Mẫu báo cáo tài chính là gì? Mục đích của việc lập các mẫu báo cáo tài chính là gì? Đối tượng càn phải nộp báo cáo tài chính bao gồm những ai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nếu bạn làm ở bộ phận kế toán hay là bạn đang đảm nhận vị trí kế toán trưởng trong công ty thì chắc chắn bạn sẽ phải làm mẫu báo cáo tài chính. Vậy mẫu báo cáo tài chính là gì? Mục đích lập mẫu báo cáo tài chính là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin liên quan đến mẫu báo cáo tài chính.

I. CÁCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH 

1. Phần tài sản

cách lập báo cáo tài chính

Cách lập báo cáo tài chính như thế nào?

Khi lập báo cáo tài chính thì phần tài sản này sẽ bao gồm các phần như sau:

- Tiền mặt hoặc các khoản tương đương với tiền mặt:
Đây là phần chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản tiền như: tiền mặt tại quỹ, khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, thậm chí bao gồm cả các khoản tương đương với tiền mặt hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm làm báo cáo .

- Đặc biệt, khi làm báo cáo, nếu có các khoản chi tiêu tương đương giá trị với tiền mặt thì có thể được xếp vào chỉ tiêu này. Các khoản tiền tương đương với tiền có thể bao gồm các khoản như sau: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,...

- Tuy nhiên có một lưu ý đối với các khoản tương đương với các khoản được coi tương đương với tiền là các khoản đấy nếu quá hạn mà vẫn chưa thu hồi được thì bắt buộc phải chuyển sang các chỉ tiêu khác và phải phù hợp với nội dung của từng khoản mục.

- Các kế toán khi làm mẫu báo cáo tài chính thì các khoản mục có thời hạn thu hồi dưới 3 tháng thì có thể được xếp vào khoản tương đương với tiền và các khoản đó phải có khả năng chuyển đổi sang một khoản tiền mặt nhất định và đảm bảo không có rủi ro nào xảy ra khi đổi tiền.

- Đầu tư tài chính:
Đây chính là khoản mục được coi là chỉ tiêu tổng hợp có tác dụng phản ánh tổng giá trị của khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các khoản đầu tư tài chính được phân chia thành các loại như sau:
+ Chứng khoán kinh doanh
+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
+ Sự góp vốn đầu tư vào các đơn vị khác trực thuộc
+ Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính
- Các khoản bắt buộc phải thu: là toàn bộ các khoản thu tại thời điểm báo cáo như: số tiền phải thu của khách hàng, vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp tại các đơn vị khác trực thuộc, tài sản thiếu đang chờ xử lý và các khoản thu khác nữa …

- Tài sản cố định: phản ánh toàn bộ các giá trị còn lại của tài khoản cố định tại thời điểm làm báo cáo. Tài sản cố định bao gồm có nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. 

- Bất động sản đầu tư: phản ánh toàn bộ các giá trị còn lại của các loại đầu tư kinh doanh bất động sản tại thời điểm làm báo cáo. Khoản mục này bao gồm có nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế.

2. Phần nguồn vốn

- Nợ phải trả: đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền nợ phải trả tại thời điểm báo cáo như: nợ phải trả cho người bán, số tiền người mua phải trả trước, thuế hay các khoản phí phải nộp cho nhà nước,...

- Vốn chủ sở hữu: thể hiện tổng số vốn kinh doanh thuộc sở hữu của các cổ đông hay các chủ đầu tư, các thành viên. Vốn chủ sở hữu gồm có các khoản tiền như: vốn góp của chủ sở hữu, số vốn khác của chủ sở hữu, cổ phiếu quỹ, sự chênh lệch tỷ giá hối đoái,... 

II. MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY GỒM CÓ NHỮNG GÌ? 

mẫu báo cáo tài chính của công ty gồm những gì

Mẫu báo cáo tài chính của công ty gồm những gì?

1. Đối với quyết định 48/QĐ-BTC

Theo quyết định 48/QĐ-BTC, mẫu báo cáo tài chính của các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định điểm 3, mục I, phần thứ 3. Các mẫu báo cáo tài chính bắt buộc phải có bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh, báo cáo gửi cho cơ quan thuế, ...

2. Báo cáo không bắt buộc (khuyến khích có)

Ngoài các mẫu báo cáo tài chính bắt buộc phải có thì còn có những mẫu báo cáo tài chính không bắt buộc có nhưng khuyến khích các doanh nghiệp nên làm cả các mẫu báo cáo tài chính này: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hoặc các mẫu báo cáo tài chính chi tiết để có thể phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Báo cáo quy định cho các Hợp tác xã

Mẫu báo cáo tài chính quy định cho các hợp tác xã gồm có các bản báo cáo như sau: bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh

4. Nội dung bảng báo cáo tài chính

Trong một mẫu báo cáo tài chính chuẩn chỉnh sẽ bao gồm các nội dung cơ bản phù hợp với từng loại báo cáo.

- Bảng cân đối kế toán: mẫu báo cáo tài chính này chính là bảng tóm tắt tất cả những gì mà doanh nghiệp đang sở hữu, gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. 

- Báo cáo kết quả kinh doanh: đây là mẫu báo cáo thể hiện tất cả các khoản lỗ lãi của doanh nghiệp trong từng giai đoạn , từng thời kỳ. thông qua báo cáo tài chính kinh doanh người ta có thể nắm bắt được tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm có 2 phần là: báo cáo lãi lỗ và bản thuyết trình. 

5. Tài sản vãng lai 

Hiện tại, tài sản vãng lãi bao gồm các khoản như sau: 
- Tiền mặt tại ngân hàng
- Tiền nợ của khách hàng
- Bán thành phẩm
- Cổ phiếu
- Các khoản trả trước
- Các khoản đầu tư ngắn hạn
- Các khoản nợ vãng lai
- Vốn chủ sở hữu và dự trữ
- Các khoản nợ dài hạn

6. Kỳ lập báo cáo tài chính

Thời gian lập mẫu báo cáo tài chính có thể gồm các kỳ cơ bản sau: 
- Kỳ lập giữa niên độ: gồm có mẫu báo cáo tài chính quý và mẫu báo cáo tài chính bán niên
- Kỳ lập năm
- Các kỳ lập khác: như mẫu báo cáo tài chính theo tuần, theo tháng,...

7. Thời hạn nộp báo cáo

- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài: Các doanh nghiệp mới thành lập thì nộp vào ngày cuối cùng của tháng đầu kinh doanh, còn đối với các doanh nghiệp đã và đang hoạt động thì chỉ cần nộp vào thời kỳ đầu mới kinh doanh. 
- Thời hạn nộp tờ khai thuế khác: Theo tháng, theo quý, theo năm, theo từng lần phát sinh,... 

III. MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH EXCEL THEO QUYẾT ĐỊNH 48 VÀ TT 200 

1. Mục đích lập báo cáo tài chính

Việc làm các mẫu báo cáo bao gồm các mục đích sau đây:
- Thứ nhất là tổng hợp và trình bày các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, các thống kê về tài sản, nguồn vốn của công ty, doanh nghiệp trong từng năm.
- Thứ hai là giúp cung cấp các thông tin tài chính, kinh tế để các cấp trên có thể dựa vào đó để đánh giá kết quả kinh doanh và từ có có thể dự đoán được kết quả kinh doanh trong tương lai là như thế nào. 

2. Đối tượng áp dụng

- Tất cả các doanh nghiệp, các công ty dù lớn hay nhỏ, dù thuộc bất cứ lĩnh vực nào đi nữa, thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng phải có hệ thống các mẫu báo cáo tài chính. Việc lập mẫu báo cáo tài chính đối với các hợp tác xã cũng sẽ đi theo chế độ kế toán này. 

- Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính năm này không áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các công ty TNHH Nhà nước một thành viên, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán và cả hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. 

- Việc lập mẫu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của Bộ Tài chính ban hành và các cấp ngành ban hành. 

3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp TT 200 

Download mẫu bảng cân đối kế toán


bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán

Download mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


Download mẫu báo cáo Lưu chuyển tiền tệ


Download mẫu bản Thuyết minh báo cáo tài chính

bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

4. Trách nhiệm và thời hạn gửi báo cáo tài chính

trách nhiệm thời gian và gửi báo cáo

Trách nhiệm và thời hạn gửi báo cáo tài chính

- Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà thuộc đối tượng áp dụng hệ thống mẫu báo cáo tài chính thì phải lập và tuân thủ thời gian nộp báo cáo tài chính theo đúng yêu cầu của chế độ này.

- Riêng đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần và hợp tác xã thì thời gian nộp sẽ chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày mà năm tài chính kết thúc.

- Thời gian nộp chậm nhất sẽ là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính là dành cho các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

IV. KẾT LUẬN

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan đến mẫu báo cáo tài chính kinh doanh như mẫu báo cáo tài chính kinh doanh là gì, mục đích của việc lập các mẫu báo cáo tài chính kinh doanh. Mong rằng bài viết đã cung cấp được các thông tin hữu ích tới bạn đọc.