Account Executive là tâm điểm lớn đối với những người khởi nghiệp, một phần nào giảm đi vấn đề thiếu việc làm. Vậy Account Executive là gì? Cách thức hoạt động? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé
Nghề Account Executive được ví như một làn sóng mới trong top những ngành nghề mang tính chất “chịu áp lực cao”.Công việc này luôn được xoay quanh bởi câu hỏi của các nhà doanh nghiệp, chẳng hạn, Account Executive là gì?,Account Executive có chức năng gì, cách thức hoạt động, và sẽ đạt được những thành tựu gì trong công cuộc phát triển kinh tế của công ty? Những cơ quan, bộ phận nào nào sẽ cần sự xuất hiện của Account Executive? Vậy thì hãy đọc những thông tin mà Maison Office đã ghi chép, đánh giá và đúc kết được những nội dung bên dưới qua quá trình nghiên cứu nhé!
I. Hiểu hơn về account executive
1. Account Executive là gì?
Account Executive là gì? Những đặc điểm của nghề Account Executive
Để trả lời cho câu hỏi Account Executive là gì, nói nôm na, Account Executive là một bộ phận nhân lực của những doanh nghiệp về quản trị kinh doanh. Trong một công, bộ phận bán hàng sau khi thành công giao dịch một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người sử dụng sẽ chuyển giao khách hàng cho các bộ phận như Account Executive. Nhiệm vụ của những Account Executive là tư vấn, giúp đỡ, tạo ra mối quan hệ gần gũi và liên tục quan sát tiến độ cho các khách hàng của chính doanh nghiệp đó.
Đơn giản hơn nữa, vị trí Account Executive được thiết kế để chăm sóc khách hàng và tạo ra mối liên kết giữa khách hàng và công ty. Đối với các hoạt động giới thiệu mặt hàng, quảng bá và kêu gọi mua hàng (Marketing), bộ phận Account Executive là tập hợp một nhóm nhân viên kinh doanh sẽ được phân công giao tiếp, lắng nghe những yêu cầu từ khách hàng.
Như một người trung gian, Account executive thực hiện hoạt động giao thương trực tiếp tới khách hàng, luôn kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo thỏa mãn tuyệt đối tới người giao dịch.
Không như những công ty bình dân, chuyên viên kinh doanh hoạt động trong các tập đoàn thương mại lớn luôn phải giữ một cái đầu lạnh và tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh, họ sẽ không thể xoay chuyển hết được mọi công việc nên từ 1 đến 2 trợ lý sẽ giúp đỡ cho họ trong những mảng công việc khác nhau, nhiệm vụ của những trợ lý này là báo cáo cho những quản lý kinh doanh khác, giám sát tài khoản hoặc giám đốc dịch vụ. Tùy thuộc vào tính chất công việc, thông tin khách hàng hay vùng miền mà account executive phụ trách.
2.Account Executive làm gì?
Luôn xuất hiện những đặc tính khác nhau trong kinh doanh như Quảng bá sản phẩm, Design, hay Quản lý phần mềm, … người thuộc nghề Account Executive có nhiệm vụ nhất định là tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mới, lắng nghe và thực hiện nguyện vọng như cầu cho những khách hàng lâu dài.
Vị trí Account Executive trong công ty là nơi để khách hàng và những nhóm liên quan có thể truyền tin, được tư vấn, tác động tới nhau hằng ngày. Mục đích truyền tin là để thông báo những kế hoạch dự định được lập ra, phân công làm việc, quản lý kinh doanh của dự án, các báo cáo được đưa ra.
Không chỉ vậy, công việc này đòi hỏi quá trình đào tạo vô cùng khắt khe vì những kỹ năng cần thiết đối với một người quản lý kinh doanh là có đầy đủ kiến thức trong mảng kinh doanh mà mình hoạt động,dự đoán được tương lai bằng đôi mắt nhìn xa trông rộng, và kết quả của những bản hợp đồng cam đoan sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm.
3.Account Executive cần những kỹ năng gì?
Một trong những kĩ năng thật sự cần thiết và là tiền đề chính cho công việc này là kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp. Để có thể tương tác và thu về được thái độ tích cực bên phía khách hàng, cần có sự khéo léo trong giao tiếp và dần dần dẫn dắt họ vào thông điệp của công ty một cách hiệu quả, giống như cách mà đối tượng được chỉ định hoàn toàn bị hấp dẫn bởi giới truyền thông .
Ngoài ra, một số kĩ năng mềm thực sự sẽ giúp bạn thành công trong việc thu hút mục tiêu như giúp đỡ tư vấn, chăm sóc khách hàng, đưa ra các chiến lược kế hoạch một cách mềm mỏng, xoay sở các tình huống bất ngờ và lưu ý tới những chi tiết nhỏ nhặt.
Bạn cần phải hiểu những đặc tính trong mảng công việc hiện tại. Ví dụ, nếu bạn là chuyên viên kinh doanh của một công ty mỹ phẩm, những chiến lược kinh doanh hoặc những sản phẩm mới chưa được tung ra thị trường là những thông tin tuyệt mật, và nhiệm vụ của bạn là giữ bí mật những chính sách chưa được thực hiện, giúp công ty hoạt động thương mại cạnh tranh công bằng.
4.“Cấp trên” của Account Executive là ai?
Mỗi công ty đều có một mô hình phân bố chức vụ riêng biệt, ngoài những chức vụ cơ bản, thì những chức vụ trong cùng một mảng kinh doanh khá tương đồng nhau trong những công ty khác nhau nhưng tùy thuộc vào tính chất công việc dẫn đến thứ tự khác nhau.
Người quản lý của Account Executive có thể là một giám sát cấp cao, chuyên viên kinh doanh, người quản lý nhân sự hoặc tổ trưởng của một bộ phận. Ngoại lệ, người hoạt động công việc này sẽ trình bày trực tiếp cho tổng giám đốc, hoặc chức vụ cao hơn.
II.Định hướng nghề nghiệp của Account executive
1.Account Executive
Account Executive: Đây là một vị trí mang tính căn bản cao nhất, hầu hết trong đều xuất hiện trong các công ty quảng cáo thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng. Hoạt động của những chuyên viên kinh doanh là gặp gỡ, trao đổi tư vấn, tiếp quản các dự án về phương diện khách hàng và chăm sóc khách hàng . Khác với những cấp cao hơn, ở cấp bật này nghiêng nhiều hơn ở ngành dịch vụ hơn,
2.Account Manager
Account Manager: cũng là một Account Executive nhưng dày dặn kinh nghiệm và có những thành tựu đóng góp cho công ty từ 2-3 năm. Ở giai đoạn này, các Account Manager sẽ tích lũy và thực hành rất nhiều nhằm hoàn thiện các kỹ năng để hiểu rõ được bản chất của Account management. Với thời gian làm việc theo kỳ là như nhau, các công việc trên chỉ chiếm một phần so với ba phần của toàn bộ công việc của Account manager
3.Account Director
Account Director: đòi hỏi điều kiện để có thể đạt được vị trí này là tính bền bỉ và phong thái chuyên nghiệp để có thể trở thành một Account Director (AD). Không còn dành nhiều thời gian chú trọng chăm sóc khách hàng, như một nhân viên kinh doanh,Account Director sẽ đưa ra những kế hoạch và phân việc cho những Account Executive và những bật thấp hơn.
Trách nhiệm cũng cao hơn, việc xây dựng các mối quan hệ có chọn lọc và phù hợp hơn bằng những bản hợp đồng, nếu có sai sót hoặc trục trặc thì chức vụ này hầu như phải xử lý toàn bộ vấn đề
III.Cơ hội rộng mở với account executive
1.Lương Account Executive – Cơ hội thăng tiến trong ngành Account Executive
Đối với một cá nhân làm việc ở vị trí này phải đảm đương khá nhiều công việc cùng một lúc, đôi khi sẽ là khó khăn khi không quản lý kinh doanh một cách rõ ràng. Đổi lại, lương của một chuyên viên kinh doanh sự hỗ trợ khách hàng sẽ khá cao, trong những năm gần đây, nhiều người khởi nghiệp chọn Account Executive vì nó mang lại tiền trang trải cho chi phí sống khá cao.
Theo nghiên cứu của ngành Marcomms 2016 tại Việt Nam, lương của một Account Executive tính theo trung bình của một ngành Truyền Thông – Quảng cáo xấp xỉ từ 350$ - 500$ chưa tính các khoản khen thưởng vào cuối năm, con số này có thể lớn hơn rất nhiều như 1000$ - 1500%.
Những bật cao hơn như Account Manager và Account Director cũng có những mức lương cao hơn rất nhiều vì kinh nghiệm lâu năm và kĩ năng được mài dũa cũng ổn hơn so với các cấp cấp căn bản
Nếu so với những nghề nghiệp văn phòng khác của những nhân viên kinh doanh, lương của họ cũng xấp xỉ với Account Executive. Điểm khác biệt là, đối với một nhân sự hỗ trợ khách hàng họ có thể thăng cấp và phát triển lên nhiều cấp bật khác nhau trong công ty. Đừng bỏ lỡ một cơ hội nghề nghiệp quý hiếm này nhé nếu bạn đang học hỏi và phát triển về mảng kinh doanh.
2.Làm nghề Account Executive học trường gì, ngành gì?
Đại học Quốc Tế - Một trong những trường Đại học tiên phong trong ngành Kinh Tế
Hầu hết các trường đại học không chuyên sâu quá về một ngành nghề mới mẻ này, vì nó hầu như mới xuất hiện gần đây và liên quan mật thiết với ngành quản trị kinh doanh
Học những ngành mang tính kinh tế để hiểu rõ kiến thức về chiến lược, thông tin là sự lựa chọn đúng đắn. Để trở thành một chuyên viên kinh doanh, bạn có thể tham khảo
- Marketing: những công việc nhằm quảng cáo, nghiên cứu và tìm ra cách thức tương tác với khách hàng, đồng thời tìm ra nhu cầu của họ. Từ đó sẽ có những hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể được chú trọng hơn.
- Quản trị kinh doanh – Business Administration : Khi học , học sinh sinh viên hiểu rõ hơn về những kiến thức chuyên ngành, cách thức tính toán thực tiễn, quản lý và phát triển doanh nghiệp, vận hành trong tầm kiểm soát
Đây chính là những kiến thức cơ sở cho một chuyên viên kinh doanh , họ có đủ kinh nghiệm để hiểu và nghiên cứu về môi trường thị trường, từ đó phát triển cho ngành nghề của minh
3.Tính cách MBTI nào thì có thể trở thành Account Executive
Dựa vào những yêu cầu tính cách MBTI trong nghề (sự năng động , giảo hoạt trong giao tiếp, đảm bảo mọi hoạt động phải theo dự đoán) những người thuộc kiểu tính cách như ESFJ , ESTJ, ISFJ hầu như phù hợp với tính chất trở thành một Account Executive
Hai kiểu tính cách ESFJ và ISFJ với tính nhạy bén có thể xoay sở mọi công việc, ESTJ khả năng giao tiếp khá tốt, quản lý kinh doanh,lên kế hoạch, chiến lược cực kì tốt, phù hợp với Account Executive.
IV.CV account executive - bí quyết ghi điểm trước nhà tuyển dụng
Trước tiên, CV Account Executive là gì? CV Account Executive chính là những nội dung thành tích, bản thân và thông tin về một nhà khởi nghiệp theo đuổi ngành nghề này, họ sẽ nộp bản CV cho các công ty, dựa vào những điều kiện tiên quyết để công ty đó có chấp nhận cho những Account Executive làm việc cho doanh nghiệp họ hay không.
1.Hiểu nhanh về cv account executive
Bản CV – nơi tóm gọn thông tin của người muốn tuyển dụng, có liên quan đến những thông tin cần thiết cho công ty xác định trình độ và quan tâm đến một nhân viên kinh doanh
Trong quá khứ, hình thức tuyển dụng này khá phổ biến, các nhà khởi nghiệp luôn phải đi khắp nơi những công ty họ muốn ứng tuyển, nộp bản hồ sơ, đôi khi phải chờ phỏng vấn và biết ngay thông tin ngay lập tức. Ngược lại, khi thế giới trở nên hiện đại, việc nộp CV cho công ty nhanh hơn bao giờ hết. Việc nộp online có thể giải quyết vấn đề chờ đợi nộp hồ sơ, những nhà ứng tuyển chỉ cần ở nhà và chờ đợi kết quả từ máy tính.
2.Những tác dụng thần kỳ của account executive là gì?
Để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao một CV lại cần thiết với một ứng viên?”, thì những thông tin sau sẽ trả lời cho các bạn : Thứ nhất, quá trình tuyển dụng, tương đối diễn ra mất nhiều thời gian giữa hai bên, CV là nơi chứa đầy đủ thông tin có thể làm đơn giản cho cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Thông qua bản CV này, các nhà tuyển dụng không cần phải hỏi nhiều về thông tin trong buổi phỏng vấn, họ chỉ cần xem thái độ của nhân viên kinh doanh như thế nào, mặc dù họ xác định rõ ràng ai là người trúng tuyển.
Với CV có thông tin, là cơ hội cho những cá nhân khởi nghiệp, họ có thể trình bày điểm mạnh và những thành tựu mà họ có lên CV, gây ấn tượng đầu tiên cho những công ty doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa vào thông tin trên CV ,các nhà tuyển dụng có thể tuyển dụng những vị trí khác
3.Cấu trúc cơ bản của cv account executive
Một bản CV Account Executive mang đa dạng về phần nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra, họ sẽ chia sẻ thông tin cần thiết cho các nhà tuyển dụng. Thông thường, CV sẽ bao gồm
+) Thông tin cá nhân của nhân viên kinh doanh
+) Trình độ đào tạo
+) Mục tiêu vào công ty
+) Kỹ năng
+) Kinh nghiệm, trải nghiệm trong quá khứ
+) thông tin có thể tương tác
V.Cách viết cv account executive 99 % trúng tuyển
Khi một ngành nghề mới ra đời, thu hút không ít sự quan tâm của những người ra trường, sự cạnh tranh nhau là điều không thể tránh khỏi. Vậy, làm sao để có thể thành công thuyết phục một doanh nghiệp tuyển dụng mình cho vị trí Account Executive? Làm sao để thành công trong thời đại này thì đừng quên đọc những mẹo nhỏ bên dưới để tăng năng suất đạt được mục tiêu nhé :
1. Chú ý hình đại diện của cv account executive
Một trong những cách đơn giản nhất để chiếm được sự quan tâm của các nhà tuyển dụng là hình ảnh của bản thân. Bức hình đẹp luôn thu hút và nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với những bức ảnh bình thường. Không được quên những khuôn phép lịch sự nhất định, một bức hình quá phô trương sẽ không ổn mặc dù quan điểm xấu đẹp của cá nhân là khác nhau, không nhất thiết phải thể hiện rõ ràng sự đẹp quá mức. Tuy nhiên, một vẻ ngoài thu hút cũng là một điểm mạnh đối với những chuyên viên kinh doanh, giúp họ tự tin gặp gỡ với bất kỳ ai và điều này có thể ảnh hưởng đến việc làm của họ lâu dài và cả trong tương lai.
Tất cả những thông tin trong CV đều được các bộ phận công ty khai thác triệt để, vì vậy , một tấm hình đẹp cũng nắm giữ sự quan trọng trong việc quyết định của người lựa chọn. Nhờ vào tấm ảnh, họ có thể xem xét sự chỉnh chu trong công việc, vẻ ngoài thể hiện sự chuyên nghiệp đối với vị trí ứng tuyển
2.Làm nổi bật những thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm
Một vài nội dung quan trọng trong bản CV cần được làm nổi bật, dựa vào phương pháp tâm lý, người tuyển dụng khi đọc bản CV có thể gây được ấn tượng. Vì vậy trong một bản CV , cần chú trọng vào những nội dung :
Trình độ học vấn và chuyên môn
Đây là những thông tin căn bản nhất và không bao giờ được phép thiếu sót trong một bản CV xin việc của bất cứ ngành nghề, và là một trong những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng muốn hướng đến. Nhằm mục tiêu xác định rõ ràng, những công ty sẽ chọn lọc ra những vị trí phù hợp dựa vào trình độ của nhân viên kinh doanh đó
Đối với các công ty bình dân, họ sẽ hạ thấp tiêu chuẩn bằng cách tuyển những người thuộc hệ cao đẳng trở lên. Đối với những công ty thương mại lớn, nhu cầu tuyển người tăng cao, họ cần những người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và thuộc hệ đại học trở lên, thậm chí là cao học.
Mục tiêu nghề nghiệp đối với vị trí Account Executive
Ở phần này, tuyệt đối những nhân viên kinh doanh muốn ứng tuyển phải nói theo tư tưởng cá nhân, không được sao chép và nói khá khái quát sẽ không thể hiện được nét riêng biệt của họ.Những nhà tuyển dụng đủ kinh nghiệm để so sánh những bài CV khác nhau và có thể trừ điểm khi phát hiện sự đạo văn
Bí quyết để gây tò mò với các công ty là nên trình bày một cách rõ ràng những kế hoạch trong tương lai của bản thân sẽ thực hiện, thể hiện sự cố gắng và ý chí tiến thủ cho nhà tuyển dụng
Kinh nghiệm thực tế của ứng viên Account Executive
Đây là một trong những cách thể hiện kỹ năng và thực lực của bản thân, nếu có hãy liệt kê chúng vào phần này. Những công việc 6 tháng có thể giúp ích cho bạn thu hút tầm nhìn của các nhà doanh nghiệp. Và những công việc cần có sự liên quan đến nghề mà bạn mong muốn được thực hiện hiện tại như quản lý kinh doanh cho một cơ quan nhỏ lẻ
Đối với những ý cử viên không có kinh nghiệm để trình bày, những thành tích trong quá trình học hành ở đại học và những hoạt động ngoại khóa có thể giúp bạn rất nhiều, ngoài ra việc biết một vốn ngoại ngữ khác cũng giúp bạn rất nhiều trong việc cạnh tranh đối với những đối thủ khác nhé.
Kỹ năng liên quan đến Account Executive mà ứng viên đang có
Đây là một trong những trọng điểm mà người ứng tuyển có thể xác định được việc chuẩn bị cho một công việc của bạn kĩ lưỡng đến mức nào.
Trung thực ,tự tin , tác phong giao tiếp chuyên nghiệp, là những thứ cần có trong công việc mà một công ty mong muốn ở nhà tuyển dụng.
3.Hình thức CV rất quan trọng
Việc chuẩn bị một cảnh quan dễ nhìn cho CV rất dễ gây ấn tượng từ ánh nhìn đầu tiên. Thiết kế một bản CV và phân bố bố cục màu sắc vừa phải là bí quyết không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ cho bạn. Những tính chất sau đây sẽ giúp bạn có một bản CV đẹp hơn :
+) trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không lỗi chính tả
+) Font chữ dễ đọc
+) size chữ vừa đủ, màu sắc đơn giản
+) họa tiết có liên quan tới ngành nghề, sắp xếp hài hòa hợp lý
4.Địa chỉ uy tín tải cv account executive cho ứng viên
Không thiếu những mẫu CV độc đáo được thiết kế sẵn cho mọi người, đôi khi sẽ mua tiền thiết kế. Ngoài ra bạn có thể tìm những trang web có thể giúp bạn tự tạo ra một bản CV cho riêng bản thân bởi vì sự hạn chế, không đúng mong muốn của những CV mẫu có sẵn
Một trong những trang web được nhiều người sử dụng để tạo nên bản thiết kế là timviec365.vn, nơi có hàng nghìn mẫu CV thiết kế có sẵn có thể cho bạn tùy chỉnh để đẹp mắt hơn.
VI.Kết luận
Đối với ngành nghề Account Executive, được coi là những công việc được sự thu hút lớn của những nhà doanh nghiệp lớn nhỏ. Để có thể thành công trong ngành nghề này, cần phải hiểu rõ những tính chất căn bản, ngoài ra cũng cần phải có một đôi mắt nhìn xa trông rộng, nắm bắt những xu hướng của môi trường thương mại. Không chỉ vậy, tìm kiếm được ứng tuyển của một nhân viên kinh doanh khởi nghiệp cũng cần có những kinh nghiệm cần thiết trong việc thu hút các công ty dựa và những năng lực và trình độ có sẵn. Hơn tất cả, tầm quan trọng trong công việc và mục tiêu thăng chức để phát triển hoạt động của doanh nghiệp là điều cần thiết trong mục tiêu trở thành một Account Executive chuyên nghiệp.