Bạn có biết cơ chế một cửa liên thông trong thủ tục hành chính hiện nay là gì không? Có thể thấy rằng đây là hình thức không còn cũ và cũng không quá mới đối với một số người. Hãy cùng với job123.vn tham khảo và tìm hiểu những thông tin mới nhất nhé
Cơ chế một cửa liên thông được phân định rõ ràng những bộ phận tiếp nhận và trả giấy tờ để có thể giải quyết các thủ tục một cách nhanh nhất. Đối với cơ chế này những cán bộ đã và đang được áp dụng nhiều hơn về các trang thiết bị, phần mềm điện tử trong việc thực hiện những giao dịch giúp cho quá trình trở lên hoàn tất hơn bao giờ hết. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về hơn về một cửa liên thông nhé
I. Một cửa liên thông là gì?
Đây là cơ chế được sử dụng khá nhiều và nó đã trở nên phổ biến trong cơ chế quản lý hành chính của nước ta hiện nay. Xét về mặt pháp lý, cơ chế một cửa liên thông có thể hiểu đơn giản là hình thức, phương thức thực hiện hay giải quyết công việc của các cá nhân, tổ chức thông qua những quy trình cải cách hiện đại, nhanh gọn và hoạt động trong cơ quan nhà nước.
Họ có thể áp dụng các cơ chế quản lý này một cách công khai, thực hiện các công việc, hoạt động về hướng dẫn làm các thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, tư vấn và tiếp nhận, đồng thời thực hiện các công việc về trả kết quả được các bộ phận khác có nhiệm vụ và đủ thẩm quyền xử lý, giải quyết vấn đề. Nói đến một cửa liên thông thường là nhắc tới các quy chế. Chúng ta cũng biết cơ chế một cửa hiện nay là một hình thức được cơ quan nhà nước rất chú trọng và quan tâm. Trong thực tế, không còn quá bất ngờ trong việc cơ chế này được áp dụng trong hầu hết hệ thống cơ quan nhà nước, đối với tất cả các đơn vị trực thuộc từ thấp đến cao.
Khái niệm về một cửa liên thông là gì?
Cơ chế một cửa liên thông có thể hiểu là các cách thức giải quyết công việc của các cá nhân, tổ chức làm và thực hiện các hoạt động trong các cơ quan nhà nước, đôi khi là giữa các cơ quan cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau hay những người có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định thực hiện các hoạt động và công việc liên quan đến giải quyết các thủ tục hành chính. Như vậy, với hình thức một cửa liên thông như hiện nay, chúng ta cũng có thể áp dụng nó vào trong các thủ tục phức tạp nhằm giải quyết công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể.
Xem thêm: Tranh chấp lao động là gì? Giảm thiểu tranh chấp lao động có khó?
II. Những quy định mới nhất, chi tiết nhất về cơ chế một cửa liên thông hiện nay.
Nhà nước ta cũng đã ban hành các quy định pháp lý cụ thể về cơ chế một cửa liên thông cho những đơn vị hay doanh nghiệp nhà nước có thể áp dụng. Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên tắc được nhà nước ban hành theo quy định về một cửa liên thông có gì nhé.
1. Nguyên tắc thực hiện
Với cơ chế này, cốt lõi là việc thực hiện theo nguyên tắc lấy sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân là tiêu chuẩn để đảm bảo về chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và những người có thẩm quyền nhiệm vụ trong việc giải quyết các thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước.
- Việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông có thể được thực hiện một cách tập trung và thống nhất.
- Giải quyết thủ tục hành chính phải đảm bảo về tiến độ, nhanh chóng, thực hiện kịp thời, công khai, thuận tiện, hợp lý, công bằng, khách quan, bình đẳng , có sự minh bạch, đảm bảo về pháp lý và cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi có trường hợp xấu xảy ra.
- Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được áp dụng cơ chế một cửa liên thông luôn phải có sự đôn đốc, kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và có sự góp mặt của các cơ quan và đơn vị cụ thể.
- Áp dụng hình thức này nhưng cũng phải đảm bảo về việc không làm phát sinh thêm các chi phí trong quá trình thực hiện về cải cách các thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân
- Phải đảm bảo về việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều khoản, pháp lý quốc tế đã được ký kết khi tổ chức đó gia nhập, áp dụng thực hiện theo hình thức và quy chế này.
Trên đây là 6 nguyên tắc được cần được thực hiện khi áp dụng hình cơ chế một cửa liên thông. Những cơ quan và đơn vị tổ chức khi được áp dụng hình thức này cần phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn và ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin sao cho hợp lý và theo kịp các tiến độ của sự phát triển khoa học của nhà nước hiện nay.
2. Các loại hình liên thông phổ biến hiện nay
2.1. Liên thông giữa cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với nhau
Trong loại hình này, có thể thực hiện liên thông giữa các cơ quan như:
- Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Giữa cơ quan chuyên môn thuộc và trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan ngang cấp trong khu vực huyện với nhau;
- Giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với những cơ quan ngang cấp được đặt tại tỉnh thành nào đó.
2.2. Liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp
- Trong những trường hợp như này thì được thực hiện liên thông giữa các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc những cơ quan đơn vị được đặt ngang cấp trực thuộc huyện.
- Giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện và những đơn vị hay cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Giữa cơ quan hành chính trực thuộc tỉnh và các cơ quan ngang Bộ, cơ quan làm việc và thực hiện các công việc trực thuộc Chính phủ.
Thông thường trong cơ chế một cửa liên thông, hai hình thức này thường diễn ra khá phổ biến và được áp dụng rất nhiều trong hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính. Vậy câu hỏi đặt ra là việc phân chia các hoạt động tùy theo cơ chế một cửa liên thông là gì? Nó có thể giúp các đơn vị, các cơ quan phối hợp và làm việc với nhau một cách nhịp nhàng, hoàn thiện và đúng với tiêu chuẩn đặt ra về sự công nghệ thông tin hiện nay.
Xem thêm: Luật quảng cáo và một số lưu ý khi làm quảng cáo dành cho doanh nghiệp
III. Các bộ phận trong cơ chế một cửa
Cơ chế một cửa được phân định rõ ràng đối với các bộ phận tiếp nhận và trả giấy tờ để có thể giải quyết thủ tục một cách nhanh nhất.
– Đầu tiên là bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ bao gồm những người có nhiệm vụ làm đầu mối để hướng dẫn các cá nhân, tổ chức để làm thủ tục và sẽ bao gồm việc giải đáp thắc mắc, hỗ trợ về mặt thủ tục hồ sơ để khi chuyển đến các cơ quan khác có liên quan và chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
– Sau khi hồ sơ đã được tiếp nhận và giải quyết, xác nhận và ký hoàn thành hồ sơ thì sẽ chuyển tới một bộ phận được gọi là Bộ phận trả hồ sơ. Đối với trường hợp hồ sơ không được xét duyệt, giải quyết thì phải thông báo hướng dẫn cho người nộp về việc bổ sung hoàn thiện hồ sơ và nộp lại.
Hai bộ phận trong quá trình một cửa liên thông trên đây có sự phân công rõ ràng ở giai đoạn đầu và cuối tuy nhiên lại có mối quan hệ đặc biệt bền chặt với nhau về việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đã tạo nên một bước đột phá hoàn toàn mới cho cơ chế.
Với cơ chế này thì trong quá trình phát triển của công nghệ ngày nay, các cán bộ đã và đang được áp dụng nhiều hơn về trang thiết bị, công nghệ thông tin và phần mềm điện tử trong việc thực hiện các giao dịch trên máy tính giúp quá trình trở lên hoàn tất hơn bao giờ hết.
Xem thêm: Độ tuổi lao động được quy định như thế nào? Bao nhiêu tuổi thì được làm việc
IV. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông như thế nào?
Những quy trình áp dụng cơ chế một cửa liên thông cũng không còn quá phức tạp và xa lạ đối với tất cả mọi người. Quy trình có thể thực hiện được theo các công đoạn, trình tự hay thủ tục đơn giản như sau:
Thực hiện cơ chế một cửa liên thông sẽ như nào?
a, Các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu về thủ tục hành chính có thể làm việc và giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Cũng có thể nộp bằng hình thức trực tuyến, tuy nhiên, nộp và làm việc trực tiếp vẫn là các yêu cầu được hầu hết mọi người lựa chọn và tin tưởng.
b, Công chức làm việc và trực tiếp thực hiện xử lý, tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra, nhưng phải tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật ban hành.
c, Sau khi tiếp nhận hồ sơ, các cơ quan lấy ý kiến từ những đơn vị chủ quản, trực tiếp thực hiện phối hợp bằng văn bản, những vấn đề còn chưa rõ có thể hỏi ý kiến của cấp trên, phải nhanh chóng, kịp thời xử lý những thông tin sai lệch trong thời gian theo quy định được đặt ra, hạn chế tối thiểu sự chậm muộn.
d, Với trường hợp việc giải quyết các thủ tục hành chính cần được thực hiện bằng việc giải quyết và trả lại các kết quả đã được xử lý theo yêu cầu một cách nhanh nhất và đúng quy trình.
e, Tiếp nhận những hồ sơ yêu cầu giải quyết các vấn đề của người dân khi đến làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước. Đối với những trường hợp hồ sơ chưa có sự đáp ứng các yêu cầu về điều kiện giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm thông báo, trả lại và nêu rõ những nội dung chưa đủ điều kiện cho người nộp hồ sơ trong thời gian sớm nhất. Còn trường hợp hồ sơ đã quá hạn và không còn thời gian giải quyết, khi áp dụng quy chế một cửa liên thông thì cơ quan phải có trách nhiệm có văn bản gửi và xin lỗi những cá nhân, tổ chức về sự chậm trễ của mình nếu lỗi thuộc về cơ quan đó.
f, Cuối cùng, thực hiện trả kết quả giải quyết hồ sơ cho người dân theo quy định được gia hạn trong thời gian sớm nhất có thể.
Xem thêm: Phụ cấp thâm niên là gì? Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng sau đây
V. Ưu nhược điểm của cơ chế một cửa liên thông
Được hầu hết người dân tin tưởng, áp dụng và tuân theo nhưng cơ chế một cửa liên thông lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể:
1. Ưu điểm
- Phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng trong việc xây dựng và ban hành, thực thi các văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật, bổ sung hoàn thiện thêm những quy định liên quan đến thủ tục hành chính, có nhiều sự đổi mới trong chính sách, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới hiện nay.
- Áp dụng hình thức này có thể làm hiệu quả công việc được giải quyết một cách nhanh gọn, tránh được những thủ tục rườm rà và rắc rối, hạn chế tối đa quá trình hoạt động và không tiêu tốn quá nhiều thời gian.
- Từ hoạt động này có thể làm tiền đề xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hoặc áp dụng các kiến thức để đổi mới về công nghệ thông tin, mang đến những thuận lợi trong khâu quản lý và điều hành của những cá nhân cầm quyền của đất nước. Đồng thời những người đứng đầu sẽ quản lý và thực hiện các công việc của mình một cách dễ dàng hơn.
2. Nhược điểm
Tuy nhiên, khi nhìn bao quát toàn bộ quá trình đất nước áp dụng quy trình một cửa liên thông này, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong hoạt động quản lý và áp dụng.Vấn đề lớn nhất, cần được chú trọng ở đây chính là một số địa phương vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quy chế trong việc thực hiện quy chế một cửa này, họ còn bị ảnh hưởng khá nhiều của các quy chế cũ. Do vậy, việc áp dụng trên toàn quốc còn gặp khá nhiều khó khăn. Việc bố trí và bổ nhiệm các cán bộ phù hợp với từng đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn. Khi áp dụng cơ chế này vẫn còn hiện hữu khá nhiều những sự hời hợt từ các cán bộ của địa phương và thậm chí tại các cơ quan các cấp. Do vậy, chất lượng giải quyết công việc không những đi lên mà còn đi xuống. Bên cạnh đó, xét về mặt pháp lý thì việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một trong những quy định còn thiếu sự quan tâm của nhà nước và các đơn vị có thẩm quyền. Vì vậy, tầm quan trọng và sự cấp thiết cải thiện vấn đề hiện nay trong sự phát triển của cơ chế này còn chưa được quan tâm rõ rệt.
Xem thêm: Mách bạn những kỹ năng cần có khi đi phỏng vấn xin việc trong ngành Luật
VI. Kết luận
Trong cơ chế một cửa liên thông hiện nay, phần nào nó đã giúp việc thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn và hiệu quả hơn nhưng bên cạnh đó thì việc thực hiện còn gặp khá nhiều khó khăn ở một số địa phương. Tuy vậy, một cửa liên thông là gì, nó đã và đang đóng vai trò khá quan trọng trong việc thực hiện các công việc hành chính của đất nước. Vì vậy, chúng ta cần chung tay phát huy nó ngày một phổ biến và hiệu quả hơn.