thật, đừng cố gắng biến điểm yếu trở thành một điểm mạnh của bản thân vì điều đó sẽ khiến nhà Tuyển dụng cảm thấy bạn đang không thành thật. Một ví dụ như bạn có thể nói rằng: “Điểm yếu lớn nhất của em đó chính là em không có kỹ năng giao tiếp tốt đối với mọi người xung quanh. Đó cũng là điều khiến em lo lắng bởi vì em sợ rằng mình không thể thân thiết với đồng nghiệp. Hiện nay thì em đang cố gắng để khắc phục điểm yếu đó bằng cách là đọc nhiều sách hơn về cách làm sao để giao tiếp và cách nói chuyện thu hút người khác. Em cũng đã đến những nơi đông người để có thể nói chuyện với nhiều người hơn. Em hi vọng rằng mình có thể khắc phục được điểm yếu này trong tương lai gần.”

2. Mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV Data Analyst

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ là phần để nhà tuyển dụng có thể định hướng được rằng bạn đang mong muốn phát triển như thế nào đối với công việc data analyst này. Họ sẽ đánh giá rằng bạn có phải là một người cầu tiến trong công việc hay không và những mẫu CV Data Analyst có mục tiêu làm việc cụ thể rõ ràng thì sẽ là những mẫu CV Data Analyst để lại ấn tượng đối với nhà Tuyển dụng. Bởi vì những người thực sự có mục tiêu cụ thể rõ ràng thì mới có thể phát triển và có trách nhiệm trong công việc của mình được. Đối với phần Mục tiêu nghề nghiệp sẽ được chia ra thành hai phần đó chính là mục tiêu trong ngắn hạn và mục tiêu nghề nghiệp của bạn đối với thời gian dài hạn hơn. Vậy thì làm sao để trình bày được phần Mục tiêu nghề nghiệp này các bạn hãy xem ví dụ của chúng tôi:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Mong muốn trở thành một nhân viên phân tích dữ liệu data analytics chuyên nghiệp, được làm việc trong một môi trường phát triển bản thân năng động và và chuyên nghiệp hơn.
  • Mục tiêu dài hạn: cố gắng để bản thân mình được trở thành quản lý của đội ngũ nhân viên data analyst trong vòng từ 3 cho tới 5 năm tới, đóng góp hết sức mình vào sự phát triển của công ty, phân tích được những nguồn dữ liệu lớn và cùng với công ty Phát Triển những dự án lớn trong tương lai.

3. Quá trình học vấn trong mẫu CV Data Analyst

Những thông tin liên quan tới vấn đề học vấn cũng là những thông tin được nhà tuyển dụng quan tâm đối với vị trí data analyst. Bởi vì nhà Tuyển dụng mong muốn ở vị trí này đó chính là kinh nghiệm cũng như là kỹ năng để có thể trở thành một nhân viên, chuyên viên đào tạo Data analysis thì các bạn cần phải có được cho mình những lợi thế liên quan tới quá trình học vấn và Đào tạo. Đối với một quá trình học vấn ở trong mẫu CV Data Analyst các bạn nên ghi một cách đầy đủ và ghi bắt đầu từ trình độ đại học.

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu CV Data Analyst chuẩn nhất bạn cần phải biết

Hướng dẫn cách viết mẫu CV Data analyst

Ngoài ra nếu như bạn đã từng được tham gia vào những khóa học hoặc là có những kinh nghiệm những cuộc thi liên quan tới hệ thống Data analysis thì các bạn cũng có thể ghi vào trong cv xin việc của mình. Đây là một trong những điểm cộng vô cùng lớn và sẽ giúp bạn gây được dấu ấn của mình trong mắt của nhà Tuyển dụng. Đối với những bạn đã từng có kinh nghiệm làm học tập có GPA cao hoặc là có cơ hội tham gia vào những cuộc thi thì sẽ có thể có được sự ưu ái nhất định của nhà tuyển dụng.

4. Kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV Data Analyst

Kinh nghiệm làm việc là một phần vô cùng quan trọng để có thể nói lên được rằng bạn đã từng có những kỷ niệm như thế nào và đã từng làm những việc gì ở trong quá khứ đạt được kết quả là sao đây cũng là một trong những phần có thể thể hiện lên được bạn là một người có kiến thức và có những kinh nghiệm như thế nào. Vậy thì đối với phần kinh nghiệm làm việc này. Bạn hãy chủ động đề cập tới thông tin về những dự án của bản thân mình một cách ngắn gọn mà bạn đã từng tham gia. Điều này thì giúp minh chứng được rằng bạn có thích hợp với vị trí công việc Data analyst này hay không. 

Nếu như bạn đã từng làm việc ở các vị trí liên quan tới Data analysis hoặc các vị trí vị trí có liên quan tương đương thì đây là một trong những lợi thế rất lớn mà nhà Tuyển dụng mong muốn ở ứng viên của mình. Tuy nhiên thì bạn cũng cần phải ghi chúng thật khéo léo. Bạn hãy ghi những công việc thực sự có liên quan tới Data analyst hoặc và cùng với đó hãy ghi những kết quả của những dự án mà bạn đã làm được. Bạn đừng cố gắng nhồi nhét những công việc không liên quan ở trong mẫu CV Data Analyst của mình chẳng hạn như là việc bạn đi làm gia sư hoặc là việc bạn đi làm bán hàng hàng. Bởi vì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ấy rằng bạn không phải là một người biết chọn lọc thông tin và đây là điểm trừ vô cùng lớn đối với khối ngành Data analyst này. 

5. Kỹ năng trong mẫu CV Data analyst

Để có thể trở thành một nhân viên data analyst thì thực sự là không hề đơn giản bởi vì đây là khối ngành nghề đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng trong việc phân tích và truyền đạt các thông tin Dữ liệu. Một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một nhân viên data analyst đó chính là:

  • Kỹ năng trong việc phân tích xử lý thông tin Dữ liệu. 
  • Kỹ năng về toán học để ước lượng đưa ra dự báo.
  • Kỹ năng về việc giao tiếp và truyền đạt thông tin.
  • Sự tỉ mỉ cẩn thận của ứng viên trong việc chú ý đến từng chi tiết để đưa ra được các kết luận sao cho chính xác.
  • Kỹ năng trong việc sử dụng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin.

Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn data analyst thường gặp mới nhất

III. Các lưu ý khi viết mẫu CV Data analyst

Mẫu CV Data analyst chúng tôi trình bày về những thông tin quan trọng ở phía bên trên. Tuy nhiên thì bạn cũng cần phải có một số lưu ý nhất định trong việc Trình bày và viết khi mẫu CV Data Analyst của mình nhằm giúp nó trở nên hoàn hảo hơn: Các bạn bạn nên nên trình bày CV theo phong cách chuẩn của tin học văn phòng 

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu CV Data Analyst chuẩn nhất bạn cần phải biết

Các lưu ý khi viết mẫu CV Data analyst

  • Lưu CV dưới định dạng ảnh PDF để tránh bị lỗi phông và thể hiện được sự chuyên nghiệp 
  • Trình bày CV theo thứ tự logic 
  • Về độ dài của mẫu CV Data Analyst thường sẽ ở trong khoảng một trang giấy A4 là hợp lý nhất
  • Đối với những thông tin nổi bật, hãy cố gắng để có thể để in đậm hoặc mặc khiến nhà tuyển dụng chú ý vào đó.

Xem thêm: Data khách hàng là gì? Khai thác data khách hàng hiệu quả từ CRM

IV. Kết luận

123job.vn hi vọng rằng những thông tin xin việc Data analyst ở trên đã giúp các bạn có thể biết cách viết được mẫu CV Data analyst đạt chuẩn như thế nào nhàm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chúng tôi mong rằng mẫu CV Data analyst của bạn sẽ thuyết phục được những nhà tuyển dụng, đặc biệt là những nhà tuyển dụng khó tính.