ICT là gì? ICT trong ngành công nghệ thông tin có vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về ICT trong bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây để nắm chắc về ngành này nhé!

Hiện nay, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế giới. Vì vậy, nhân sự ICT ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai. Những thông tin hữu ích về ngành công nghệ thông tin ICT, khả năng và cơ hội việc làm cho ngành ICT là gì...  được chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho tất cả những ai có có đam mê với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông có những hiểu biết khái quát về lĩnh vực này. 

I. Khái niệm ICT là gì?

ICT là gì?

ICT là gì?

Nhắc đến công nghệ thông tin, người ta thường nghĩ ngay đến IT (Information Technology) đó là những công việc liên quan đến phần mềm của máy tính, mạng lưới Internet, xử lý dữ liệu,.... nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống Công nghệ thông tin và truyền thông.

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, bạn đọc không thể bỏ qua Công nghệ thông tin ICT. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng ICT là gì?  ICT là viết tắt của Information & Communication Technology) là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho công nghệ thông tin (IT), nhưng thường là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông (đường dây điện thoại và tín hiệu không dây), hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe-nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại. 

ICT bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là các phần mềm cần thiết. Mặt khác, ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải và mạng và các chức năng giám sát.

Ngày nay, để nói về chỉ số ICT người ta thường dùng thuật ngữ đi kèm đó là cụm từ ICT Index. Chỉ số ICT được dùng để đo mức độ phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông, không chỉ vậy, đây còn là chỉ số để đo mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng CNTT và TT trong các lĩnh vực tại các nước.

Các chỉ số ICT theo các cấp độ ở Việt Nam:

1. ICT Index của Tỉnh – Thành: Đây là chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT - TT của Tỉnh – Thành. (Nhóm này gồm 2 chỉ số: hạ tầng và ứng dụng)

2. ICT Index của Bộ – Ngành: Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT - TT của Bộ - Ngành. (ICT bao gồm: hạ tầng và ứng dụng)

3. ICT Index của Doanh nghiệp: Chỉ số về năng lực sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT-TT của Doanh nghiệp. (Chỉ số này gồm 2 nhóm: Kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh)
        
Một số từ viết tắt khác liên quan ICT

  • Information And Communications Technology
  • International Critical Tables
  • In Circuit Test
  • Institute Of Computer Technology – Also Icot
  • Influence Coefficient Tests
  • Information And Communication Technology
  • Insulin Coma Therapy
  • Integrated Concept Team
  • Intramolecular Charge Transfer
  • Information And Communication Technologies
  • Information Communication Technology
  • Idiopathic Copper Toxicosis
  • Ideal Cycle Time
  • Image Composition Tool
  • Isovolumic Contraction Time – Also Ivct

II. Tầm quan trọng của ICT trong các lĩnh vực

Tầm quan trọng của ICT

Tầm quan trọng của ICT

Với xã hội công nghệ phát triển như hiện nay, ICT ngày càng có vai trò ngày càng quan trọng. Không có một lĩnh vực, ngày nghề nào phát triển mà không có sự tham gia của công nghệ thông tin ICT. Đặc biệt là trong các lĩnh vực như sau: quản lý, mở rộng thị trường và tăng cơ tìm kiếm việc làm.

1. Ứng dụng của ICT trong lĩnh vực quản lý

Nếu như trước đây, việc làm quản trị nhân lực mất rất nhiều thời gian và công sức bởi các nhà quản lý cần phải đi đến tận nơi để kiểm tra hoạt động của nhân viên. Ngày nay với sự hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống máy tính, camera giám sát thì các nhà lãnh đạo trong công cuộc quản lý nhân viên trở nên thật dễ dàng. Thông qua phần mềm bạn có thể trực tiếp giám sát nhân viên, theo dõi tiến trình làm việc của nhân viên. Dựa vào những báo cáo Online, các CEO và nhân viên có thể trực tiếp sửa chữa cũng như thay đổi các định hướng trên đó.

ICT trong lĩnh vực quản lý được thể hiện rõ ràng chức năng hơn trong dịch Covid 19: Nếu như trước đây việc họp trực tiếp chiếm đa số nhưng hiện nay, họp trực tuyến đang ngày càng được cân nhắc trong cuộc sống bởi tính đa phương, thuận tiện của nó. Bạn chỉ cần có kết nối Internet thì có thể tham gia bất kỳ cuộc họp nào mà không cần phải lo sợ về các vấn đề về giao thông và môi trường.

2. ICT giúp cho thị trường trở nên sôi động, đa dạng hơn

Trong lĩnh vực kinh doanh ICT ngày càng phát triển hơn nữa lợi thế của nó. Việc mua sắm trở nên vô cùng dễ dàng hơn bởi bạn  không cần đến cửa hàng mà vẫn có có thể mua sắm đồ mình mong muốn và thanh toán online trên các App hay Web mua đồ trực tuyến. 

Việc thị trường ngày càng sôi động hơn do Quốc hội đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử giữa Việt Nam và EU sẽ làm tăng các dự án hạ tầng phục vụ cho sự phát triển thương mại điện tử, giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường EU và ngược lại.

Bên cạnh đó, đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, Việt Nam cho phép đối tác EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một thời gian quá độ. Việc mở cửa cho thị trường viễn thông đối với doanh nghiệp EU sẽ giúp các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh ngay trên sân nhà.

Bên cạnh đó, thị trường giải trí cũng ngày càng sôi động. Hàng nghìn mạng xã hội ra đời phục vụ sự kết nối của con người trên trái đất.Vào năm 2019 thì số người tham gia Facebook là 2,41 tỷ người và tính đến nay thì đã có hơn 3 tỷ người đã sử dụng Facebook. Không chỉ đơn giản là nhằm mục đích tâm sự, giao lưu, kết nối mà nhờ có sự hỗ trợ của nhân sự ICT, bạn còn có thể trải nghiệm được những tiện ích khác: Bạn có thể xem các bộ phim giải trí, nghe nhạc, chơi game trên điện thoại. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn sở hữu trọn bộ tính năng này bằng việc tải các app trên điện thoại.

3. ICT giúp tăng cơ hội tìm kiếm việc làm

Tìm việc làm thật dễ dàng với công nghệ thông tin nhân sự ICT , bởi sự phát triển của các trang web kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng uy tín. Bạn chỉ cần gõ từ khóa công việc cần làm và gõ tìm kiếm thì ngay lập tức có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn kết quả được trả về để bạn cân nhắc lựa chọn bởi thông tin cũng như các chính sách đãi ngộ của công ty được công khai rõ ràng để các ứng viên lựa chọn. 

Tiện ích hơn, ngay trên nền tảng đó bạn có thể tạo CV Online và gửi CV ngay cho nhà tuyển dụng mà không cần mất thời gian mua hồ sơ, gửi hồ sơ đến công ty/ qua đường bưu điện.

III. Ý nghĩa của ICT trong các lĩnh vực là gì?

Ý nghĩa của ICT

Ý nghĩa của ICT

ICT trong các lĩnh vực sẽ ngày càng thay đổi xã hội và phong cách sống của chúng ta trong tương lai. Ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực không thể thiếu đi sự kết nối, tương tác với các thiết bị điện tử việc khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc mở rộng, cải thiện độ hiệu quả, tiếp cận nhu cầu người dùng dễ dàng hơn, góp phần giúp cho các tổ chức/cá nhân đạt được mục đích của mình.

Nổi bật trong lĩnh vực Giáo dục: ICT giúp người học được cảm nhận trực quan hơn bởi các công cụ thực tế ảo. Kho dữ liệu kiến thức được mở đa chiều không giới hạn không gian và thời gian truy cập. Tất cả các học viên dù đang ở đâu cũng có thể truy cập kho tàng tri thức của nhân loại. Trải nghiệm học tập tương tác: Nhiều giáo viên truyền đạt thông tin cho các sinh viên qua bài giảng. ICT cho phép sinh viên truy cập thông tin qua video, podcast và nhiều phương tiện tương tác khác mà nó tạo ra một trải nghiệm học tập hấp dẫn cho các sinh viên. Học tập lấy sinh viên làm trung tâm: Trong một lớp học truyền thống, sinh viên không thể kiểm soát được việc những bài học được xây dựng như thế nào. Qua ICT, sinh viên đã có thể kiểm soát được trải nghiệm học tập của mình. Ngoài ra sinh viên còn có thể quyết định khi nào học, và những nội dung trong bài sẽ được trình bày như thế nào.

Chức năng của ICT đối với sự phát triển của Marketing: Qua nghiên cứu thị trường và các kênh tiếp cận: Hiện nay ICT là một trợ thủ hỗ trợ đắc lực cho dịch vụ tiếp thị người dùng: hầu hết tất cả các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận với khách hàng thông qua các Biểu ngữ quảng cáo, các kênh thương mại điện tử như Lazada Việt Nam, Shopee,... hoặc các trang mạng xã hội như Facebook,....điều này giúp doanh nghiệp một phần gợi nhắc sản phẩm của mình một phần giúp khách hàng có thể dễ dàng trong việc chọn sản phẩm cho mình. Có rất nhiều các công cụ hỗ trợ các marketer trong việc truyền tải thông điệp và nội dung của mình đến với các khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới như: tiếp thị qua dịch vụ viễn thông, website bán hàng, SEO, diễn đàn, blog, quảng cáo trực tuyến, Cộng đồng trực tuyến, Showrooming và liên kết tiếp thị

Ngoài ra, nhân sự ICT còn tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội và có những đóng góp vô cùng to lớn. Mang lại trải nghiệm tích cực cho cả doanh nghiệp và người sử dụng.

IV. Cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin ICT hiện nay như thế nào?

Ngành công nghệ thông tin ICT hiện đang nằm trong Top đầu ngành có thu nhập cao ở nước ta. Trong khi đó nhân lực của ngành công nghệ thông tin và Truyền thông mới chỉ đáp ứng 70% nhu cầu của xã hội:  Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Những con số trên cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực trong ngành CNTT dường như vẫn chưa hề giảm sút. 

Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game… Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí “khát” trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng…

Sau khi học ngành ICT là gì, sau khi ra trường bạn nguồn nhân lực ICT có thể hoạt động ở nhiều vị trí khác nhau:  Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;  Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra; Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính; Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin; Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

V. Kết luận

Kỷ nguyên công nghệ 4.0 đã tạo ra mảnh đất vàng màu mỡ để tạo cơ hội chuyển đổi số hóa vì một Việt Nam hùng cường. Hiện tại, lương trung bình của lập trình viên tại Việt Nam dao động 10 – 25 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, ở phân khúc lập trình web, nhân sự ICT có mức lương 8 – 13 triệu đồng cho lập trình viên front-end và 11 – 15 triệu đồng cho lập trình viên back-end. Trong khi đó, các vị trí quản lý có mức lương cao dao động 30 – 66 triệu đồng và xu hướng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

So với mặt bằng chung, đây là một mức lương khá cao và đầy tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nó cũng cần sự đánh đổi cao về sức khỏe cũng như cần sự nhanh nhạy và sáng tạo nhanh và có tốc độ đào thải khá khốc liệt.

Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp, công ty quốc ngày càng mở rộng tại Việt Nam hướng ra khu vực, thế giới hứa hẹn sự bùng nổ về nhân sự mà ngành ICT là nòng cốt trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Tuy nhiên, trước khi trở thành một kỹ sư công nghệ, bạn cần phải nắm vững khái niệm Công nghệ ICT là gì cũng như những kỹ năng cần thiết để theo đuổi đam mê, nghề nghiệp và ước mơ của mình bạn nhé!