Ngành hàng không là gì? Những điều cơ bản cần biết về ngành hàng không Việt Nam là gì? Những công việc phổ biến của ngành hàng không Việt Nam là gì? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lĩnh vực hàng không vẫn luôn được xem là một lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Ngành hàng không Việt Nam có rất nhiều hãng hàng không khác nhau, mỗi hãng máy bay sẽ có những hình thức hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh khác nhau với vị trí như tiếp viên hàng không, phi công,... Nhưng nhìn chung ngành hàng không Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc và đóng góp một phần GDP không nhỏ cho nền kinh tế nước ta. Vậy ngành hàng không là gì? Những điều cơ bản cần biết về ngành hàng không Việt Nam là gì? Những công việc phổ biến của ngành hàng không Việt Nam là gì? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không được hiểu là một lĩnh vực kinh tế vận tải có áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với những trang thiết bị, nền công nghệ tiên tiến nhất và mang tính quốc tế rất cao. Hơn nữa, ngành hàng không cũng gắn liền với một đặc thù chính là có tính an toàn và an ninh cao, mọi hoạt động đều phải diễn ra và tuân theo một quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ đã được lên kế hoạch cụ thể trước đó. Đặc biệt, ngành hàng không quốc tế hay ngành hàng không Việt Nam thường có rất nhiều nghề nghiệp, nhiều vị trí công việc đa dạng khác nhau. 

Xem thêm: Ngành an ninh hàng không là gì? Triển vọng việc làm an ninh hàng không?

II. Tìm hiểu về ngành hàng không Việt Nam

1. Khái quát chung

Tìm hiểu về ngành hàng không Việt Nam

Tìm hiểu về ngành hàng không Việt Nam

Ngành hàng không Việt Nam hiện đang được xem là ngành dịch vụ mũi nhọn của nền kinh tế nước ta khi mà tần suất sử dụng các chuyến bay của khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và dày đặc hơn bao giờ hết. Vào giờ cao điểm thì trên bầu trời của các cảng hàng không lớn có thể thấy số lượng máy bay cất cánh và hạ cánh đông nghịt. Theo như số liệu thống kê gần đây nhất của ngành hàng không Việt Nam thì mỗi năm sẽ có khoảng 2 tỷ lượt khách hàng trên các chuyến bay của các hãng hàng không khác nhau, giúp đem lại nguồn thu nhập rất cao cho nền kinh tế Việt Nam, khoảng hơn 200 tỷ đô la mỗi năm. Đây được xem là con số vô cùng ấn tượng của ngành hàng không Việt Nam. 

Trong những năm trở lại đây, ngành hàng không Việt Nam cũng có sự phát triển vượt bậc hơn cả cả về chất lượng lẫn số lượng chuyến bay. Đặc biệt hơn, đó là sự ra đời của rất nhiều hãng hàng không mới, góp một phần không nhỏ vào nền GDP nước nhà. Một ví dụ cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không Việt Nam chính là tần suất các chuyến bay, theo số liệu thống kê của cục hàng không quốc gia thì số lượng chuyến bay trong một ngày tại sân bay Tân Sơn Nhất đã lên đến 900 chuyến bay, tại sân bay Nội Bài thì con số đó rơi vào khoảng gần 800 chuyển một ngày. Đây chính là một con số đáng kinh ngạc của ngành hàng không Việt Nam tại một đất nước còn đang phát triển. Tần suất các chuyến bay nhiều như vậy cũng một phần do nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao đáng kể. Một điều đặc biệt nữa của ngành hàng không Việt Nam chính là mạng hàng không quốc tế của ngành hàng không Việt Nam đã kết nối được với 27 thành phố thuộc nhiều châu lục như châu Á, châu Âu, châu Úc, châu Mỹ. 

Chỉ với những con số trên thì chúng ta cũng thấy được ngành hàng không Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc trên trường quốc tế và chắc chắn trong tương lai gần, ngành hàng không Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.

2. Cơ hội và tiềm năng của ngành hàng không Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của ngành hàng không Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của ngành hàng không Việt Nam

Với tình hình phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì ngành hàng không Việt Nam đang có nhu cầu mở rộng đường hàng không trong những năm sắp tới để đáp ứng được nhu cầu của các chuyến bay phục vụ khách hàng. Đường bay được mở rộng, kết nối được với nhiều quốc gia hơn thì đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm cũng cao hơn với nhiều vị trí công việc đa dạng khác nhau. 

Hiện nay, ngành hàng không Việt Nam đang có những hãng hàng không nổi tiếng lớn như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air,... cùng với nhiều công ty nổi tiếng trong lĩnh vực hàng không như công ty bay dịch vụ dầu khí SFC, công ty bay dịch vụ VASCO, và có rất nhiều hãng hàng không mới sắp ra mắt như Vietravel Airlines,... Ngành hàng không Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 20 cảng hàng không phân bổ đều tại 3 miền đất nước, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, những bạn đam mê ngành hàng không có thể tìm kiếm cho mình một cơ hội việc làm tại sân bay hay các nhà ga sân bay. 

Ngoài ra, những vị trí công việc tại trạm quản lý bay, nơi mà điều hành kiểm soát lịch trình và đường bay cũng là một lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, để làm được tại trung tâm quản lý đường bay thì bạn bắt buộc phải có sự hiểu biết kỹ càng về không lưu cũng như đường bay. Một vài trung tâm quản lý đường bay nổi tiếng của ngành hàng không Việt Nam có thể kể đến như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,...

Sở dĩ ngành hàng không có nhiều cơ hội việc làm như vậy cũng bởi những ưu điểm vượt trội cũng như đặc trưng riêng của ngành vơi những vị tí công việc hấp dẫn như tiếp viên hàng không,... Khi làm trong ngành hàng không Việt Nam thì bạn sẽ được làm việc trong một môi trường năng động, được tiếp xúc với nhiều người đến từ mọi miền tổ quốc, mọi quốc gia. Hơn nữa, các hãng hàng không thường có chế độ đãi ngộ rất cao cho nhân viên và mức thu nhập cũng rất ổn định cho các vị trí phi công, tiếp viên hàng không,... Đặc biệt, ngành hàng không Việt Nam ngày càng phát triển nên cơ hội nghề nghiệp là vô cùng lớn do nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Ngoài ra, việc ngày càng có nhiều hãng hàng không ra mắt cũng giúp tăng cơ hội việc làm lên đáng kể, nhất là vị trí tiếp viên hàng không.

3. Học khối nào mới thi được vào ngành hàng không? 

Học khối nào mới thi được vào ngành hàng không? 

Học khối nào mới thi được vào ngành hàng không? 

Chắc hẳn những ai đam mê hàng không với mong muốn được làm những công việc như tiếp viên hàng không hay phi công thì sẽ quan tâm đến việc đào tạo cũng như thi tuyển ngành hàng không. Vậy ngành hàng không Việt Nam hiện nay đang tuyển sinh những khối ngành nào?

Trả lời cho câu hỏi này thì được biết, ngành hàng không Việt Nam hiện đang tuyển sinh các khối ngành như sau:
- Khối A00: Toán - Lý - Hóa
- Khối A01: Toán - Lý - Anh
- Khối D01: Toán - Văn - Anh
- Khối D90: Toán - Anh - Khoa học tự nhiên

Nhìn qua khối ngành tuyển sinh này thì thấy ngành hàng không Việt Nam có yêu cầu về khả năng ngoại ngữ đặc biệt là đối với các vị trí như tiếp viên hàng không và phi công. Còn đối với các vị trí việc làm thuộc bộ phận kỹ thuật lại có yêu cầu cao về các môn tự nhiên, hiểu biết về chuyên ngành kỹ thuật thì mới làm được tại bộ phận sửa chữa các thiết bị máy bay. Tuy nhiên, hiện trường đào tạo ngành hàng không Việt Nam với vị trí tiếp viên hàng không, phi công,... chưa nhiều nên những ai đam mê làm phi công thường sẽ đi du học để được đào tạo bài bản, sau đó mới quay trở lại Việt Nam và làm việc cho các hãng hàng không quốc gia. 

Còn đối với vị trí tiếp viên hàng không thì ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một ngôi trường đào tạo tiếp viên hàng không chính quy đó là Học viện hàng không với cơ sở được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Học viện hàng không hiện tại chỉ có 4 chuyên ngành chính sau đây:
- Nhóm ngành Quản trị kinh doanh: gồm các ngành như Quản trị kinh doanh Cảng hàng không, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh vận tải hàng không, Quản trị du lịch.
- Công nghệ kỹ thuật điện tử và viễn thông
- Ngành kỹ thuật hàng không
- Ngành quản lý hoạt động bay

Học viện hàng không hiện nay được đánh giá là một trong những ngôi trường danh giá hàng đầu cả nước trong đào tạo tiếp viên hàng không và trong ngành hàng không Việt Nam nói riêng. Trường chính là cái nôi cho ra đời những tiếp viên hàng không giỏi cho những hãng hàng không nổi tiếng trong nước và cả nước ngoài. 

Xem thêm: Ngành kỹ thuật hàng không học gì? Mức lương có cao như "lời đồn"

III. Một số nghề nghiệp trong ngành hàng không 

1. Phi công

Phi công

Phi công

Đây có thể nói là một vị trí công việc quan trọng hàng đầu của ngành hàng không với yêu cầu đào tạo và tuyển chọn gắt gao nhất. Muốn trở thành một phi công chuyên nghiệp thì trước hết bạn sẽ cần phải vượt qua các bài kiểm tra đầu vào về sức khỏe, kiến thức hàng không và khả năng ngoại ngữ, nhất là tiếng anh. Sau khi vượt qua được những bài kiểm tra đầu vào thì bạn sẽ được đào tạo trong một môi trường đặc biệt nghiêm khắc và gắt gao với nhiều bài học cũng những giờ thực hành bay để có thể cầm trong tay tấm bằng lái máy bay chính thức. Công việc chính của một phi công phải làm chính là chuẩn bị lịch trình bay, kiểm tra kỹ càng lịch bay, kiểm tra số lượng hành khách, đảm bảo bồn chứa nhiên liệu phải đầy, các trang thiết bị động cơ hoạt động tốt. Khi máy bay cất cánh, phi công sẽ điều khiển máy bay đến đúng điểm đến theo sự chỉ dẫn của trạm không lưu, đi đúng lịch trình đã vạch ra, đảm bảo an toàn trong suốt chuyến bay. Trong quá trình bay, phi công cần phải cung cấp đến hành khách những thông tin về số hiệu chuyến bay, tình hình thời tiết bên ngoài, lịch trình chuyến bay với các điểm dừng,... 

Những yêu cầu để trở thành một phi công cũng rất cao khi đòi hỏi họ phải có sức khỏe tốt, thị lực tốt, khả năng kết hợp tốt với trạm không lưu và cơ trưởng hoặc cơ phó đi kèm, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng tập trung cao độ trong khoảng thời gian dài. Hơn nữa, phi công cần phải là người có sự bình tình, trách nhiệm và sự tự tin.

2. Huấn luyện viên bay

Huấn luyện viên bay

Huấn luyện viên bay

Khác với phi công, đây là những người hướng dẫn lái máy bay dân dụng, họ sẽ là người hiểu biết về lý thuyết bay cũng như thực hành bay cùng các quy tắc hàng không, các điều kiện thời tiết mà chuyến bay được phép hoạt động. Những yêu cầu để trở thành một huấn luyện bay về cơ bản cũng giống với phi công nhưng đòi hỏi ở họ trách nhiệm cao cả, sự cẩn thận, kiên nhẫn, chín chắn, khả năng tự chủ cao.

3. Nhân viên kiểm soát không lưu

Nhân viên kiểm soát không lưu

Nhân viên kiểm soát không lưu

Nhân viên kiểm soát không lưu chính là những người làm việc tại trạm không lưu của các cảng không hàng, có nhiệm vụ chỉ dẫn đường bay, cảnh báo và tránh những nguy cơ nguy hiểm, va chạm cho các phi công và phối hợp với các hoạt động cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn nếu chẳng may có tai nạn xảy ra.

Ngoài ra, nhân viên kiểm soát không lưu cần phải có sự tập trung cao độ, có khả năng chịu được áp lực công việc, sự phản xạ nhanh chóng, có tinh thần trách nhiệm cao và đặc biệt nhân viên kiểm soát không lưu cần phải có vốn ngoại ngữ tốt, nhất là tiếng anh. 

4. Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không

Có thể nói, tiếp viên hàng không được coi là một công việc rất được nhiều người yêu thích và có đam mê trở thành tiếp viên hàng không. Nhiệm vụ của một tiếp viên hàng không chính là phục vụ hành khách và thành viên phi hành đoàn trên các chuyến bay. Khi một chuyến bay bắt đầu thì một tiếp viên hàng không sẽ phải thực hiện kiểm soát vé, xếp chỗ ngồi, kiểm tra hành lý, hướng dẫn chi tiết lối đi lên xuống cho khách hàng, hướng dẫn hành khách những thủ tục cơ bản trên các chuyến bay, các thiết bị sử dụng nếu xảy ra tình huống nguy cấp. Tiếp viên hàng không cũng phải đảm bảo an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay. Ngoài ra, tiếp viên hàng không cũng sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc ăn uống các bữa ăn trên máy bay cho hành khách,...

Tiếp viên hàng không sẽ phải làm việc chính trên các chuyến bay, với độ cao tương đương với độ cao của các chuyến bay khoảng 10000 mét. Tiếp viên hàng không sẽ làm việc theo ca, không có thời gian làm việc cố định, thời gian làm việc của tiếp viên hàng không sẽ phụ thuộc vào lịch trình của các chuyến bay. Công việc của một tiếp viên hàng không tương đối căng thẳng, vất vả và đặc thù công việc là thường xuyên phải xa nhà. Hơn nữa, thời gian làm việc của tiếp viên hàng không cũng rất áp lực và chịu nhiều vất vả. 

Yêu cầu để trở thành một tiếp viên hàng không cũng khá cao, đòi hỏi sức khỏe tốt, khả năng giao tiếp tốt, sự khéo léo, bình tĩnh, cởi mở, có khả năng chịu được áp lực công việc cao và đặc biệt là biết quản lý điều phối thời gian tốt để có thể làm việc được cho mọi chuyến bay,... Ngoài ra, yêu cầu về tuổi tác, chiều cao, cân nặng, ngoại hình của tiếp viên hàng không sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của từng hãng hàng không. Qua đây, chúng ta có thể thấy tiếp viên hàng không sẽ phải làm việc rất vất vả, có yêu cầu rất cao khi làm việc nên muốn thi tuyển tiếp viên hàng không cần phải rèn luyện rất kỹ càng.

5. Nhân viên cân bằng trọng tải

Nhân viên cân bằng trọng tải

Nhân viên cân bằng trọng tải

Không giống với tiếp viên hàng không, với vị trí công việc này thì nhân viên cân bằng trọng tải là người sẽ tính toán trọng lượng, đảm bảo lượng hàng hóa trên các chuyến bay đúng yêu cầu số lượng. Nhân viên cân bằng trọng tải cũng cần tính toán trọng tải của hành khách, tính toán các bưu kiện trên máy bay, lên kế hoạch chuyên chở hàng hóa, tính toán cách sắp xếp hàng hóa, tính toán nguyên liệu. Để trở thành một nhân viên cân bằng trọng tải thì bạn cũng cần phải có khả năng ngoại ngữ tốt, kỹ năng vi tính toán, khả năng tính toán chính xác và đặc biệt là khả năng tính toán, sắp xếp tốt để quản lý được các bưu kiện hàng hóa.

6. Thủ tục viên

Thủ tục viên

Thủ tục viên

Đây là vị trí công việc có nhiệm vụ yêu cầu kiểm tra hành khách lên máy bay, thực hiện các thủ tục đăng ký hay ký gửi hàng hóa lên máy bay của khách hàng. Muốn trở thành một thủ tục viên tại các cảng hàng không thì cần phải tốt nghiệp THPT, có khả năng giao tiếp tiếng anh tốt như tiếp viên hàng không, thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, và yêu cầu sức khỏe tốt, thính lực tốt. 

7. Kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Đây cũng là một vị trí công việc đặc biệt quan trọng tại các cảng hàng không bên cạnh tiếp viên hàng không và phi công, có nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng các động cơ máy bay, phần thân máy bay, hệ thống cabin, phần cánh máy bay và các thành phần cấu tạo nên một chiếc máy bay. Những kỹ sư bảo dưỡng máy bay sẽ phải làm việc ngay tại sân bay, làm việc trong mọi điều kiện thời tiết với không khí khẩn trương, vội vàng để đảm bảo việc sửa chữa được nhanh nhất và không làm trì trễ các chuyến bay. Tuy nhiên, không giống với tiếp viên hàng không ngành hàng không Việt Nam không có thời gian làm việc cố định, kỹ sư bảo dưỡng máy bay làm việc theo giờ hành chính và chỉ có một vài trường hợp khẩn cấp sẽ làm đêm. 

8. Thợ máy

Thợ máy

Thợ máy

Một vị trí nữa của ngành hàng không Việt Nam chính là thợ máy, là lực lượng chính trong việc bảo trì các động cơ máy bay, đều là những người đạt trình độ kỹ sư hay công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp. Họ sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi hệ thống động cơ, xác định những trục trặc kỹ thuật và tiến hành sửa chữa. Nếu tiếp viên hàng không, phi công làm việc chính trê máy bay thì thợ máy của ngành hàng không Việt Nam sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, hóa chất, làm việc với những chiếc tháng hay giàn giáo đặc biệt nguy hiểm, làm việc ở tư thế cúi trong hàng giờ đồng hồ. Để trở thành một thợ máy ngành hàng không Việt Nam thì yêu cầu sẽ khác với tiếp viên hàng không, đó là cần thể lực tốt, sự am hiểu về máy móc, động cơ,...

Ngoài những vị trí công việc phổ biến như phi công, tiếp viên hàng không thì ngành hàng không Việt Nam hiện nay cũng có nhiều vị trí công việc khác như: 

- Nhân viên chăm sóc khách hàng

- Nhân viên vận chuyển hành lý

- Nhân viên bán vé máy bay

- Nhân viên đóng gói, phân loại hành lý

- Nhân viên bảo vệ cảng hàng không

- Nhân viên cứu hộ cảng hàng không

Xem thêm: Để trở thành tiếp viên hàng không cần những điều kiện gì?

IV. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên thì 123job.vn đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin vô cùng thú vị về ngành hàng không Việt Nam như khái quát chung ngành hàng không Việt Nam, những vị trí công việc phổ biến nhất trong ngành hàng không Việt Nam như tiếp viên hàng không, phi công,... Mong rằng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm được những kiến thức thú vị về ngành hàng không Việt Nam chúng ta.