Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe qua hai chữ kinh doanh, vậy bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của kinh doanh là gì? Tại sao lại được nhắc đến thông dụng như ngày nay?

Kinh doanh là gì - thuật ngữ đã quá quen thuộc với tất cả mọi người dù có đang ở trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. Đi đến đâu, mọi người cũng được nghe về kinh doanh, quản trị kinh doanh, ý tưởng kinh doanh hay các ngành nghề kinh doanh hiện tại nhưng trong số đó bao nhiêu người thật sự hiểu kinh doanh là gì

Nghe đến kinh doanh không ai lạ lẫm với nó nên nhiều khi họ cũng chẳng quan tâm kinh doanh là gì hay tại sao phải nghiên cứu hay tìm hiểu về kinh doanh là gì. Nhưng là những người trẻ, bạn không nên bỏ qua những thuật ngữ chuyên ngành như kinh doanh là gì, quản trị kinh doanh học ra làm gì vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định tương lai của bạn. 

I. Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là những hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quy trình kinh doanh sẽ bắt đầu từ việc lêný tưởng kinh doanh, bạn phải biết xu hướng hiện nay khách hàng cần gì để có thể cung cấp chính xác sản phẩm họ cần. Sau khi có sản phẩm, vậy làm sao tạo ra sản phẩm chính là công việc của nhà xưởng sản xuất. Sản xuất tạo ra thành phẩm và phân phối đến những nhà bán lẻ vì họ là những người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng. Tất cả kế hoạch kinh doanh này sẽ tốn chi phí nhưng đồng thời việc bán hàng lại mang lại doanh thu và phần chênh lệch sẽ là lợi nhuận mà doanh nghiệp mang về túi. 

kd

Kinh doanh là gì?

Nếu bạn đã hiểu kinh doanh là gì và muốn kinh doanh thì có thể tìm hiểu hai loại hình sản phẩm: sản phẩm là hàng hóa hữu hình hoặc hàng hóa vô hình như dịch vụ. 

Đặc điểm của các hoạt động kinh doanh là sự vận hành và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hãy đảm bảo doanh nghiệp luôn cập nhật những ý tưởng kinh doanh mới, xu hướng hiện tại, thay đổi sản phẩm hay cập nhật sản phẩm để thích nghi tốt hơn với nền kinh tế thị trường hiện nay.

II. Có những loại hình kinh doanh nào?

Bước đầu nắm bắt được kinh doanh là gì, bạn mới chỉ lên được bậc thang đầu tiên trong hàng ngàn bậc thang về bài học kinh doanh. Bậc thang thứ hai sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các mô hình kinh doanh kết hợp với ngành nghề kinh doanh đang có mặt tại Việt Nam để giúp bạn vẽ đường đi chuẩn xác hơn.

2.1 Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do hai hoặc nhiều bên cùng góp vốn và thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hiệp định ký kết liên doanh hoặc hợp đồng liên doanh. Đây có thể là sự kết hợp của một doanh nghiệp nước ngoài với một doanh nghiệp Việt Nam hay một nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào một doanh nghiệp Việt Nam trên bất cứ ngành nghề kinh doanh nào.

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi bên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm theo phần vốn như đã cam kết sẽ góp vào vốn pháp định. Doanh nghiệp liên doanh vẫn có tư cách pháp nhân tại Việt Nam theo luật pháp quy định và sẽ được cấp giấy phép đầu tư. 

Khi tham gia vào một doanh nghiệp liên doanh, phải đảm bảo được phần vốn pháp định của doanh nghiệp phải đạt tối thiểu 30% vốn đầu tư vào doanh nghiệp. 

kd1

Loại hình kinh doanh là gì

2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được những cá thể ở nước ngoài đầu tư 100% vốn để thành lập tại Việt Nam và được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, tức là họ sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà mình đã đầu tư. 

Nhà đầu tư này có thể là một cá nhân, một tổ chức hay nhiều các nhân, nhiều tổ chức cùng tham gia góp vốn. Khi hoạt động theo hình thức này, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm đưa ra ý tưởng kinh doanh là gì, quản trị kinh doanh là gì để tạo ra định hướng của công ty.

kd7

Hoạt động kinh doanh là gì

Theo luật pháp tại Việt Nam, nhà nước chỉ tham gia vào việc cấp giấy phép đầu tư và theo dõi về hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

2.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ do một tổ chức đứng ra thành lập và làm chủ sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi nguồn vốn bỏ ra.

Cũng như những loại hình kinh doanh trên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, lưu ý là công ty bạn không được phát hành cổ phần. 

2.4 Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là tổ chức được thành lập bởi ít nhất 2 thành viên cùng là chủ sở hữu chung của công ty, cùng tổ chức hoạt động kinh doanh dưới một tên công ty. Không chỉ dừng lại ở 2 thành viên, nếu trong tương lai khi mở rộng doanh nghiệp và thiếu vốn thì công ty hợp danh được quyền kêu gọi vốn. 

Những thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ với những khoản nợ hay tài sản của công ty nhưng thành viên góp vốn sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã đầu tư và không ảnh hưởng đến những tài sản cá nhân khác.

2.5 Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam. 

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu là một cá nhân và chịu toàn bộ trách nhiệm và đưa ra ý tưởng kinh doanh là gì, sản phẩm kinh doanh là gì. Chủ sở hữu sẽ chỉ được thành lập duy nhất một công ty tư nhân và đảm bảo rằng cá nhân này không đứng tên cho bất cứ kinh doanh hộ gia đình hay công ty nào khác. 

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào và cũng sẽ không có tư cách pháp nhân vì tài sản cá nhân không tách biệt hoàn toàn với tài sản công ty.

kd2

Mô hình kinh doanh là gì

2.6 Hợp tác xã

Hình thức kinh doanh này được tổ chức cho những cá nhân hoặc những hộ gia đình có cùng ý tưởng kinh doanh và có nhu cầu cùng góp vốn đề tạo dựng một hợp tác xã. Hợp tác xã này sẽ cùng hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất một sản phẩm nào đó như trồng rau, canh tác nông nghiệp. Việc cùng bắt tay nhau tạo nên một cộng đồng giúp họ gia tăng sức mạnh tập thể để tăng hiệu suất sản xuất và kinh doanh.

2.7 Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Một doanh nghiệp nhà nước được nhà nước đầu tư vốn để thành lập công ty và trực tiếp tham gia vào bộ máy quản lý và chịu mọi trách nhiệm cũng như nhiệm vụ do nhà nước giao. 

Doanh nghiệp nhà nước thường được tổ chức dưới 4 hình thức: Công ty Nhà Nước, Công Ty Cổ phần Nhà Nước, công ty TNHH Một thành viên, Công ty TNHH Hai thành viên.

Hiểu được những đặc điểm của các mô hình kinh doanh là gì sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn.

III. Các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh đang được quan tâm và nhận được nguồn vốn đầu tư không nhỏ. Khi đã có cái nhìn tổng quan về kinh doanh là gì và những loại hình doanh nghiệp, bước tiếp theo là đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà bạn có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.

3.1 Ngành nông nghiệp và khai thác

Ngành nông nghiệp và khai thác đặc biệt phát triển tại những vùng nông thôn hay vùng đồng bằng có hoạt động sản xuất liên quan đến những nguyên liệu thô như nông sản và khoáng sản. Mặt hàng của ngành nông nghiệp và khai thác sẽ bao gồm những loại như thủy sản, động vật, khai thác khoáng sản hay kinh doanh nông sản. 

kd6

Sản phẩm kinh doanh là gì trong nông nghiệp

3.2 Ngành dịch vụ tài chính

Có thể thấy vào những năm gần đây, ngành dịch vụ tài chính đang dần trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Ngành này sẽ bao gồm những hoạt động liên quan đến ngân hàng, công ty bảo hiểm hay công ty tài chính. Việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn giữa bên cần và bên cho vay.

3.3 Ngành thông tin

Trong ngành thông tin thì sản phẩm kinh doanh là gì? Chính là những thông tin được cấp quyền sở hữu trí tuệ mang tính cá nhân. Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là những quyền mà người sở hữu những sản phẩm độc đáo, mới lạ và đăng ký sản phẩm để có thể nhượng lại và bán lại với mục đích kinh tế. Quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng vì hiện tại vấn đề ăn cắp chất xám hay hàng nhái đang tràn lan trên thị trường. 

kd6

Sản phẩm kinh doanh là gì trong ngành thông tin

3.4 Ngành kinh doanh vận tải

Ngành kinh doanh vận tải có liên quan đến dịch vụ logistics, tức chủ sở hữu kinh doanh và thu lợi nhuận thông qua những dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Hợp đồng vận chuyển sẽ được tạo ra để ràng buộc về mặt hàng hóa, địa điểm, hình thức, phương tiện tùy vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

3.5 Ngành kinh doanh dịch vụ

Trước đây, kinh doanh hàng hóa là phổ biến nhất nhưng hiện tại kinh doanh dịch vụ cũng rất thịnh hành, sản phẩm kinh doanh là gì trong ngành dịch vụ? Thay vì sản xuất hàng hoá, chủ sở hữu kinh doanh loại hàng hóa vô hình như dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Kèm theo đó, lợi nhuận của kinh doanh ngành dịch vụ sẽ dựa trên giá trị sức lao động và trải nghiệm của khách hàng.

kd3

Ngành nghề kinh doanh là gì

3.6 Kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản cũng là một ý tưởng kinh doanh không tệ nếu như bạn sở hữu một miếng đất hay một căn nhà. Việc bán hoặc cho thuê tài sản liên quan đến bất động sản liên quan trực tiếp đến ngành kinh doanh bất động sản. 

3.7 Ngành kinh doanh dịch vụ công công cộng

Ngành kinh doanh dịch vụ công được hiểu là những ngành nghề kinh doanh đang được tổ chức để phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Những dịch vụ này bao gồm ngành điện, xử lý chất thải hay nước sinh hoạt hàng tháng. Ngành kinh doanh này được chịu trách nhiệm quản lý của nhà nước.

3.8 Bán lẻ và phân phối

Đây cũng là một trong những ngành nghề kinh doanh vô cùng phổ biến trong thời gian gần đây. Nhà sản xuất sẽ quyết định sản phẩm kinh doanh là gì và sản xuất hàng loạt. Sau đó, hệ thống bán lẻ và phân phối cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng. Khi lựa chọn kinh doanh bán lẻ và phân phối, bạn sẽ thu lợi nhuận từ việc mua hàng hóa từ nhà sản xuất và bán ra cho người tiêu dùng. 

3.9 Ngành sản xuất

Nếu ý tưởng kinh doanh bạn là trở thành chủ sở hữu nhà máy sản xuất thì hãy đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nguồn tài chính vững chắc. Khi mới mở nhà máy sản xuất thì nguồn vốn điều lệ khi mới bắt đầu không nhỏ vì bạn cần đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc, nguyên vật liệu. Nếu nguồn tài chính không đủ mạnh, thì trước khi đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng, nhà máy của bạn đã phải dừng hoạt động vì thiếu vốn.

IV. Quy trình hoạt động của một doanh nghiệp

Việc thành lập một doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại không hề khó, tuy nhiên hiểu được kinh doanh là gì chưa đủ để bạn có thể tham gia kinh doanh ngay lập tức. Vậy nên hãy tìm hiểu từ từ, từng chút thông tin để hình dung rõ hơn về kinh doanh là gì.

4.1 Bước 1. Thành lập doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp, bạn cần đăng ký vốn điều lệ và lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp: Công ty TNHH, Công ty Cá nhân hay Hợp tác xã. Việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất sẽ giúp bạn quản trị kinh doanh hiệu quả hơn. Khi đã nắm được hai yếu tố trên thì hãy đi đăng ký ngành nghề kinh doanh để doanh nghiệp của bạn được pháp luật công nhận. Khi đã trở thành một doanh nghiệp, trong quá trình kinh doanh, bạn có nhiệm vụ phải đóng thuế cho nhà nước. 

4.2 Bước 2. Huy động vốn

Vốn điều lệ kinh doanh là gì? Vốn điều lệ là mức vốn đầu tiên để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, bạn có thể tự đầu tư hoặc kêu gọi góp vốn đầu tư để đạt được mức vốn điều lệ như đã đăng ký. Việc huy động vốn sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về nguồn lực tài chính, tuy nhiên hãy đảm bảo được những người đi cùng bạn có chung mục tiêu và định hướng phát triển.

kd4Huy động vốn kinh doanh là gì

4.3 Bước 3. Cho tài sản vận động

Sau khi đã kêu gọi được nguồn vốn điều lệ đầu tiên, bạn nên cân nhắc để sử dụng nguồn tài chính đó một cách hợp lý. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhà xưởng những thứ đầu tiên phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa. Sau đó, bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh cụ thể để nhập nguyên vật liệu để sản xuất và đặt bao bì để đóng gói sản phẩm. Đây là những bước đầu tiên để tạo ra những sản phẩm đầu tiên thật trọn vẹn đến khách hàng.

4.4 Bước 4. Bán hàng thu tiền

Dựa vào kế hoạch kinh doanh là gì, doanh nghiệp sẽ tạo được một quy trình từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Một mình bạn không đủ sức để phân tán sản phẩm đi khắp nơi trên đất nước nhưng một hệ thống bán lẻ có thể là những cửa hàng đang kinh doanh có thể giúp bạn tăng doanh thu vượt bậc

4.5 Bước 5. Thu hồi công nợ

Khi phân phối hàng hóa cho những nhà phân phối hay những nhà bán lẻ, chủ sở hữu sẽ không thu tiền ngay lập tức vì sản phẩm chưa được bán ra thị trường. Sau một thời gian bán hàng, nhà máy sẽ thu hồi công nợ từ hệ thống phân phối để xoay vòng vốn và tiếp tục sản xuất. Vòng quay này sẽ mãi xoay chuyển như vậy và nếu việc quản trị kinh doanh của bạn tốt thì hệ thống bán lẻ sẽ ngày càng được mở rộng và khách hàng sẽ biết được sản phẩm nhiều hơn. Khi nhu cầu tăng cao thì việc mở rộng kinh doanh, phát triển nhà xưởng, thu hồi vốn ban đầu chỉ còn là vấn đề thời gian.

V. Kết

Sau khi tham khảo những thông tin trên, bạn cũng đã có những cái nhìn bao quát đầu tiên về kinh doanh là gì và những loại hình kinh doanh phổ biến. Tuy nhiên, biết về kinh doanh không có nghĩa rằng bạn sẽ thành công khi bắt đầu kinh doanh. Thị trường là thứ xoay chuyển liên tục, đổi mới không ngừng nếu bạn chưa đủ khả năng tạo được một kế hoạch kinh doanh dài hạn kèm theoý tưởng kinh doanh độc đáo thì cũng nên cân nhắc. Kinh doanh là một ngành nghề có tính cạnh tranh khốc liệt vì ở nền kinh tế thị trường như hiện nay, một sản phẩm có thể có cả ngàn nhà cung cấp, liệu rằng bạn có đủ sức để cạnh tranh?