Ngành dịch vụ là gì? Những đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ là gì? Các ngành dịch vụ có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế? Các ngành dịch vụ phổ biến nhất hiện nay là gì? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Các ngành dịch vụ vẫn luôn có được sự quan tâm đặc biệt và có vị trí đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi ngành dịch vụ sẽ có những cách thức hoạt động riêng biệt và phương thức phát triển khác nhau và có những hướng đi rất riêng so với các ngành kinh tế khác bởi đặc thù của ngành. Vậy ngành dịch vụ là gì? Những đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ là gì? Các ngành dịch vụ có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế? Các ngành dịch vụ phổ biến nhất hiện nay là gì? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Thế nào là ngành dịch vụ?
Ngành dịch vụ là gì?
Ngành dịch vụ là ngành hàng hóa vô hình, nói đến những quá trình vận chuyển hàng hóa vô hình nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Không giống như ngành nông nghiệp hay ngành công nghiệp khói bụi, các ngành dịch vụ được coi là ngành thân thiện, là “ngành công nghiệp không khói”. Các ngành dịch vụ sẽ không làm ảnh hưởng hay gây ra những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường mà các ngành dịch vụ luôn mang đến những giá trị tốt đẹp và có vai trò nhất định trong sự phát triển của nền kinh tế.
Các ngành dịch vụ thường không giống nhau mà chúng sẽ có những đặc điểm riêng nhất định nên người ta sẽ dựa vào những đặc điểm ấy để phân chia ra từng nhóm ngành dịch vụ khác nhau. Hiện tại, có những nhóm các ngành dịch vụ cơ bản sau đây:
- Dịch vụ tiêu dùng: ăn uống, sửa chữa,...
- Dịch vụ công
- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm
Xem thêm: Dịch vụ logistics và những hé lộ về ngành dịch vụ đang phát triển này
II. Đặc điểm ngành dịch vụ
Mặc dù mỗi ngành dịch vụ sẽ có những hình thức phát triển khác nhau, phương thức hoạt động riêng biệt, đem lại những giá trị khác nhau cho nền kinh tế nhưng nhìn chung thì các ngành dịch vụ vẫn có những đặc điểm chung sau đây:
1. Sản phẩm mang tính phi vật chất
Dịch vụ có tính phi vật chất
Đây chính là đặc điểm đặc trưng, giúp nhận diện ra các ngành dịch vụ chính là các ngành dịch vụ luôn mang đến những sản phẩm vô hình hay còn được biết đến là những sản phẩm hàng hóa mang tính phi vật thể. Nếu như các ngành công nghiệp sản xuất có tính chất tạo ra những hàng hóa hữu hình, có thể cầm nắm được như đồ ăn, quần áo, đồ gia dụng,... thì các ngành dịch vụ lại khác. Tuy nhiên, đây lại chính là nét đặc biệt mỗi khi nói đến các ngành dịch vụ.
2. Sản phẩm không đồng nhất
Sản phẩm không đồng nhất
Việc nói đến sự không đồng nhất trong các loại sản phẩm của các ngành dịch vụ chính là muốn nói đến chất lượng của các ngành dịch vụ không giống nhau. Điều này còn phải phụ thuộc đến nơi cung cấp của các ngành dịch vụ ấy nữa cũng như cách thức doanh nghiệp cung cấp các ngành dịch vụ đến khách hàng. Mặc dù chất lượng của các ngành dịch vụ có thể có một tiêu chuẩn chung để đánh giá nhưng về cơ bản chất lượng của các ngành dịch vụ vẫn là khác nhau.
3. Sản xuất và tiêu thụ là quá trình không tách rời
Sản xuất và tiêu thụ phải đi liền với nhau
Nếu như các ngành công nghiệp sản xuất khác thì quá trình sản xuất có thể diễn ra trước và quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra dần dần cho đến khi hết hàng. Quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm không cần diễn ra cùng nhau mà vẫn có thể cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ lại không thể hoạt động theo phương thức như vậy, quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng phải diễn ra đồng thời, cung cấp đến đâu, tiêu thụ đến đó.
4. Không thể chuyển quyền sở hữu và không toàn quyền sở hữu
Quyền sở hữu không của riêng đối tượng nào
Đối tượng mà các ngành dịch vụ hướng đến là mọi đối tượng khách hàng nhưng có một điểm đặc biệt về hàng hóa của các ngành dịch vụ, đó là sản phẩm của các ngành dịch vụ sẽ không có quyền sở hữu cũng như toàn quyền sở hữu của riêng một đối tượng nào cả, đối tượng được quyền sở hữu của dịch vụ ấy chỉ có khách hàng đã mua sản phẩm dịch vụ đó mà thôi.
Xem thêm: Thông tin chi tiết nhất về ngành quản lý nhà nước về an ninh trật tự
III. Vai trò của các ngành dịch vụ
Vai trò của các ngành dịch vụ là gì?
Đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế của đất nước nên vai trò của các ngành dịch vụ là đặc biệt quan trọng. Trước hết, các ngành dịch vụ sẽ giúp thúc đẩy, nâng cao sự phát triển cũng như hỗ trợ các ngành sản xuất khác phát triển, đóng góp chỉ số GDP cho đất nước, giúp nền kinh tế thị trường ổn định, vững chắc hơn. Hay nói cách khác, các ngành dịch vụ đang là một trong những nhân tố giúp kinh tế một đất nước phát triển hơn, đi xa hơn, đem lại sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, các ngành dịch vụ phát triển cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho thị trường việc làm, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho rất nhiều lao động ở nhiều độ tuổi, nâng cao vị thế của một thị trường lao động chất lượng. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ phát triển cũng sẽ giúp khai thác triệt để công dụng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích lịch sử cũng như lợi ích của các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.
Xem thêm: Ngành thiết kế thời trang là gì? Kỹ năng cần có để trở thành nhà thiết kế
IV. Top 10 công việc phổ biến trong ngành dịch vụ
1. Nhà tạo mẫu tóc
Nhà tạo mẫu tóc
Đây là một các ngành dịch vụ thiết yếu nhất của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực thẩm mỹ, thời trang. Để có thể theo đuổi được nghề này thì mọi người cần phải trải qua những khóa đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ thì mới được hành nghề. Đặc biệt, ngành nghề này đòi hỏi người làm phải nắm bắt nhanh các xu hướng mới nhất, các kiểu tóc đang thịnh hành, các kỹ năng làm tóc mới nhất, biết cách tư vấn cho khách hàng để học chọn được kiểu tóc cũng như màu tóc phù hợp nhất. Cho dù là kiểu tóc xoăn, kiểu tóc thắng, kiểu uốn lọn, xoăn sóng,... thì cũng đòi hỏi nhà tạo mẫu tóc phải thuần thục các kỹ năng để cho ra thành quả vừa lòng khách hàng nhất. Hơn nữa, nhà tạo mẫu tóc cũng nên bắt kịp các xu hướng hot trend trên thế giới để theo kịp cái mới.
2. Chuyên gia chăm sóc da
Chuyên gia chăm sóc da
Nhất dáng nhì da, tóc đẹp dáng xinh rồi thì phải chăm sóc làn da, chính vì lý do đó mà các ngành dịch vụ chăm sóc da, thẩm mỹ viện, kinh doanh spa đã ra đời với đối tượng chính là các chị em phụ nữ. Ngoài chăm sóc da thì các chuyên viên cũng sẽ cung cấp các dịch vụ về massage. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng những ai muốn theo đuổi nghề này cũng đều phải cần học những khóa đào tạo nhất định tại các trung tâm hay các trường nghề. Cũng giống như nhà tạo mẫu tóc thì chuyên gia chăm sóc da cũng cần phải cập nhật những xu hướng làm đẹp mới nhất với những công nghệ hiện đại, những sản phẩm chất lượng.
3. Nhân viên phòng tập thể dục
Nhân viên phòng tập thể dục
Cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ nên những nhu cầu về cuộc sống cũng ngày một tăng cao, trong đó có nhu cầu về việc tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Chính vì thế các phòng tập gym xuất hiện ngày càng nhiều với các huấn luyện viên chất lượng về các môn cơ bản như nhảy, yoga, thể hình,... Họ sẽ được đào tạo một cách bài bản về các môn thể dục, các vốn kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực cũng như hiểu biết rõ về lợi ích mà các môn thể dục ấy đem lại.
4. Tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không
Một ngành nghề cũng được xếp vào các công việc phổ biến nhất của các ngành dịch vụ đó chính là tiếp viên hàng không. Muốn trở thành một tiếp viên hàng không thì bạn phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định mà những tiêu chuẩn ấy thường rất cao, trải qua các khóa đào tạo chuyên nghiệp với khoảng thời gian nhất định và các bài kiểm tra gắt gao xem có đạt không thì có thể hành nghề được. Tiếp viên hàng không sẽ là người hướng dẫn hành khách, đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như hướng dẫn cho khách hàng những thủ tục cần thiết trên máy bay. Trải qua yêu cầu đánh giá cao như vậy nên mức lương của một tiếp viên hàng không thường rất cao, tuy nhiên, tiếp viên hàng không sẽ không có ngày nghỉ cố định, thậm chí phải đi làm cả những ngày lễ Tết nữa, thường xuyên phải xa gia đình. Những yêu cầu cơ bản bắt buộc phải đáp ứng của một tiếp viên hàng không chính là bạn phải có bằng tốt nghiệp cấp 3, có ngoại hình, sức khỏe cũng như chứng chỉ ngoại ngữ tiếng anh tốt.
5. Người chia bài sòng bạc
Người chia bài sòng bạc
Các ngành dịch vụ thường rất đa dạng với nhiều nhóm ngành nên các công việc phổ biến trong các ngành dịch vụ thường thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có vị trí nhân viên chia bài tại các sòng bạc. Công việc chính của những người này chính là chủ trì trên bàn chơi, chia bài cho người chơi và là người người quyết định kẻ thắng người thua trong các trận đấu. Tuy nhiên, trước khi được làm việc tại các casino thì nhân viên làm tại sòng bạc sẽ phải trải qua những khóa đào tạo lấy chứng chỉ và bắt buộc phải có những kiến thức cơ bản về các trò chơi trong casino nhưng mức thù lao lại tương đối cao.
6. Nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng chính là vị trí công việc phổ biến nhất trong các ngành dịch vụ. Nhiệm vụ của họ sẽ là phản hồi mọi ý kiến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo khách hàng cảm thấy hài lòng về các sản phẩm và tin tưởng sử dụng chúng. Nhân viên chăm sóc khách hàng cũng là người giải quyết các vấn đề, các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về sản phẩm và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho công ty. Mặc dù, nhân viên chăm sóc khách hàng có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau những điểm chung trong công việc của họ là làm hài lòng tất cả các khách hàng, nâng cao niềm tin của khách hàng đối với công ty, doanh nghiệp.
7. Chuyên gia hỗ trợ về IT
Chuyên gia hỗ trợ về IT
Nói đến chuyên gia hỗ trợ về IT thì chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin, các vấn đề kỹ thuật về chương trình chạy mã hóa hay các vấn đề gặp phải trong ổ cứng, phần mềm. Để có thể theo đuổi được vị trí công việc này thì bạn bắt buộc phải có bằng đại học các chuyên ngành liên quan đến IT. Đặc biệt, mức lương của công việc này vô cùng cao và hấp dẫn nên thu hút rất nhiều bạn trẻ.
8. Nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng
Đây cũng là một vị trí công việc quen thuộc trong các ngành dịch vụ với việc tư vấn bán hàng, báo giá sản phẩm, tư vấn thông tin sản phẩm cho khách hàng có nhu cầu. Nhân viên bán hàng sẽ phải nắm bắt tất cả những thông tin về các loại sản phẩm của công ty cũng như có chiến lược bán hàng giúp đem lại hiệu quả bán hàng cao nhất cho công ty.
Xem thêm: Forwarder là gì? Công việc của forwarder trong ngành dịch vụ Logistic
V. Cần có kỹ năng gì để làm việc trong ngành dịch vụ?
Kỹ năng cần có để làm tốt trong các ngành dịch vụ là gì?
Các ngành dịch vụ đang có chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế của đất nước, là đa dạng có lĩnh vực nghề nghiệp nên chắc chắn muốn làm được trong các ngành dịch vụ thì bạn phải có những kỹ năng làm việc cơ bản. Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, những kiến thức nghề nghiệp thì những người làm trong lĩnh vực dịch vụ cũng cần phải có những kỹ năng mềm nhất định phù hợp với yêu cầu của từng công việc. Dưới đây là những kỹ năng cần phải có nếu muốn làm trong các ngành dịch vụ:
- Kỹ năng giao tiếp để tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng như thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và tin tưởng sử dụng sản phẩm.
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng xử lý tình huống
Nhìn chung, để trở thành một người làm việc chuyên nghiệp trong các ngành dịch vụ thì bạn phải có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định cho bản thân cũng như tìm hiểu thật kỹ về yêu cầu của công việc ấy. Hơn nữa, cũng cần phải có thời gian rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm thì mới có thể làm tốt được công việc trong các ngành dịch vụ hiện nay.
Xem thêm: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có phải là lựa chọn tuyệt vời cho bạn?
VI. Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên thì 123job.vn đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về các ngành dịch vụ như khái niệm, đặc điểm cơ bản của các ngành dịch vụ là gì, ý nghĩa vai trò mà các ngành dịch vụ đem lại như thế nào, top những công việc phổ biến nhất trong các ngành dịch vụ là gì,... Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích sau khi đọc xong bài viết này.